Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước MTV diesel sông công (Trang 51 - 117)

5. Bố cục luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Số lượng lao động Cơ cấu lao động Trình độ chuyên môn

Số lượt cán bộ được tham gia đào tạo tại các lớp đào tạo tập trung hàng năm; Số lượt đào tạo bình quân/1 lao động;

Số lượt đào tạo bình quân/1 lao động = Số lượt người được đào tạo Tổng số lao động Cơ cấu đào tạo;

Ngân sách cho đào tạo, chi phí đào tạo bình quân/1 lao động. Chi phí đào tạo bình quân/1 lao động = Chi phí đào tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH NN MTV

DIESEL SÔNG CÔNG 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1. Lịch sử hình thành

Tên Doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Diesel Sông Công.

Tên giao dịch quốc tế: Song Cong Diesel Company Limited. Tên viết tắt tiếng anh: DISOCO Co; Ltd.

Tên viết tắt tiếng việt: Công ty Diesel Sông Công.

Địa điểm: Đường CM tháng 10, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: (02803).862332 Fax: ( 02803).862265

Website: www.disoco.com.vn

Hình thức công ty: Công ty TNHH NN Một Thành Viên. Chủ tịch HĐQT - Giám đốc: Nguyễn Văn Đường

Logo công ty:

* Các mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Diesel Sông Công (DISOCO) - Là một đơn vị thuộc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) - Bộ Công Thương.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô cũ, Công ty DISOCO (trước đây là Nhà máy Diesel Sông Công) được bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 2 năm 1976. Ngày 25/04/1980, nhà máy Diesel Sông Công được thành lập, theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quyết định số 118/CL-CB của Bộ trưởng Bộ cơ khí và luyện kim, bắt đầu sản xuất nhằm khai thác các hạng mục xây dựng đã hoàn thành, và kết thúc cơ bản việc xây lắp vào tháng 12 năm 1981.

Năm 1987 hoàn thành cơ bản xây dựng nhà máy, bắt đầu đi vào sản xuất. Năm 1988 sản xuất lô 500 động cơ D50L ( 55HP) đầu tiên.

Ngày 12/05/1990 Là thành viên Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).

Ngày 22/05/1993 được thành lập lại theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng.

Năm 1993 đầu tư sản xuất động cơ xăng 8HP nhãn hiệu Lombardini (Italia).

Năm 1994 bắt đầu sản xuất các loại động cơ Diesel nhỏ 6HP, 10HP, 13HP. Ngày 20/02/1995 đổi tên thành Công ty Diesel Sông Công.

Ngày 01/12/2004, Công ty được chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà Nước MTV Diesel Sông Công theo quyết định số 148/ 2004/QĐ-BCN ngày 01/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp. Được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp giấy phép kinh doanh số 1704000007 ngày 03/02/2005.

* Quy mô:

Nguồn vốn: Tổng số vốn đầu tư ban đầu khoảng 46 triệu Rúp chuyển nhượng do Liên Xô viện trợ.

Tại thời điểm 01/01/2014 Công ty có số vốn và tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

Tổng cộng nguồn vốn : 550.596.150.850.000 đ. Trong đó: + Tài sản dài hạn : 407.568.351.355.000 đ + Tài sản ngắn hạn : 143.027.799.500.000 đ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty tăng lên không ngừng từ những năm đang xây dựng và bắt đầu sản xuất. Hiện nay, công ty có 1.103 lao động, với diện tích nhà máy là 16.500 m2

.

3.1.2. Ngành nghề kinh doanh

Chế biến thép: Đúc phôi thép; Đúc thép thỏi xuất khẩu; Cán thép….. Gia công cơ khí: Máy động lực; Máy dập; Máy nông nghiệp; Máy diesel; Hộp số; Động cơ…

Theo thiết kế ban đầu của Công ty, hoạt động chính là sản xuất động cơ Diesel 50CV (gọi tắt là động cơ D50 và D50L), phục vụ phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và các ngành kinh tế khác (như để lắp máy kéo MTZ50 và máy thủy loại nhỏ).

