5. Bố cục luận văn
1.4.2 Nhân tố bên ngoài
Các nhân tố chính phủ, pháp luật và chính trị tác động đến tổ chức cũng như công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội nhưng cũng có thể gây trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho tổ chức. Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách sẽ tạo điều kiện cho công tác đào tạo và phát triển được thực hiện một cách suôn sẻ; nó cũng luôn là sự hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư mà đầu tư cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không phải là ngoại lệ. Hệ thống pháp luật về việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xây dựng và hoàn thiện cũng là điều kiện thuận lợi cho công tác này cũng như các tổ chức.
Trong thời gian gần đây, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xã hội đề cập tới ngày càng nhiều. Tuy nhiên phần lớn các quan điểm về vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chỉ mới đề cập đến khía cạnh chuyên môn việc làm mà chưa đề cập tới thái độ thực hiện chuyên môn đó. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, khi nói đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải quan tâm đến cả hai khía cạnh: Phải đào tạo,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trang bị kiến thức, kỹ năng cho người lao động có đủ năng lực đề hoàn thành công việc được giao cũng như để có thể thích ứng với công việc mới khi có sự thay đổi; Phải giáo dục cho người lao động có thái độ trách nhiệm đúng mực với công việc được giao.
Trước hết nói về năng lực: năng lực của một người lao động là một tập hợp bao gồm các kiến thức, kỹ năng… và có thể hình thành từ nhiều con đường khác nhau thông qua đào tạo và tự đào tạo. Cần lưu ý là không nên đánh đồng năng lực với trình độ đào tạo: Khi nói đến trình độ đào tạo là nói đến cấp bậc đào tạo đã đạt được; Năng lực là mức độ thể hiện của trình độ đào tạo, thể hiện năng lực làm việc. Năng lực làm việc là mục tiêu cao nhất của hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đối với người lao động, năng lực làm việc thể hiện qua khả năng tư duy, xử lý công việc…
Về thái độ thực hiện công việc: Thái độ của người lao động đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công việc. Cần phải kết hợp thái độ trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc, có trách nhiệm với cơ quan, có trách nhiệm với đồng nghiệp, có trách nhiệm với khách hàng… Thái độ đó thể hiện qua sự mẫn cán, tự chủ, tính sáng tạo và nghiêm khắc vơi bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Qua đây, chúng ta nhận thấy các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến các yếu tố của con người mà cần chú ý đến các yếu tố quản lý để có những hướng điều chỉnh, phát triển hay duy trì và thay đổi chương trình đào tạo và phát triển cho người lao động nhằm đem lại hiệu quả và đồng thời tạo động lực cho cá nhân người lao động làm việc tốt hơn.