5. Bố cục luận văn
3.2.4. Nội dung chương trình đào tạo
Qua bảng 3.6, tác giả có nhận thấy rằng, về chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo của công ty trong 3 năm trở lại đây có sự biến động theo chiều hướng tăng lên, điều này phản ánh thực trạng vấn đề đào tạo về chuyên môn cho cán bộ, nhân viên trong công ty đang được chú trọng và quan tâm. Riêng nghiệp vụ vận hành thiết bị cán kéo kim loại có xu hướng giảm số lượng lượt người học theo từng năm là do nhu cầu về nghiệp vụ này đã được đảm bảo, ổn định ; trong khi đó các kỹ thuật mới như luyện thép, đúc gang cầu, lập trình máy CNC đang là mặt hàng chủ đạo của công ty với yêu cầu ngày càng khắt khe từ các đối tác trong và ngoài nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.7. Nội dung chƣơng trình đào tạo tại Công ty Disoco
TT Chƣơng trình đào tạo
Số lớp, số lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo từng năm 2011 2012 2013 Số lớp (lớp) Số ngƣời đƣợc đào tạo (lượt người) Số lớp (lớp) Số ngƣời đƣợc đào tạo (lượt người) Số lớp (lớp) Số ngƣời đƣợc đào tạo (lượt người)
I Chuyên môn nghiệp vụ
1 Vận hành thiết bị cán kéo kim loại 4 276 2 213 3 189 2 Nâng cao kỹ thuật luyện thép 2 126 2 143 1 211 3 Huấn luyện vận hành cầu trục 0 0 1 17 1 20 4 Huấn luyện vận hành trạm ôxy
- khí nén 2 0 1 16 1 30 5 Nghiệp vụ gia công đo, cắt, sử dụng
các loại dầu cắt gọt và bôi trơn 3 198 1 75 1 92 6 Tiếp nhận chuyển giao công nghệ
cầu hóa (đúc gang cầu) Initek 0 0 2 26 2 80 7 Kỹ thuật lập trình, vận hành
máy tiện CNC kiểu đứng 1 8 1 16 1 55 8 Kỹ thuật lập trình, vận hành
máy phay CNC 0 0 1 17 2 42 9 Nghiệp vụ ngoại thương 0 0 1 5 1 7 10 Nghiệp vụ quản đốc 1 4 1 10 1 12
II Đào tạo thƣờng xuyên
1 Hệ thống quản lý ISO9000 &
ISO 14000, ISO50000 8 536 4 331 3 160 2 Hướng dẫn an toàn lao động
và vệ sinh công nghiệp 3 86 2 112 1 29 3 Đào tạo về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả 1 92 1 57 1 14 4 Chính sách sản phẩm 0 0 0 0 0 0 5 Chính sách bảo mật 1 10 1 10 0 0
II Đào tạo kỹ năng
1 Kỹ năng Lãnh đạo 0 0 1 12 1 8
2 Kỹ năng giải quyết Xung đột 1 4 0 0 2 2 3 Kỹ năng Đàm phán Hiệu quả 2 8 0 0 1 2 4 Kỹ năng Làm việc nhóm 0 0 1 24 1 0 5 Quản lý Kênh Phân phối 1 3 1 10 2 11
III Đào tạo hội nhập
1 Đào tạo cán bộ mới 1 17 1 15 1 21
IV Tổng cộng 31 1368 25 1109 27 985
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Về tình hình tổ chức các lớp đào tạo thường xuyên và đào tạo kỹ năng giảm qua các năm, nguyên nhân là do các chương trình đào tạo thường xuyên qua các năm vẫn được giảng dạy theo nội dung cũ nên những đối tượng đã được đào tạo công ty không tổ chức đào tạo lại, mà chỉ tiến hành đào tạo cho những lao động mới, hoặc chuyển vị trí làm việc khác thì được đào tạo lại như lao động tuyển mới. Các chương trình đào tạo kỹ năng giảm do các chương trình đào tạo của công ty tập trung vào việc đào tạo chuyên môn cho đội ngũ công nhân viên, và do mô hình công ty nhà nước góp vốn nên cách làm việc vẫn còn mang hơi hướng bao cấp. Việc đào tạo cán bộ mới vẫn được tiến hành, ổn định.