Mỗi năm Công ty có thể sản xuất 12.000 tấn phôi rèn, 10.000 tấn phôi đúc có chất lượng cao. Trong nhiều năm qua, Công ty Diesel Sông Công là doanh nghiệp sản xuất cơ khí uy tín, các loại sản phẩm động cơ đốt trong của công ty như:

- Động cơ Diesel D6, D12, D50, D50L, D240, D242, DSC80, TS60, TS105, TS130.

- Động cơ xăng: IM350...

- Máy thủy : MTS55, MTS60, DCS80... - Các loại Hộp số: HS9, HS14, HS22;

- Hộp giảm tốc: GT10, GTL... phục vụ nuôi trồng thủy hải sản. - Sản phẩm mới: Phôi rèn trục khuỷu xe máy chất lượng cao.

Công ty là nơi sản xuất cung cấp các loại động cơ, phụ tùng các loại động cơ diesel, các loại hộp số thủy và phụ tùng máy nuôi trồng thủy sản, máy nông nghiệp, phụ tùng sửa chữa cho các ngành khai khoáng, dầu khí, xi măng, bưu điện, vận tải biển quốc tế, phụ tùng ô tô, xe máy cho các công ty, tập đoàn cơ khí trong nước và xuất khẩu. Công ty Diesel Sông Công còn cung cấp các loại phôi rèn, phôi đúc lớn theo đơn đặt hàng mà nhiều Công ty khác không sản xuất được; Đồng thời còn sản xuất phôi thép với khối lượng lớn phục vụ cho sản xuất các loại thép xây dựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.3. Đặc điểm về công nghệ

Như chúng ta đã biết, mỗi một sản phẩm hay một loại sản phẩm đều có qui trình công nghệ chế tạo riêng và nó chi phối đến đặc điểm sản xuất của công ty. Qui trình công nghệ chế tạo của công ty Diesel Sông Công là sản xuất liên tục, loạt lớn đối với những sản phẩm chính của công ty. Toàn bộ quy trình công nghệ được chuyên môn hóa và hiện đại hóa rất cao giữa các nguyên công có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau.

* Qui trình công nghệ chế tạo của công ty DISOCO ta có thể hình dung như sau:

- Đối với quy trình công nghệ sản phẩm sản xuất cơ khí:

Từ nguyên vật liệu có thể qua các xưởng để tạo phôi như xưởng rèn chủ yếu là phôi thép chế tạo - xưởng đúc đúc ra các loại phôi chi tiết gang xám, gang cầu, thép, nhôm, đồng... xưởng cơ khí dập, chế tạo các: các tấm ngăn, tấm đậy, đệm phẳng, đệm vênh... Sau đó qua giá công cơ khí - mạ nhiệt luyện, tôi, thấm...Cuối cùng qua lắp ráp chạy thử và nhập kho thành phẩm.

- Đối với qui trình công nghệ sản phẩm sản xuất thép thỏi:

Qua sơ đồ 3.2 ta thấy: Từ nguyên vật liệu là thép phế, các loại vật tư phụ khác qua dây truyền đúc liên tục thành thép thỏi nhập kho tiêu thụ.

- Đối với quy trình công nghệ sản xuất trục khuỷu Honda:

Toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm được tự động hóa trên dây truyền công nghệ tự động CNC, quy trình công nghệ được lập trình tự động trên máy tính từ khâu cắt vật tư, rèn dập phôi đến các công đoạn nhiệt luyện, tôi thấm…được tập đoàn GOHSYU của Nhật bản lắp đặt và chuyển giao, sản phẩm được HONDA Việt Nam kiểm nghiệm và bao tiêu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1: Khái quát quy trình công nghệ của Công ty

(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty)

3.1.4. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.2. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty

(Nguồn: Phòng Nhân sự công ty)

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng RÈN PHÔI LẮP RÁP NGUYÊN VẬT LIỆU ĐÚC SẢN PHẨM DẬP CHI TIẾT GIA CÔNG CƠ KHÍ MẠ NHIỆT LUYỆN KHO THÀNH PHẨM ĐÚC CHI TIẾT ĐÚC THÉP Phòng Sản xuất P. Giám đốc4 - P. Quản trị, - P. Bảo vệ P. Giám đốc 3 Phòng thị trường và bán hàng P. Giám đốc 1 - Phòng Kỹ thuật

