Tác động đến môi trường nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của dự án quy hoạch kinh tế -xã hội tại huyện thuỷ nguyên-thành phố Hải Phòng (Trang 66 - 70)

II. Dự báo biến động môi trường huyện Thuỷ Nguyên do thực hiện quy hoạch kinh tế-xã hội thời kỳ 2003-2010.

2.1. Tác động đến môi trường nước.

Môi trường nước mặt.

Nước thải từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, các khu dân cư, bệnh viện không qua xử lý thải trực tiếp vào các nguồn nước, hệ thống sông Kinh Thày, sông Hàn, sông Đá Bạc, sông Giá, sông Bạch Đằng là nơi nhận toàn bộ lượng nước xả thải này. Các chất có trong nước thải như cặn bã hữu cơ, chất lơ lửng, NO2, NH4+, Ca2+, Mg2+, H2S ... các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh nấm, chất độc hữu cơ, kim loại nặng sẽ làm chất lượng nước bị ô nhiêm nặng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.

Trong nước thải của khu đô thị và công nghiệp có nhiều loại ô nhiễm khác nhau, thành phần của chúng cũng rất biến đổi. Tuy nhiên để đặc trưng cho mức độ ô nhiễm môi trường người ta thường lựa chọn 2 chỉ tiêu BOD5

và TSS.

Nước thải sinh hoạt: nếu giả thiết phần lớn nước thải sinh hoạt chỉ được xử lý tại các bể tự hoại sau đó xả trực tiếp vào các hệ thống thoát nước chung của đô thị đó, số còn lại không qua khâu xử lý nào mà trực tiếp xả vào các nguồn nước. Dựa vào tiêu chuẩn cấp nước, thải nước m3/người ngày.đêm (m3/ng.ngđ) và quy mô của đô thị trong quy hoạch có thể ước tính lưu lượng nước thải, tải lượng ô nhiễm môi trường nước đến năm 2010 ở Thuỷ

Nguyên, cũng như Hải Phòng nói chung, nước thải sinh hoạt là 150 l/người/ngày.đêm, tổng lượng nước thải sinh hoạt đến năm 2010 (dự báo dân số Thuỷ Nguyên năm 2010 là 275.657 người) sẽ là:

150 X 275.657= 41.348.550 l/ngày.đêm Tương đương 41.248,550 m3/ngày.đêm

Nước thải nguồn thải công nghiệp: dựa vào diện tích khu công nghiệp hiện nay và trong tương lai theo quy hoạch. Dựa vào chỉ tiêu nước thải công nghiệp tính theo diện tích các khu công nghiệp, chỉ tiêu này có sự thay đổi theo đặc thù của mỗi khu công nghiệp có loại 30 m3/ng.đ/ha, hoặc 35m3 vào năm 2005 và 42m3/ng.đ/ha vào năm 2010. Theo quy hoạch đến năm 2010 khu công nghiệp Minh Đức sẽ có diện tich là 300 ha. Tổng lượng nước thải công nghiệp vào năm 2010 là :

42 X 300=12.600 m3/ng.đ

Với giả thiết : lượng BOD5 trong nước thải công nghiệp là 400 g/m3

(400tấn/1 triệu m3) nước thải.

Lượng BOD5 trong nước thải sinh hoạt là 375,7g/m3 nước thải sinh hoạt (375,7 tấn BOD5/1 triệu m3 )

Tổng lượng BOD5 = tổng lượng BOD5 trong nước thải sinh hoạt+tổng lượng BOD5 trong nước thải công nghiệp

Tổng lượng BOD5 năm 2010:

41.248,550 X 375,7 +12.600 X 400= 20.537.014,9 g/m3 /ng.đ Tương đương 20,537 tấn/m3/ng.đ.

Dự báo tải lượng BOD5 năm 2010

Nước thải sinh hoạt Nước thải công nghiệp Tổng cộng Nước thải (m3/ng.đ) BOD5 (tấn/ng.đ) Nước thải (m3/ng.đ) BOD5 (tấn/ng.đ) Nước thải (m3/ng.đ) BOD5 (tấn/ng.đ) 41.248,550 15,497 12.600 5,04 53.848,55 20,537

Nếu các nhà máy, các xí nghiệp, các khu công nghiệp đều lắp đặt hệ thống xử lý chất thải riêng, đồng thời tất cả các đô thị đều có trạm xử lý nước thải tập trung trước khi hoà vào hệ thống thoát nước. Mức độ xử lý đạt hiệu suất 80%, việc này đồng nghĩa với tải lượng các chất ô nhiễm sẽ giảm đi 80%, khi đó tổng lượng nước thải vẫn giữ nguyên nhưng hàm lượng các chất ô nhiễm sẽ giảm đáng kể.

♦ Môi trường trường nước ngầm.

Trong những năm tới, việc phát triển kinh tế-xã hội trên phạm vi huyện theo quy hoạch kinh tế-xã hội sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Các khu công nghiệp hiện có trên địa bàn huyện sẽ mở rộng hơn, tốc độ đô thị hoá cũng sẽ tăng mạnh hơn, tăng dân số cơ học ở đô thị sẽ mạnh mẽ hơn... theo đó hệ thống giao thông thuỷ, bộ cũng sẽ tăng lên. Trên đồng ruộng lượng phân bón và các hoá chất BVTV sẽ được dùng với số lượng lớn hơn hiện nay nhiều lần. Công tác khai thác các khoáng sản nhất là vật liệu xây dựng cũng sôi động hơn. Tất cả những hoạt động đó sẽ tác động đến môi trường nước ngầm nh sau.