3.2.5. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Bƣớc Trách nhiệm Lƣu đồ 1 2 3 4 5 6
Các xưởng, P. chuyên môn; Phòng Nhân sự; Ban Giám đốc Phòng Nhân sự
Giám đốc
P. Nhân sự; Đơn vị đào tạo
P. Nhân sự; Trưởng các P.Chuyên môn, Phân xưởng
P. Nhân sự
Các P. Chuyên môn, Phân xưởng có cán bộ được đào tạo
Phê duyệt
Đánh giá kết quả đào tạo
- Tổng hợp yêu cầu đào tạo - Lập kế hoạch đào tạo - Xác định nhu cầu đào tạo - Lập yêu cầu đào tạo
Thực hiện chương trình đào tạo Không đạt Lƣu Hồ sơ Đạt Đạt Loại Không đạt Đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sơ đồ 3.3. Lưu đồ đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo (Bước1)
Đào tạo theo kế hoạch: Tháng 1 hàng năm, các đơn vị trong công ty
căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị và định hướng phát triển của Công ty, trên cơ sở doanh thu, kế hoạch của từng đơn vị, phòng ban xác định nhu cầu đào tạo và lập phiếu yêu cầu đào tạo gửi về phòng Nhân sự của Công ty; Phòng Nhân sự chịu trách nhiệm tập hợp yêu cầu, xem xét lập kế hoạch tổ chức đào tạo và lưu hồ sơ.
Đào tạo bổ sung: Việc tuyển mới hay điều động cán bộ sang một bộ
phận khác, hay người này phải kiêm nhiệm, làm nhiệm vụ khác, các công việc khác ngoài công việc mình đang đảm nhiệm là cơ sở của việc đào tạo bổ sung. Việc đào tạo bổ sung xuất phát theo không theo chương trình, kế hoạch đã định sẵn mà xuất phát từ khối lượng công việc được giao, các đơn vị xác định nhu cầu sử dụng lao động và lập phiếu yêu cầu bổ sung lao động.
Tổng hợp yêu cầu đào tạo (Bước 2): Phòng Nhân sự căn cứ các phiếu yêu cầu ở bước 1; Căn cứ vào việc đào tạo định kỳ hàng năm để tiến hành tổng hợp và lập kế hoạch đào tạo trong năm. Ở bước 2 này có hai trường hợp như sau:
- Nếu yêu cầu từ các đơn vị phù hợp với chương trình đào tạo của công ty thì trưởng Phòng Nhân sự phê duyệt trực tiếp vào các phiếu yêu cầu đào tạo.
- Nếu yêu cầu từ các đơn vị không phù hợp với chương trình đào tạo của công ty thì trưởng Phòng Nhân sự cùng đơn vị có yêu cầu xem xét thống nhất từng yêu cầu cụ thể trên phiếu yêu cầu đào tạo của đơn vị.
Phê duyệt kế hoạch đào tạo (Bước 3): Kế hoạch đào tạo sau khi được phòng Nhân sự tổng hợp lại sẽ được trình Giám đốc xem xét, phê duyệt kế hoạch đào tạo của công ty theo biểu mẫu quy định. Nếu đạt, yêu cầu đào tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sẽ được phê duyệt vào chuyển sang bước 4 thực hiện. Nếu không đạt, trả lại cho phòng Nhân sự, đơn vị có yêu cầu xem xét và lập lại.
Thực hiện chƣơng trình đào tạo (Bước 4): Theo kế hoạch đào tạo đã được Giám đốc phê duyệt, tuỳ theo nội dung đào tạo, trình độ cần đào tạo và khả năng tự đào tạo của công ty phòng Nhân sự xem xét, tiến hành đào tạo nội bộ hoặc đào tạo bên ngoài. Các bước thực hiện như sau:
- Đào tạo định kỳ: Hàng năm vào tháng 1 phòng Nhân sự tổ chức, giám sát quá trình đào tạo cho người lao động trong toàn công ty về các lĩnh vực: Hệ thống quản lý theo ISO; Phòng chống bệnh nghề nghiệp và cấp cứu, sơ cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn; An toàn và an toàn vệ sinh công nghiệp.
