III. Mô hình quy hoạch kinh tế-xã hội huyên Thuỷ Nguyên giai đoạn 1996-2010
d. Phát triển ngư nghiệp.
Có 2 phương án phát triển ngư nghiệp:
- Phương án I: Coi trọng nuôi trồng vàđánh bắt ven bờ với kinh doanh tổng hợp nông ngư nghiệp, còn đánh bắt ngư trường khới xa có mức độ. Dự tính
đến năm 2010 ngành hải sản của huyện sẽ đạt các mục tiêu chủ yếu: giá trị tăng thêm 70-126 tỉ đồng, xuất khẩu khoảng 2-4,5 triệu USD, đóng góp ngân sách khoảng 8-35 tỉ đồng, giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1500-1700 lao động.
- Phương án II: lấy đánh bắt hải sản xa bờ là chủ yếu, còn đánh bắt ven bờ có mức độ kết hợp với phát triển tổng hợp ngư nông nghiệp. Dự tính theo phương án này đến năm 2010 Thuỷ Nguyên sẽ đạt các chỉ tiêu sau: giá trị tăng thêm khoảng 68-128 tỉ đồng, xuất khẩu đạt khoảng 3-5,5 triệu USD, nộp ngân sách khoảng 7-40 tỉ đồng và thu hút thêm được khoảng 1300-2000 lao động.
3.2. 2. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.a. Phương hướng phát triển. a. Phương hướng phát triển.
Triệt để tận dụng những lợi thế về nguồn nguyên liệu và cơ sở vật chất kĩ thuật và sự kết hợp giữa công nghiệp trung ương, thành phố và liên doanh với công nghiệp huyện để phát triển với cơ cấu công nghiệp chủ lực là vật liệu xây dựng (xi măng, đá xây dựng, gạch ngói, vôi, cát, sỏi... ), chế biến nông sản, thuỷ sản, sữa chữa và đóng mới tàu, thuyền, hoá chất cơ bản, chế biến thức ăn gia súc, luyện thép, lọc hoá dầu, chất dẻo.
Công nghiệp huyện tập trung khai thác đá để cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy xi măng lớn là Chinh Phong và Hải Phòng, sản xuất gạch thông thường và gạch có cường độ chịu lực cao, ngói lợp, vôi, cát xây dựng... Phát triển đúc, mộc, may mặc... đa dạng hoá mặt hàng và khuyến khích các thành phần và mở rộng liên doanh với bên ngoài. Các ngành chức năng huyện như kế hoạch - đầu tư, tài chính, ngân hàng, thương mại cần hỗ trợ vốn tìm công nghệ tiên tiến, đối tác liên doanh, nguyên liệu, vật tư thiết yếu từ bên ngoài vào và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.