Đánh giá việc thực hiện theo mô hình quy hoạch kinh tế-xã hội trong giai đoạn 1996-2003.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của dự án quy hoạch kinh tế -xã hội tại huyện thuỷ nguyên-thành phố Hải Phòng (Trang 39 - 41)

giai đoạn 1996-2003.

Sau một thời gian thực hiện phát triển kinh tế-xã hội theo quy hoạch Thuỷ Nguyên đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần khắc phục, điều chỉnh để có thể tiếp tục thu được nhiều thành tựu trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể:

4.1. Những thành tựu đạt được và chưa được.4.1.1. Tốc độ tăng trưởng. 4.1.1. Tốc độ tăng trưởng.

Theo quy hoạch được duyệt năm 1996 , mục tiêu về tăng trưởng của các kỳ quy hoạch là :

+1996 - 2000: 11% +2001 - 2005: 14,5% + 2006 - 2010: 15,5%

Trong 5 năm qua từ 1996 - 2000 mặc dù Thuỷ Nguyên đã cố gắng rất nhiều song nền kinh tế của huyện mới chỉ đạt tốc độ tăng trưởng là 8,8%/năm, so với mục tiêu đưa ra trước đây của quy hoạch mới chỉ đạt 80%.

Giai đoạn 2001 - 2005 theo quy hoạch thì tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 14,5%, so với tình hình thực tế thì đây là mục tiêu quá cao, trong 2 năm 2001 và 2002 nền kinh tế của huyện tăng bình quân trên 11,0%/năm.

Như vậy mục tiêu về dự báo nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện đến năm 2010 đạt 16% là chưa sát thực vì vậy cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm cũng như thành phố Hải Phòng.

4.1.2. Về cơ cấu kinh tế.

Theo phương án được chọn trong quy hoạch trước đây thì cơ cấu kinh tế của Thuỷ Nguyên trong các kỳ quy hoạch được xác định nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là:

+ Đến năm 2000: 44,7% - 18,1% - 37,2%.

+ Đến năm 2005: 21,4% - 38,6% - 40%.

+ Đến năm 2010: 18% - 34,9% - 48,1%.

Qua 5 năm thực hiện, mặc dù đã có những cố gắng lớn nhưng mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu quy hoạch đề ra là huyện không thể đạt được. Đến năm 2000, cơ cấu kinh tế của huyện mới đạt: nông nghiệp 56,1%, công nghiệp - xây dựng 14,8%, dịch vụ 24,1%. Đến năm 2002 cơ cấu kinh tế của huyện là : nông nghiệp 47,9%, công nghiệp - xây dựng 26,4%,dịch vụ 25,7%. Chính vì vậy nhất thiết phải có sự điều chỉnh để hoà với xu thế và đặc điểm phát triển chung của huyện trong thời kỳ tới.

4.2. Nguyên nhân của những hạn chế.

Sau một thời gian thực hiện mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng huyện đã không đạt được những mục tiêu như đã đề ra trong dự án quy hoạch kinh tế-xã hội giai đoạn 1996-2010, vì vậy cần phải có sự điều chỉnh, bổ sung để có thể thực hiện tốt trong giai đoạn tiếp theo. Nguyên nhân của những hạn chế đó là.

+ Ngân sách địa phương còn hạn hẹp, khả năng tự đầu tư còn hạn chế còn đầu tư nước ngoài vào Thuỷ Nguyên còn chưa nhiều nên nhu cầu về vốn đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội không được đáp ứng đủ.

+ Quy hoạch kinh tế-xã hội đã không tính đến yếu tố môi trường cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những hạn chế.

+ Những mục tiêu đặt ra chưa phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của huyện.

+ Các hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện chưa được thực hiện hoàn toàn theo quy hoạch.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của dự án quy hoạch kinh tế -xã hội tại huyện thuỷ nguyên-thành phố Hải Phòng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)