Bảng2.6: Tổng hợp kết quả tuyển dụng qua các năm với lao động trong danh sách
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Đại học Cử nhân 13 19,4 7 12,5 9 12,1 Kĩ sư 18 26,8 5 8,9 27 36,4 CĐ-TC nghề 16 23,8 21 37,5 17 23 Công nhân 20 30 23 41,1 21 28,2 Tổng 67 100 56 100 74 100 Bậc 1 41 61,2 32 57,1 36 44,6 Bậc lớn hơn 1 26 38,8 24 42,9 38 55,4
(Nguồn: Dữ liệu lưu-PTCLDHC) Từ bảng 2.6 ta thấy, năm 2009 số lao động được tuyển có trình độ đại học là it nhất, còn lại năm 2008 và năm 2010 số lao động có trình độ đạo học được tuyển tương đối cao chiếm hơn 40%. Điều này cho thấy công ty luôn tìm kiếm nguồn lao động có trình độ, tuy nhiên số lượng tuyển phải phù hợp với tình hình sản xuất. Lao động trong danh sách là lực lượng hoạt động thường xuyên tại công ty nhưng chiếm tỷ trọng ít hơn nhiều so với lao động mùa vụ. Vì vậy, việc tuyển dụng nguồn có trình độ, tay nghề cao là yêu cầu cần thiết. CĐ-TC nghề gồm: trung cấp kế toán, thủ
kho, trung cấp kĩ thuật-xây dựng, cao đẳng kinh tế, cao dẳng xây dựng. CĐ-TC nghề và công nhân số lượng tuyển qua các năm là tương đối ổn định.
Cũng theo bảng 2.6 ta thấy, tỉ lệ người mới được tuyển có bậc 1 còn khá cao. Điều này cho thấy một lượng lớn lực lượng mới được tuyển vào công ty còn rất trẻ, ít kinh nghiệm, ít sự tiếp cận về công việc. Tuy nhiên so sánh giữa các năm ta thấy tỉ lệ lao động bậc 1 có xu hướng giảm, trong khi đó tỉ lệ lao động trên bậc 1 tăng. Điều này cho thấy hướng dịch chuyển tích cực khi Công ty đã thu hút lực lượng lao động có tay nghề và kinh nghiệm.