- Đào tạo nội bộ: Phòng Nhân sự chịu trách nhiệm tổ chức lớp, giám sát quá trình đào tạo, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ định giảng viên hoặc thuê giáo viên bên ngoài về dạy tại Công ty. Các giảng viên phải lập chương trình, chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, phòng Nhân sự giám sát quá trình đào tạo.
- Đào tạo bên ngoài: Các phòng ban chuyên môn có trách nhiệm liên hệ với cơ sở đào tạo bên ngoài về nội dung đào tạo, thời gian, địa điểm và kinh phí khoá đào tạo. Phòng Nhân sự ra quyết định cử học viên tham dự lớp học, lập hợp đồng đào tạo theo mẫu của cơ quan bên ngoài. Kết thúc khoá học, học viên phải nộp cho phòng nhân sự văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận (nếu có), hoặc báo cáo thu hoạch về nội dung được đào tạo (trường hợp không có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận).
* Đào tạo theo yêu cầu đột xuất (được thực hiện theo trình tự đào tạo): Đào tạo khi mới tuyển dụng: Người lao động được tuyển dụng vào công ty cho dù là làm ở vị trí lao động gián tiếp hay lao động trực tiếp thì đều được công ty tổ chức buổi giới thiệu về công ty. Trong buổi định hướng này, nhân viên mới sẽ được giới thiệu các quy định, nội quy làm việc của công ty, các chế độ đãi ngộ như lương, thưởng, các phúc lợi khác, các chính sách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thăng tiến nếu họ làm việc tốt… Khi nhân viên mới vào làm việc tại công ty sẽ được những nhân viên có kinh nghiệm hướng dẫn, đào tạo. Công tác đào tạo được thực hiện cho nhân viên mới chủ yếu là đào tạo tại chỗ.
Đào tạo do chuyển đổi việc làm hoặc thay đổi quy trình công nghệ mới, lắp đặt thiết bị mới: tuỳ theo tính chất phức tạp phòng Nhân sự kết hợp cùng phòng kỹ thuật và đơn vị chuyển giao công nghệ quyết định loại hình đào tạo (đào tạo nội bộ hoặc đào tạo bên ngoài).
Đánh giá kết quả đào tạo (Bước 5): Sau khi kết thúc khoá học phòng Nhân sự cùng các đơn vị liên quan, giảng viên đánh giá kết quả học tập của các học viên ghi vào sổ theo dõi (đối với đào tạo nội bộ); chứng chỉ, chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp hoặc báo cáo kết quả đào tạo do cơ quan giảng dạy lập (đối với đào tạo bên ngoài).
Đối với các học viên đạt yêu cầu nộp kết quả về phòng Nhân sự, phòng Nhân sự thông báo với đơn vị có yêu cầu (quyết định điều động hoặc giấy bố trí công việc).
Những học viên không đạt kết quả đào tạo được chia ra như sau: Loại ra không đào tạo lại hoặc đào tạo theo nội dung khác hoặc thông báo cho đơn vị để xác định nhu cầu đào tạo theo nội dung khác.
Lƣu hồ sơ đào tạo (Bước 6):Các đơn vị chức năng cập nhật và lưu các hồ sơ của quá trình đào tạo bao gồm:
Phòng Nhân sự: Phiếu yêu cầu đào tạo; Kế hoạch đào tạo; Đề xuất chương trình đào tạo; Quyết định về việc đào tạo; Biên bản đánh giá kết quả đào tạo, bản sao chứng chỉ (nếu có); Bản sao Chứng chỉ, Bằng tốt nghiệp (đối với đào tạo bên ngoài).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ban ISO: Lưu bài thu hoạch và biểu theo quy định; Ban ATMT: lưu bài thu hoạch và biểu theo quy định.