• Lượng nước yêu cầu cung cấp cho các hoạt động công nghiệp, dân sinh, công nghiệp đều tăng lên nhiều lần và đòi hỏi chất lượng cao hơn. Do yêu cầu nâng cao về chất lượng nên phần lớn (tới 80%) nhu cầu sẽ được khai thác từ nước ngầm. Khi khai thác sẽ dẫn đến hạ thấp mực nước và sẽ thúc đẩy sự xâm nhập của nước mặn và nước bẩn vào tầng chứa nước. Mặt khác, nếu không khai thác hợp lý còn có thể dẫn đến sự biến dạng mặt đất.

• Các hoạt động kinh tế gia tăng cũng làm gia tăng lượng chất thải. Lượng nước thải này nếu không được xử lý đáp ứng yêu cầu sẽ là nguồn gây bẩn nghiêm trọng cho các nguồn nước cả nước mặt và nước ngầm. Lượng chất thải rắn trong đó có rác thải nguy hại cũng tăng lên nhiều do tỷ lệ rác thải công nghiệp tăng lên. Theo dự tính thì sẽ có các bãi chôn lấp rác thải. Như vậy trong thời gian tới sẽ xuất hiện các trung tâm gây bẩn là các bãi rác,

bãi chôn lấp mà nếu không được thiết kế đúng với các tiêu chuẩn vệ sinh sẽ trở thành các trung tâm gây bẩn đối với môi trường nói chung, nước ngầm nói riêng.

• Các hoạt động nông nghiệp hàng năm đưa vào đất hàng trăm tấn phân bón và hàng nghìn tấn hoá chất BVTV các loại. Các chất này lại phân bố trên một diện rất rộng là nguy cơ gây nhiễm bẩn nghiêm trọng cho môi trường nước ngầm.

• Các hoạt động xây dựng, khai thác khoáng sản ... thường phải khoan đào, gia cố nền móng tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng, mạnh mẽ cho sự xâm nhập của nước trên mặt xuống nước ngầm, tạo điều kiện nhanh chóng cho việc làm ô nhiễm môi trường nước ngầm.

Các hoạt động kinh tế sẽ thúc đẩy nhanh các quá trình làm suy thoái nước ngầm cả về số lượng và chất lượng. Theo tính toán của các chuyên gia nước ngoài thì khi đời sống kinh tế tăng lên 2 lần thì chất lượng môi trường giảm đi 20-25 lần. Vì vậy việc tính toán phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường thì phát triển kinh tế mới bền vững.

Thời gian để làm nước sạch trở lại gấp 4-5 lần làm nước bẩn và cần các khoản chi phí :

• Chi phí cho việc khám chữa bệnh cho những người bị nhiễm bệnh do chất lượng nước không đạt yêu cầu gây ra.

• Phải đình chỉ khai thác công trình đó và bỏ phí cả hệ thống khai thác. • Phải xây dựng hệ thống khai thác mới để bù đắp hệ thống bị đình chỉ • Có thể phải thay đổi công nghệ xử lý.

• Muốn làm sạch thì lại phải sản xuất lượng nước sạch khai thác có công suất 4-5 lần công suất ở cơ sở cũ.

• Phải điều tra, xác định phương pháp và xây dựng hệ thống làm sạch lại.

Nh vậy, đầu tư cho việc khắc phục sự cố làm nhiễm bẩn nguồn nước phải gấp hàng chục lần. Khi đó, 1m3 nước giá thành sẽ là 15.000-20.000 đồng chứ không phải cao nhất là 1.500 đồng nh hiện nay.

Nhu cầu về vốn đầu tư cho quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp : theo dự báo dân số đô thị của huyện Thuỷ Nguyên vào năm 2010 là 68.915 người. Trong khi sơ bộ chi phí theo đầu người cho quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp là 25 USD/người. Từ đó tính được tổng chi phí nhu cầu tới năm 2010 là 25 X 68.915 = 1.722.875 USD = 1,722875 triệu USD. Tương đương 25,843125 tỷ đồng VN (theo tỷ giá hối đoái 1 USD = 15000 đồng VN)

Dự báo về ảnh hưởng của việc sử dụng phân đạm đến mức độ ô nhiễm NO-

3 trong nước ngầm và nông sản. Sử dụng phân đạm không hợp lý thường dẫn đến sự gia tăng hàm lượng NO-

3 trong nước ngầm và trong nông sản và sau đó thâm nhập vào cơ thể con người. Thông thường hiệu suất sử dụng phân đạm cao nhất hiện nay mới đạt khoảng 60%, số còn lại sẽ xâm nhập vào môi trường. Kết quả nghiên cứu của các nước thuộc cộng đồng Châu âu cho thấy, tuỳ thuộc vào thành phần cơ giới đất, phương thức sử dụng đất và khi bón phân đạm ở liều lượng rất cao (200 kgN/ha/năm) có thể gây ô nhiễm nước.

Bảng: Rửa trôi Nitơ và nồng độ NO-

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của dự án quy hoạch kinh tế -xã hội tại huyện thuỷ nguyên-thành phố Hải Phòng (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)