Nguyên .
Dựa trên những đặc điểm trên khái quát lại có thể thấy những thuận lợi, những thế mạnh và những khó khăn của Thuỷ Nguyên là:
2.1. Những thuận lợi và thế mạnh của Thuỷ Nguyên.
Thuỷ Nguyên có vị trí thuận lợi gần cảng Hải Phòng và vùng than Quảng Ninh, trong tam giác tăng trưởng và các cảng biển lớn cửa xuất-nhập khẩu hàng hoá quan trọng của toàn vùng Bắc Bộ, với nhiều trung tâm kinh tế-khoa học kĩ thuật và công nghệ, trung tâm giao lưu, hợp tác kinh tế lớn của cả nước là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm của nông lâm ngư nghiệp.
Huyện có thế mạnh:
- Có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn để phục vụ phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nh xi măng, ngói, vôi, đá xây dựng, bột nhẹ, đất đèn...
- Là địa phương có phần tiếp giáp biển, có vùng cửa sông lớn để phát triển các cơ sở sữa chữa, đóng mới tàu thuyền và làm các hoạt động dịch vụ hàng hải khác. Ngoài ra Thuỷ Nguyên còn có diện tích bãi triều lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
- Có tiềm năng để phát triển du lịch và dịch vụ du lịch, ngoài việc có sẵn nhiều di tích, danh lam, lễ hội, Thuỷ Nguyên còn rất gần với trung tâm du lich lớn nh Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long…
- Gần với các khu vực có nguồn năng lượng lớn, trong tương lai bản thân Thuỷ Nguyên cũng sẽ là nơi cung cấp điện năng lượng lớn cho khu vực xung quanh.
- Có nguồn lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống cách mạng, sáng tạo trong lao động, có chủ trương chính sách đúng đắn của đảng và nhà nước.
- Tuy cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có còn chưa được hiện đại nhưng so với nhiều huyện ở đồng bằng sông Hồng thì còn khá hơn nhiều, đấy là lợi thế để phát triển.
Xét về khả năng thực tế, Thuỷ Nguyên có thế mạnh về sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá xây dựng, gạch, ngói, vôi... ), nuôi trồng, đánh bắt hải sản, rau xanh và gia công một số mặt hàng tiêu dùng, sản phẩm đúc gang, rèn, may mặc... và có mặt bằng phát triển khu công nghiệp tập trung và đô thị, đây là những lợi thế mà Thuỷ Nguyên có thể hợp tác với thành phố Hải Phòng để phát triển trong thời gian tới.
2.2. Khó khăn.
Bên cạnh những điều kiện, những thế mạnh nh vậy, Thuỷ Nguyên còn gặp phải không it khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội.
- Nền kinh tế của huyện vốn mang tính thuần nông, giá trị các ngành nông-lâm-ngư vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tài nguyền khoáng sản tuy có nhưng trữ lượng nhỏ không có ý nghĩa để phát triển công nghiệp, khoáng sản phi kim loại chỉ có đá vôi có trữ lượng lớn có thể đáp ứng công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, còn các loại khác trữ lượng không lớn.
- Thuỷ Nguyên đang là huyện nông nghiệp đông dân, bình quân đất nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp, khoảng 783m2/người đất nông nghiệp và 521m2/người đất canh tác. Địa hình không bằng phẳng gây cản trở cho sản xuất, là vùng ven biển nên thường nhiễm mặn, đất kém màu mỡ, độ phì nhiêu không cao, đầu tư thâm canh tốn kém. Quá trình đô thị hoá nhanh làm mất
nhiều đất nông nghiệp của các huyện ngoại thành trong đó có Thuỷ Nguyên, trong khi dân số vẫn tăng là khó khăn đối với huyện.
- Bên cạnh đó đó có nhiều sông chảy qua, nhiều ao, hồ, đầm nhưng do địa hình không bằng phẳng, gần biển nên nước các sông chảy ra nhanh. Chưa có quy hoạch đồng bộ trữ nguồn nước ngọt nên xảy ra tình trạng mừa mưa thừa nước, mùa đông lạnh thì thiếu nước.
- Thuỷ Nguyên chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiều của bão và nước biển dâng (nhất là các xã ven biển) gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông, ngư nghiệp và kho tàng nhà cửa của nhà nước và nhân dân đê sông, đê biển thường xuyên sạt lở. Để hạn chế tác hại công trình phải được xây dựng kiên cố nên đầu tư tốn kém.
