Đối với trồng trọt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của dự án quy hoạch kinh tế -xã hội tại huyện thuỷ nguyên-thành phố Hải Phòng (Trang 32)

III. Mô hình quy hoạch kinh tế-xã hội huyên Thuỷ Nguyên giai đoạn 1996-2010

a. Đối với trồng trọt.

Trên cơ sở phân vùng nông nghiệp đã được thành phố xác định, ở ngoại thành sẽ phát triển theo hướng thâm canh, thành vùng nông sản thực phẩm hàng hoá lớn.

• Về lương thực: lúa, ngô là trọng tâm. Đẩy mạnh tập trung thâm canh, sử dụng những giống lúa, ngô có năng suất cao, hình thành vùng lúa cao sản ở các xã Thiên Hương, Đông Sơn, Thuỷ Đường, Lưu Kiếm, Quảng Thanh, Phả Lễ với diện tích từ 1500 - 2000 ha và phát triển toàn diện lúa ở các xã còn lại cùng với đẩy mạnh trồng thêm khoai lang, ngô để đạt được sản lượng lương thực năm 2010 khoảng 106 -107 nghìn tấn. Phấn đấu giải quyết đủ lương thực trên địa bàn một cách cao nhất và làm bàn đạp phát triển cây trồng, vật nuôi khác có giá trị kinh tế tạo hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và các thị trường ngoài huyện.

• Về cây rau : ưu tiên phát triển vùng rau cao cấp như bắp cải, su hào, súplơ, cà rốt, cà chua, ớt xào, dưa chuột.... theo hướng rau sạch hàng hoá tập trung ở Thuỷ Đường, Hoà Bình, Kiền Bái, Thiên Hương. Đồng thời phát triển rau thực phẩm thông thường ở các xã còn lại để giải quyết nhu cầu rau xanh hàng ngày cho thị trường nội huyện.

• Về cây ăn quả: cải tạo vườn tạp cào kém giá trị kinh tế, kết hợp với kết hợp tận dụng đất gò đồi thấp đất còn tốt có khẳ năng chăm sóc để phát triển cây ăn quả. Hướng tập trung mạnh như chuối, vải thiều, na dai, cam, táo, mơ ... để đến năm 2010 toàn huyện có khoảng trên 1000 ha cây ăn quả, và phát triển thêm những cây có giá trị kinh tế khác như hoa, cây cảnh, cây dược liệu... để tăng thêm thu nhập cho dân cư.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của dự án quy hoạch kinh tế -xã hội tại huyện thuỷ nguyên-thành phố Hải Phòng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)