I. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường sau một thời gian thực hiện dự án tính đến năm 2003.
a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong những năm qua huyện Thuỷ Nguyên đã đạt được nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực khác nhau trong quá trình phát triển KTXH của huyện. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 8%/năm. Các ngành kinh tế phát triển theo chiểu hướng tích cực. Tuy nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu, huyện đã tập trung phát triển mạnh công nghiệp và các ngành dịch vụ khác. Cụ thể:
- Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện năm 1998 là 271,6 tỷ đồng, đến năm 2002 đạt 329,8tỷ đồng và riêng 6 tháng đầu năm 2003 đã đạt 189,5 tỷ đồng.
- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 116 tỷ năm 1999, đến năm 2020 đạt 176,9 tỷ đồng .
- Ngành công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng lớn nhất, năm 1999 mới đạt 91 tỷ đồng thì đến năm 2002 đạt 182 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 1999.
Về cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua đã chuyển biến theo hướng tích cực.
Cơ cấu kinh tế huyện Thuỷ Nguyên thời kỳ 1999 - 2002
Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng GDP
- Nông - lâm - ngư nghiệp - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ 100 57,5 18,7 23,8 100 56,1 19,8 24,1 100 53,1 22,6 24,3 100 47,9 26,4 25,7
Nguồn: niên gián thống kê Thuỷ Nguyên 2002
Cùng với việc phát triển nông nghiệp huyện đã chú trọng phát triển dịch vụ và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. So với cơ cấu kinh tế năm 1996 là nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ lần lượt là 52,1 - 16,2 - 31,7, cơ cấu kinh tế từ 1999 - 2002 nhìn chung có thể thấy đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp ( 57,5% - 56,1% - 53,1% - 47,9%) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp ( 18,7% - 19,8% - 22,6% - 26,4%) và dịch vụ (23,8 - 24,1- 24,3 - 25,7), nhưng còn khá chậm. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu nội bộ từng ngành cũng thay đổi nhưng còn chậm.