I. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường sau một thời gian thực hiện dự án tính đến năm 2003.
b. Ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.
1.3.3. Môi trường nước.
♦ Môi trường nước mặt.
Từ nhiều năm nay do sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, canh tác chưa hợp lý đặc biệt nuôi trồng thuỷ sản tràn làn, thiếu quy hoạch đã ảnh hưởng đến nguồn nước mặt phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Hầu hết nông dân chưa có được nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Các xã ven sông Bạch Đằng của Thuỷ Nguyên đã xảy ra dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản làm thiệt hại về năng suất và giảm chất lượng môi trường sinh thái.
Hầu hết các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đều thải nước thải không qua xử lý, qua hệ thống cống thải hoặc đổ trực tiếp ra sông. Nước thải sinh hoạt của dân cư hầu nh chưa có hệ thống thoát nước chung hoặc nếu có thì là hệ thống thoát nước bẩn và nước mưa chung, đã và đang xuống cấp nghiêm trọng. Điều này đã và đang gây ô nhiễm nước mặt. Hầu nh chưa có hệ thống thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt cũng nh chất thải công nghiệp, chất thải độc hại.
Đối với khu vực ven biển: Trong những năm qua thuỷ sản đã có những bước phát triển, diện tích nuôi trồng năm 2002 đạt 2.450 ha và sản lượng nuôi trồng đạt 4.823 tấn. Hiện tại do lượng vốn đầu tư thấp, nuôi thuỷ sản vẫn được tiến hành theo phương pháp nuôi quảng canh tổng hợp. Đây là phương thức nuôi trồng lạc hậu không những cho năng suất thấp mà còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trồng lúa chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế nhưng bên cạnh đó từ các đầm nuôi chất thải bùn thải đã gây ô nhiễm môi trường nước ven bê.
Nước sinh hoạt nông thôn: qua điều tra cho thấy như hầu hết các vùng nông thôn Hải Phòng mức sử dụng nước sinh hoạt của người dân nông thôn là khoảng 40-60 lit/người/ngày. Phần lớn nước sử dụng là nguồn nước mặt chưa qua xử lý, nước khai thác ở một số giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước mưa không qua xử lý nên chất lượng nước từ các công trình này không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân.
♦ Về nước ngầm: trong những năm qua, việc khai thác nước ngầm hàng loạt bằng các lỗ khoan đường kính nhỏ phục vụ cấp nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn tăng lên mạnh mẽ, việc này đã làm vượt quá khả năng cung cấp nước nhạt của tầng chứa nước Pleixtocen và do đó đang làm giảm chất lượng nước ngầm, làm cho nước ngầm bị nhiễm mặn. Với mức độ khai thác hiện nay đã tạo nên phễu hạ thấp mực nước khá lớn trong tầng chứa nước Pleixitocen. Phiễu này ngày càng lan rộng và sâu hơn. Bên cạnh đó, thành phần hoá học của nước ngầm biến động theo xu hướng làm suy giảm chất lượng nước, đặc biệt là hàm lượng sắt, mangan và clo. Trong quá trình khai thác nước ngầm nồng độ các chất này đã tăng lên rõ ràng. Ngoài ra nồng độ phenol trong nước ngầm cũng vượt quá TCCP trên phạm vi rộng. Hoạt động kinh tế ngày càng tăng thì khả năng suy thoái nước dưới đất cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên việc sử dụng phân bón gây ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp ở Thuỷ Nguyên chưa thật đáng lo. Kết quả phân tích đánh giá tác động môi trường ở một số vùng thâm canh cao thuộc đồng bằng sông Hồng cho thấy các chỉ tiêu pH, lượng canxi, lượng nitơ, độ cứng, chất rắn lơ lửng đều dưới ngưỡng tối đa cho phép. Vấn đề cấp bách hiện nay là tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã và đang cục bộ gây ô nhiễm nước, đất, gia tăng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, thực phẩm, gây nhiễm độc và ngộ độc cho người sử dụng.