I. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường sau một thời gian thực hiện dự án tính đến năm 2003.
2. Ngành chăn nuôi 27.148 29.041 31.798 3 Dịch vụ nông nghiệp1.90204
B. Ngành lâm nghiệp 3.611 4.097 4.295 C. Ngành thuỷ sản 29.868 31.893 33.702
Nguồn: niên gián thống kê Thuỷ Nguyên 2002
Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của Thuỷ Nguyên trong những năm qua đã có những bước phát triển tích cực, đến năm 2002 ngành nông nghiệp đóng góp khoảng 47,9% giá trị các ngành kinh tế của toàn huyện, cơ cấu nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành chăn nuôi đã
được nâng lên trong từng năm, tuy nhiên còn rất chậm. Bên cạnh đó là một huyện nông nghiệp chủ yếu là thâm canh lúa trình độ đa dạng hoá còn thấp, sản phẩm hàng hoá Ýt, tập quán canh tác đổi mới còn chậm. Tài nguyên đất đai, khí hậu chưa được khai thác hợp lý để phát triển sản xuất nông nghiệp. Quan hệ sản xuất chưa ổn định, các HTX đã chuyển đổi theo luật nhưng hoạt động chưa có hiệu quả.
Hoạt động dịch vụ nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu của ngành nhưng hoạt động này vẫn chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Về tiêu thụ sản phẩm, hiện nay trên địa bàn huyện chưa có những đầu mối lớn để là dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết sản phẩm của ngành đều do người sản xuất tự đứng ra tiêu thụ trên địa bàn hoặc vùng lân cận. Huyện chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp.
Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu, chưa đảm bảo duy trì và từng bước nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Chưa có giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của thiên tai đối với sản xuất.
Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 1999 - 2002
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002
Tổng sè 100 100 100 100
1. Trồng trọt 71,04 67,02 64,87 58,53 Cây lương thực (so với trồng trọt) 88,4 82,7 80,4 80,59 Cây lương thực (so với trồng trọt) 88,4 82,7 80,4 80,59 Cây thực phẩm (so với trồng trọt) 7,9 8,7 9,4 9,39 Cây công nghiệp-cây ăn quả-cây
dược liệu ( so với trồng trọt )
2,9 7,1 8,3 7,92 Các cây khác 0,7 1,6 1,9 2,09 Các cây khác 0,7 1,6 1,9 2,09 2. Ngành chăn nuôi 25,49 28,98 31,24 37,79 Chăn nuôi gia sóc ( so với chăn nuôi) 83,7 84,2 84,1 87,35 Chăn nuôi gia cầm (so với chăn
nuôi)
14,5 14,3 14,5 1,17 Chăn nuôi khác ( so với chăn nuôi ) 1,8 1,5 1,4 0,95 Chăn nuôi khác ( so với chăn nuôi ) 1,8 1,5 1,4 0,95 3. Dịch vụ 3,47 4,00 3,88 3,67
Qua bảng trên cho thấy, cơ cấu trong nông nghiệp, từ 1999 - 2002 cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ, nhưng sự chuyển dịch này còn diễn ra rất chậm. Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất. Mục tiêu đề ra của quy hoạch là phấn đâu đến năm 2000 cơ cấu nông nghiệp là 50%trồng trọt, 50% chăn nuôi đã không đạt được và khó có thể đạt được mục tiêu đến 2005, 2010 cơ cấu này là 45%, 55% và 40%, 60%
♦ Ngành trồng trọt.
Trong thời kỳ 1999-2002, ngành trồng trọt có diện tích gieo trồng và năng suất cây trồng đã tăng nhanh, có giá trị sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng 6%-6,5%/năm. Cơ cấu cây trồng và mùa vụ luôn luôn được huyện chỉ đạo theo hướng đi vào sản xuất hàng hoá.
+Về cây lương thực: Do ảnh hưởng của quá trình CNH, HĐH, một số tuyến đường giao thông đi qua huyện được cải tạo mở rộng, một số nhà máy, cơ sở sản xuất mới được xây dựng đã tác động đến tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện. Do đó diện tích trồng lúa tăng từ 10.190 ha năm 1996 lên thành 17.712 ha năm 1999, nhưng từ năm 1999 trở đi lại giảm mạnh, đến năm 2002 diện tích lúa cả năm của huyện chỉ đạt 16.973 ha, bình quân mỗi năm đã giảm 246 ha.
Nhìn chung cơ cấu giống lúa đã thay đổi qua mỗi vụ sản xuất và ngày càng phù hợp hơn với điềsu kiện tự nhiên của huyện. Sản lượng lúa và năng suất bình quân đã tăng nhiều.