-P. Thiết bị, Năng lượng, - P.Quản lý CLSP P. Giám đốc 2 Phòng Kế toán - tài chính Phòng nhân sự Các xưởng sx Giám đốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, chỉ huy điều hành toàn bộ bộ máy của công ty; Là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản, tiền vốn của công ty với nhà nước. Giám đốc công ty quản lý trực tiếp các phòng: Nhân sự, Kế toán - Tài chính, điều hành các công việc chủ yếu như: nhân sự, định mức, tiền lương, tài chính kế toán, vật tư; Giám đốc công ty ủy quyền cho phó Giám đốc điều hành quản lý các bộ phận cụ thể hoạt động của công ty.

Phó Giám đốc 1: Giúp giám đốc điều hành các dự án đầu tư phát triển sản phẩm mới, trực tiếp điều hành Phòng Thị trường và Bán hàng, phụ trách tiến độ giao hàng Honda, đôn đốc công nợ.

Phó Giám đốc 2: Phụ trách Phòng Sản xuất, Phòng Kĩ thuật của công ty; điều hành trực tiếp tiến độ sản xuất, kỹ thuật, công nghệ, quản lý chỉ đạo hạch toán các phân xưởng, tính giá thành sản phẩm tham mưu giúp giám đốc quyết định triển khai kí các hợp đồng kinh tế, cũng như các công tác KAIZEN, 5S...

Phó Giám đốc 3: Phụ trách các phòng: Quản trị, Bảo vệ, Y tế. Phụ trách toàn bộ các hoạt động về thi đua khen thưởng của công ty, đồng thời phụ trách hạch toán vật tư của các phân xưởng.

Phó Giám đốc 4: Phụ trách và điều hành trực tiếp Phòng Sản xuất, thực hiện việc nhận và triển khai các hợp đồng kinh tế, các đơn hàng kết hợp với Phó giám đốc 2 trong việc chế thử phát triển sản phẩm mới.

Tất cả các phó Giám đốc đều được Giám đốc uỷ quyền thực hiện việc kí các hợp đồng kinh tế, các giấy tờ quan trọng khi Giám đốc vắng mặt và có giấy uỷ quyền của Giám đốc hoặc kí các thông báo, chỉ thị nội bộ có liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách, và kí các hoá đơn bán hàng.

* Các phòng ban của công ty có chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau: Phòng Nhân sự: Căn cứ vào yêu cầu tuyển dụng về lao động của công ty, có phương án tuyển dụng lao động, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân, nghiên cứu ra quyết định và quản lý các chính sách có liên quan đến lợi ích người lao động... sao cho đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao; Đồng thời xây dựng các đơn giá sản phẩm trên cơ sở định mức của các phòng kỹ thuật và quản lý an toàn lao động của công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phòng Kế toán - Tài chính: Dưới sự chỉ đạo điều hành, quản lý trực tiếp của Giám đốc, nhiệm vụ chủ yếu của phòng là theo dõi nguyên vật liệu hàng hoá, vốn, tài sản, công nợ...; tập hợp chi phí giá thành sản phẩm, các khoản lương, bảo hiểm, thuế, nghĩa vụ với nhà nước...; chịu trách nhiệm và báo cáo trước Giám đốc cũng như cơ quan nhà nước có liên quan về quy trình hạch toán kế toán của công ty.

Phòng Sản xuất: Nhiệm vụ chủ yếu là điều độ sản xuất và quản lý việc xuất nhập vật tư, quản lý các kho vật tư bán thành phẩm của công ty, tìm kiếm nguồn vật tư trên thị trường, mua nguyên vật liệu đầu vào cho công ty.

