Quảng Ninh từ năm 2007 - 4/2012
Theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã nêu rõ về danh mục các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc.
Thực hiện chương trình khống chế bệnh LMLM giai đoạn I (2006-2010) và giai đoạn II (2011-2015) của Bộ NN&PTNT. UBNN tỉnh Quảng Ninh - Sở NN & PTNT đã trực tiếp chỉ đạo và giao cho Chi cục Thú y tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc trên toàn tỉnh. Kết quả tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu bò tại tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007 đến
hết đợt một năm 2012 được trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11: Diễn biến về tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu bò tại tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007 - 4/2012
Năm Kế hoạch (con) Thực tế (con) (%)kế hoạch năm
2007 96.577 54.325 56,25 2008 91.754 62.500 68,12 2009 90.167 56.911 63,12 2010 88.962 58.798 66,09 2011 78.570 61.300 78,02 4/2012 78.950 62.556 79,23
Kết quả trên bảng 3.11 cho thấy: Công tác tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu bò tại Quảng Ninh trong những năm đầu thực hiện chương trình khống chế bệnh LMLM giai đoạn I nhìn chung đạt tỷ lệ thấp: Năm 2007 đạt tỷ lệ 56,25%, năm 2008 đạt tỷ lệ 68,12%. Điều đáng lo ngại là sang năm 2009 và 2010 tỷ lệ tiêm phòng có xu hướng giảm, năm thấp nhất là năm 2009 tỷ lệ tiêm phòng chỉ còn 63,12% và năm cao nhất cũng chỉ đạt 79,23 % (năm 2012).
Như vậy, kết quả tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu bò tại tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn đầu của chương trình Quốc gia khống chế bệnh LMLM nói chung vẫn còn thấp, chưa đạt theo yêu cầu của chương trình là phải đạt tỷ lệ 80% đối với các vùng thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc. Trong khi đó Quảng Ninh thuộc vùng khống chế, theo quy định vùng này thuộc diện bắt buộc phải tiêm phòng.
Kết quả tiêm phòng có tỷ lệ chưa cao như vậy chứng tỏ người dân chưa thực sự ủng hộ trong công tác tiêm phòng và theo chúng tôi kết quả tiêm phòng thấp là một trong những nguyên nhân mà cuối năm 2010 và đầu năm 2011 dịch LMLM bùng phát đối ở Quảng Ninh trên diện rộng.
Để nhanh chóng khắc phục tình trạng này, theo chúng tôi Ban phòng chống dịch tỉnh Quảng Ninh cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, kết hợp tuyên truyền sâu, rộng về mức độ nguy hiểm của bệnh LMLM tới người dân. Đặc biệt, cần công khai chính sách hỗ trợ khi có dịch để người dân tự giác chấp hành các biện pháp phòng dịch theo quy định. Riêng ngành Thú y cần được quan tâm hơn nữa của chính quyền các cấp cũng như có sự phối hợp tích cực của các ban ngành chức năng trong việc kiểm
tra, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm, mua bán và vận chuyển trái phép gia súc chưa qua kiểm dịch, góp phần đẩy mạnh sự phát triển chăn nuôi, cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.