Năng suất lúa bình quân thời kỳ 1999 - 2002
Đơn vị: tạ/ha
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Năng suất bình quân cả năm 42,8 45 45,07 45,62 _ Năng suất vụ đông 40,02 46 44,2 46,2 _ Năng suất vụ mùa 45,26 44,05 46,08 45,1
Nguồn: niên gián thống kê Thuỷ Nguyên 2002
Sản lượng lúa của huyện tăng từ 74.000 tấn năm 1996 lên 75.000 tấn năm 1999 và năm 2002 đạt 77.000 tấn. Sản lượng lú a nh vậy tăng so với sản lượng năm 1996 ( năm 1996 sản lượng là 71,2 tấn). Năng suất lúa bình quân năm 1999 (42,8tạ/ha) cao hơn năm 1996 (41,0tạ/ha) và tăng dần đến năm 2002 đã đạt sản lượng 45,62 tạ/ha.
Diện tích cây màu lương thực là loại có giá trị kinh tế không cao đang giảm mạnh dần từ 995 ha năm 1999 xuống 655,5 ha năm 2002.
Cây công nghiệp được trồng không nhiều, hàng năm diện tích chỉ dao động trong khoảng 40 - 60 ha, đưa lại giá trị thu nhập hàng năm khoảng trên dưới 300 triệu đồng/năm, tập trung vào một số cây như thuốc lào, đậu tương, mía. Diện tích trồng các loại cây này nhìn chung có xu hướng giảm dần trong các năm qua, chỉ có diện tích đậu tương là tăng lên.
Diện tích cây ăn quả năm 2002 đạt 2.363 cao hơn nhiều năm 2000 (1998 ha) với năng suất nhìn chung tương đối cao, giá trị sản phẩm hàng hoá năm 2002 là 60 tỷ đồng.
Trong những năm qua diện tích cây rau thực phẩm luôn tăng, đã hình thành nhiều khu vực trồng rau mang tính chất sản xuất hàng hoá (Thuỷ Đường, Hoà Bình, Thiên Hương...), về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong vùng và có xuất khẩu một số loại như cà chua, dưa chuột... Đến năm 2002 diện tích rau đậu đạt 1.320 ha và sản lượng đạt 19.732 tấn.
♦ Ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi trong những năm qua cũng đã có những bước phát triển khá, giá trị sản xuất năm 1999 đạt 76,1 tỷ đồng, chiếm 34,3%, đến năm 2002 đạt 170,4 tỷ đồng, chiếm 40,5% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Năm 2002 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng gấp 1,2 lần năm 1999 nhưng nhìn chung ngành này vẫn chưa phát triển mạnh, chưa được chú ý đầu tư nhiều.
Mặc dù Thuỷ Nguyên có điều kiện tốt để phát triển đàn lợn và gia cầm nhưng trong những năm qua tốc độ tăng của đàn lợn và gia cầm không cao. Lượng sản phẩm chăn nuôi xuất rakhỏi vùng chưa nhiều, chỉ chủ yếu phục vụ
trong nội bộ huyện. Từ năm 1999 đến 2002 tổng đàn lợn tăng 16%, bình
quân hàng năm tăng 7%. Năm 2002 tổng đàn lợn của huyện đạt 121.819 con gấp 1,2 lần năm 1999, cao hơn năm 1996 rất nhiều (81.000 con) và vượt mục tiêu của quy hoạch là phấn đấu đến năm 2000 đạt 104.000 con và năm 2005 là 108.000 con.
Tổng đàn gia cầm năm 2002 là 650.000 con trong đó chiếm đa số là đàn gà, sản lượng thịt đàn gia cầm đạt 1200 tấn, tốc độ tăng là 12%/năm. Trong khi năm 1996 đàn gia cầm đã đạt 707.000 con và mục tiêu của quy hoạch là phấn đấu đến 2000 đạt 804.000 con, 2005 đạt 950.000 con
♦ Về ngư nghiệp.
Về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, trong những năm qua thuỷ sản đã có bước phát triển. Diện tích nuôi trồng năm 2002 đạt 2.450 ha , sản lượng nuôi trồng đạt 4.823 tấn, trong khi năm 1996 diện tích nuôi trồng là 2.732 ha và sản lượng nuôi trồng là 2000 tấn. Năm 2002 trên toàn huyện có 1400 phương tiện tàu thuyền tham gia đánh bắt hải sản, sản lượng khai thác đạt 5.833 tấn (năm 1996 là 2000 tấn ). Giá trị sản xuất năm 2002 là 70.000 triệu đồng. Tuy nhiên hiện nay vốn đầu tư thấp chưa khai thác được hết tiệm năng thuỷ sản của huyện.
Bảng: Diện tích và sản lượng nuôi thuỷ sản