Phòng Thị trường & Bán hàng: Có nhiệm vụ phân tích tìm kiếm thị trường, xuất nhập khẩu sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm cho công ty thông qua các hệ thống các đại lý, cửa hàng, văn phòng đại diện, chi nhánh; có các bộ phận: Marketing, bộ phận xuất khẩu, bộ phận bán hàng, bộ phận thống kê, quản lý các kho thành phẩm của công ty.

Phòng Kỹ thuật: Phụ trách công tác thiết kế mẫu mã sản phẩm, công nghệ sản xuất, thiết kế các bản vẽ chi tiết và xác định định mức lao động, định mức vật tư cho từng sản phẩm.

Phòng Thiết bị năng lượng: Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý các máy móc thiết bị cung cấp điện nước trong toàn công ty.

Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm (KCS): Làm nhiệm vụ kiểm tra các mặt hàng sản xuất của công ty chất lượng sản phẩm đúng như yêu cầu thiết kế.

Phòng Quản trị: Phụ trách công tác quản trị đời sống của công nhân viên toàn công ty như: Nhà ăn phục vụ ăn ca, trông giữ các phương tiện đi làm của CNV, đảm bảo cho CNV yên tâm sản xuất. Đồng thời, tổ chức công tác bảo vệ vật tư, tài sản của toàn công ty; chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác an ninh quốc phòng của công ty.

Các phòng ban, phân xưởng của công ty tuy có chức năng nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một qui trình sản xuất kinh doanh khép kín, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lợi tức cao. Với Sơ đồ chức bộ máy quản lý của công ty như đã trình bày, thực tế trong Công ty còn có các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội cựu chiến binh được tổ chức sinh hoạt trong công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.1. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 2011 - 2013 Công ty TNHH NN MTV Diesel Sông Công

Chỉ tiêu Mã số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 2 4 5 6

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 584.143.636.735 522.056.840.264 535.056.840.264 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 2.877.318.749 1.264.105.154 1.638.319.470 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(10 = 01 - 02) 10 581.266.317.986 520.792.735.110 533.418.520.794

4. Giá vốn hàng bán 11 379.693.363.878 313.234.104.158 321.034.104.158

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

(20 = 10 - 11) 20 201.572.954.108 207.558.630.952 212.384.416.636

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 462.538.244 372.582.461 402.367.469

7. Chi phí tài chính 22 3.524.652.456 5.367.135.885 3.854.621.580

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23

8. Chi phí bán hàng 24 93.125.641.453 95.685.423.546 101.854.364.852

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 91.564.258.312 93.312.564.872 96.031.524.687 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

(30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)) 30 13.820.940.131 13.566.089.110 11.046.272.986

11. Thu nhập khác 31 1.145.324.215 1.012.358.546 1.212.358.469

12. Chi phí khác 32 1.053.454.552 1.305.846.284 1.134.568.549

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 91.869.663 -293.487.738 77.789.920 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 13.912.809.794 13.272.601.372 11.124.062.906 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 3.478.202.449 3.318.150.343 2.796.058.420

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

(60 = 50 - 51 - 52) 60 10.434.607.346 9.954.451.029 8.328.004.486

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy lần lượt trong các năm 2011 - 2013 lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp lần lượt giảm, từ 10.434.607.346 đồng năm 2011 xuống còn 9.954.451.029 đồng năm 2012 (giảm 4,82%), và năm 2013 là 8.328.004.486 đồng giảm 19,53% so với năm 2012 , sự sụt giảm này được ban lãnh đạo công ty đánh giá là do tình hình suy thoái kinh tế, thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao và sức mua suy giảm, phí bảo trì đường bộ được ban hành làm các sản phẩm cơ khí của công ty với đối tác Honda bị ảnh hưởng. Một số sản phẩm của công ty bị tiêu thụ chậm, đặc biệt là loại hộp số nuôi trồng thủy sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Nguồn nhân lực

Bảng 3.2. Cơ cấu lao động

Năm 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Tuyệt đối

(ngƣời) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (ngƣời) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (ngƣời) Tỷ trọng (%) (ngƣời) % (ngƣời) % Tổng số lao động 1.047 100 1.050 100 1.103 100 3 0,29 53 4,81

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước MTV diesel sông công (Trang 51 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)