II. Dự báo biến động môi trường huyện Thuỷ Nguyên do thực hiện quy hoạch kinh tế-xã hội thời kỳ 2003-2010.
3 trong nước ngầm khi bón 200 kgN/ha/năm và lượng mưa lớn hơn 00 mm/năm
2.4. Dự báo giảm đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái đặc trưng.
Đến năm 2010 diện tích rừng tự nhiên hiện còn ở Hải Phòng nói chung, cũng như Thuỷ Nguyên nói riêng sẽ được giữ ổn định, nhưng cần cảnh báo về sự thất thoát nguồn gen đa dạng dinh học và tài nguyên sinh vật, mất cân bằng sinh thái có thể xảy ra dưới sức Ðp của các hoạt động phát triển.
+Hệ sinh thái đồng ruộng :
_Mất dần các giống ngô, lúa thuần chủng, năng suất thấp. Tăng dần các giống lúa, ngô lai có năng suất cao.
_Đa dạng các loại cây ăn quả giảm, chỉ còn một số giống cây có năng suất cao, chât lượng tốt.
_Mất dần các loài động vật hoang dã có lợi nh Õch, nhái, chim nước, chim ăn côn trùng, các loại chim di cư đến trú đông giảm dần.
_Mất dần các loại côn trung có lợi trong đấu tranh sinh học và các loài khác có giá trị kinh tế.
_Mật độ cá thể các loài chuột gây hại cho mùa màng ngày càng gia tăng. _Tăng dần số lượng và mật độ côn trùng kháng hóa chất BVTV.
+Hệ sinh thái sông hồ và các thuỷ vực.
_Mất dần các loài cá tự nhiên trên đồng ruộng ao hồ, sản lượng cá tự nhiên trên các sông giảm do đánh bắt quá mức.
_Số lượng các loài cá nuôi sẽ giảm do việc nhập nội các giống cá. Tuy nhiên, sản lượng cá nuôi cũng sẽ giảm do ô nhiễm môi trường nước ngày càng làm cá chậm phát triển, mang nhiều bệnh tật.
+Hệ sinh thái rừng ngậm mặn và bãi bồi cửa sông. Diện tích rừng ngậm mặn giảm kéo theo sự giảm sút về số loài và số lượng cá thể trong mỗi loài chim di cư. Xu thế diễn biến theo mô hình : rừng ngập mặn →ao nuôi tôm
→ ruộng cói →ruộng lúa→ khu dân cư.
Huyện Thuỷ Nguyên có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, trở thành một huyện giàu mạnh của thành phố Hải Phòng nếu có những đường lối, phương án phát triển đúng đắn.
Thực hiện phát triển kinh tế – xã hội theo quy hoạch kinh tế – xã hội dựa trên khai thác những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, dân số và nguồn lao động là một việc làm đúng đắn. Bản quy hoạch kinh tế – xã hội của huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2010 là một bản quy hoạch rất có giá trị, đã đề ra những mục tiêu và định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế huyện cũng như các ngành nghề cụ thể.
Thực hiện theo quy hoạch phát triển sẽ đem lại sự tăng trưởng kinh tế nói chung, sự phát triển của các ngành nghề nói riêng, đồng thời nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, bản quy hoạch chỉ đề cập một cách cụ thể đến phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, còn lĩnh vực môi trường chỉ được đề cập một cách chung chung. Bản quy hoạch chỉ mới tính toán các phương án phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội mà không đưa ra các phương án cụ thể cũng nh nhu cầu vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường. Chính vì vậy trong quá trình phát triển, nhất là khi vốn đầu tư thực tế không đáp ứng đủ nhu cầu vấn đề bảo vệ môi trường sẽ dễ dàng bị bỏ qua. Việc không quan tâm một cách phù hợp đến môi trường sẽ dẫn đến khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Việc này sẽ dẫn đến nền kinh tế càng phát triển môi trường càng bị suy thoái mạnh. Các tác động đến môi trường của hoạt động phát triển kinh tế – xã hội sẽ tác động ngược trở lại đến hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
Qua phân tích, đáng giá và dự báo cho thấy cần phải lồng ghép quy hoạch môi trường vào quy hoạch kinh tế – xã hội của huyện là một việc làm hết sức cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững lâu dài. Nếu không quan tâm, đầu
tư cho bảo vệ môi trường sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế – xã hội không cao, không bền vững lâu dài.