- Còng nh các địa phương khác trong vùng, Thuỷ Nguyên hiện đang thiếu rất nhiều đội ngũ lao động kỹ thuật, các nhà quản lý kinh doanh có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao…
- Ngân sách địa phương còn hạn hẹp khả năng tự đầu tư còn hạn chế. Đầu tư nước ngoài vào Thuỷ Nguyên còn chưa nhiều, vấn đề giải quyết việc làm hiện nay của huyện đang là một bức xúc rất lớn.
- Là huyện nằm trong địa bàn trọng điểm và vùng tam giác tăng trưởng kinh tế, đây là điều kiện hết sức thuận lợi nhưng cũng là yếu tố thách thức rất lớn về sức Ðp cạnh tranh trên thị trường hàng hoá, thị trường lao động, thị trường du lịch…
- Mặc dù huyện đã có hệ thống cơ sở vật chât kỹ thuật khá, nhưng còn bất cập so với yêu cầu phát triển.
Như vậy về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Thuỷ Nguyên có rất nhiều thế mạnh để phát triển, nhưng cho đến thời điểm này nền kinh tế còn chậm phát triển, mang đặc điểm thuần nông, đời sông nhân dân còn nhiều khó khăn, chưa khai thác được các thế mạnh để phát triểt kinh tế-xã hội. Lý do
chủ yếu là trong những năm qua quy huyện chưa có những quy hoạch cụ thể để phát triển kinh tế-xã hội.
2.3. Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện đến năm 2010.
Sau những năm đổi mới kinh tế Thuỷ Nguyên đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân đã phần nào được cải thiện. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn mang tính thuần nông, cơ sở hạ tần kém phát triển, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên của huyện chưa được khai thác và phát huy đầy đủ. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có những quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội một cách đầy đủ, khoa học để có thể phát huy được các thế mạnh chủ yếu của huyện. Vì thế đến năm 1996 huyện đã phối hợp với trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng xây dựng dự án quy hoạch kinh tế-xã hội huyện Thuỷ Nguyên giai đoạn 1996-2010.
Dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, dân số, lao động và hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có của Thuỷ Nguyên , phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện là:
1. Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH tập trung sản xuất hướng vào xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thế mạnh. Tạo những sản phẩm mũi nhọn có chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
a. Nông ngư nghiệp lấy sản xuất thực phẩm làm trọng tâm.
b. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp lấy sản xuất vật liệu xây dựng làm mũi nhọn đột phá. Đồng thời phát triển thêm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại để tạo thêm việc làm cho lao động.
c. Dịch vụ lấy vận tải và thương mại làm nòng cốt và phát triển du lịch để góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh.
2. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả, với thị trường tiêu thụ, sản phẩm là ra phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Đa dạng hoá mặt hàng và đa dạng hoá ngành nghề và thành phần kinh tế. Mở rộng liên doanh liên kết với bên ngoài, trước hết là vùng kinh tế trọng điểm và nước ngoài.
3. Từ nay đến năm 2000 tập trung tạo những tiền đề quan trọng cho giai đoạn 2001-2010 và các năm tiếp theo có điều kiện phát triển nhanh. Do đó, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, chuẩn bị địa bàn thu hút đầu tư. Phát triển mạng lưới giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, lực lượng lao động đủ trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển. Khẩn trương đổi mới cơ cấu sản xuất nông ngư nghiệp hình thành các vùng nông ngư hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh phát triển ngành nghề trong nông ngư nghiệp để tạo thêm việc làm thu hót lao động, tăng thu nhập cho nông thôn.
4. Đối với công nghiệp: khu công nghiệp Minh Đức sẽ tiếp tục phát triển thêm. Công nghiệp huyện phải phối hợp chặt chẽ với công nghiệp TW, thành phố và liên doanh đóng trên lãnh thổ để phát triển mạnh vật liệu xây dựng (khai thác đá, sản xuât gạch nung, không nung, vôi…) khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống đảm bảo sản phẩm có chất lượng, mỹ thuật bán được ở thị trường đô thị và xuất khẩu… chuẩn bị điều kiện đón nhận hàng gia công của thành phố và công nghiệp thu hút nhiều lao động của nội thành dãn ra.
5. Phát triển thương mại-dịch vụ tổng hợp và du lịch, làm cho lưu thông hàng hoá nhanh chóng. Ưu tiên phát triển dịch vụ vận tải, liên doanh liên kết với thành phố và bên ngoài để phát triển du lịch.
6. Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục trên các mặt: nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ toàn dân.
7. Phấn đấu đến năm 2010 giảm bớt được khoảng cách chênh lệch về chỉ tiêu GDP/người, tỉ lệ huy động ngân sách và tỉ lệ tích luỹ đầu tư từ GDP giữa nội thành và ngoại thành để Thuỷ Nguyên trở thành huyện giầu có.