KIẾN NGHỊ
1. Kinh nghiệp quốc tế cho thấy, việc giải quyết mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa môi trường và phát triển đòi hỏi áp dụng những chiến lược có hiệu quả về quy hoạch và quản lý môi trường thay vì phải giảm bớt tốc độ tăng trưởng. Tức là, những mục tiêu môi trường và phát triển có thể bổ trợ nhau khi những mục tiêu này trở thành những yếu tố được lồng ghép hoàn toàn trong mét quy hoạch phát triển tổng hợp. Bản quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Thuỷ Nguyên đến năm 2010 cần bổ sung quy hoạch môi trường. Để làm rõ sự cần thiết phải quan tâm đến môi trường cần nghiên cứu, phân tích hiện trạng môi trường hiện tại, những tác động của quá trình phát triển kinh tế đã diễn ra cũng như dự báo các tác động tiếp theo đến môi trường của phát triển kinh tế. Nên có thêm phần đánh giá tác động môi trường nếu không có các biện pháp đầu tư cho môi trường, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường khi có đầu tư cho môi trường cũng như hiệu quả của các khoản kinh phí đầu tư cho môi trường để các cán bộ quản lý của huyện Thuỷ Nguyên nhận diện được vấn đề.
2. Các nhà quy hoạch cần xây dựng các phương án cụ thể, chi tiết hơn cho hoạt động bảo vệ môi trường để tiến hành đồng thời với quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Để hoạt động bảo vệ môi trường có thể thiết thực và đi vào thực tế thì bản quy hoạch không những chỉ đề xuất các hoạt động mà phải tính toán đầy đủ chi phí và lợi Ých của việc tiến hành quy hoạch môi trường đồng thời với quy hoạch kinh tế – xã hội. Qua đó cũng thuyết phục được sự ủng hộ của các nhà quản lý tại địa phương.
3. Để bảo vệ môi trường cần tiến hành các biện pháp cụ thể nh:
♦ Khôi phục rừng ngập mặn, thực hiện trồng rừng trên các vùng đất trống đồi núi trọc.
♦ Giải quyết sức Ðp về việc làm cũng là một biện pháp góp phần bảo vệ môi trường gián tiếp. Như đề ra hướng xuất khẩu lao động để giải quyết bớt lượng lao động đang dư thừa ở Thuỷ Nguyên.
♦ Đầu tư cho các hệ thống xử lý nước thải, chât thải tại các khu công nghiệp, các nhà máy trước khi thải ra môi trường. Xây dựng hệ thống thoát nước thải của dân cư và sản xuất tách riêng để dễ dàng xử lý.
♦ Đầu tư các biện pháp bảo vệ môi trường cho các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp.
♦ Tăng cường giáo dục nhận thức về môi trường cho người dân địa phương để họ tự nguyện thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
♦ Nghiên cứu triển khai ứng dụng phương pháp vi sinh trong phân bón, thuốc trừ sâu, giảm phân hoá học và thuốc sát trùng đến mức thấp nhất an toàn cho môi trường đảm bảo nông phẩm sạch.
♦ Phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông phẩm cần đảm bảo xử lý chất thải trước khi thải xả ra môi trường không khí, nước, đất, đầu từ cho công nghệ, quy trình sản xuất sạch Ýt chất thải.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo chuyên đề : Dự báo tác động đến môi trường vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001 - 2010, Bé Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng.
2. Báo cáo tổng hợp đề tài KHCN 07.04 : "Nghiên cứu biến động môi trường do thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các biện pháp kiểm soát đảm bảo phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Hồng, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng.
3. Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Thuỷ Nguyên thời kỳ 1996 - 2010, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng, 1997.
4. Chiến lược bảo vệ môi trường thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và các văn bản đề xuất triển khai, UBND Thành phố Hải Phòng - Ngân hàng thế giới.
5. Đánh giá nhanh môi trường Hải Phòng - Chương trình cải thiện môi trường đô thị, UBND Thành phố Hải Phòng.
6. Nghiên cứu Quy hoạch môi trường không khí đồng bằng sông Hồng, Trung tâm nghiên cứu môi trường - Viện Khí tượng thuỷ văn.
7. Niên giám thống kế Thuỷ Nguyên, 1996. NXB Thống kê. 8. Niên giám thống kế Thuỷ Nguyên, 2002. NXB Thống kê.
9. PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh (2002) Giáo trình kinh tế môi trường, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
10.Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Thuỷ Nguyên, Thành phố Hải Phòng đến năm 2010, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng, 2003.