Đặc tính nuôi cấy tổ chức và tế bào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự lưu hành của vi rút lở mồm long móng trên trâu, bò và hiệu lực của vắc xin trong công tác phòng dịch lở mồm long móng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 27)

Nhiều tác giả đã nuôi cấy vi rút LMLM trên da của thai lợn, thai bò còn sống

(giữ thai sống bằng phương pháp nhân tạo) hoặc tiêm vi rút LMLM vào phúc xoang

chuột nhắt con, kết quả cho thấy tính kháng nguyên của vi rút không thay đổi.

Mô động vật nuôi cấy thích hợp nhất với vi rút LMLM là thượng bì lưỡi bò trưởng thành. Lưỡi bò tươi, thu thập ngay sau khi giết mổ bò, bảo quản ngay trong lạnh 2-3°C không quá 8 ngày. Vi rút LMLM phát triển ở thượng bì gây nhiễm hình

thành mụn nước. Các mảnh thượng bì lưỡi có mụn nước là vật liệu chứa vi rút được dùng để tiếp đời hoặc thu vi rút chế vắc xin. Vi rút LMLM có thể giữ nguyên độc lực sau khi tiếp đời vi rút trên mô thượng bì lưỡi bò sau vài chục lần, phương pháp thường được dùng để nhân vi rút chế vắc xin vô hoạt.

Môi trường tế bào tốt nhất là lấy từ tuyến yên của bò hoặc lợn, thận bê hoặc cừu non, hoặc các dòng tế bào có độ mẫn cảm.

chủng này đã sinh trưởng phù hợp trong môi trường BHK 21 (Geoffey W, 1989) [46].

Chế kháng nguyên: Dùng chuột lang từ 2-7 ngày tuổi để gây bệnh, sau 24 giờ có thủy thũng hoặc mọc mụn nước, sau đó thu dịch thủy thũng hoặc mụn nước cấy vào môi trường tế bào, sau 24 giờ xuất hiện bệnh tích và tế bào chết. Thu dịch (trong môi trường có chứa vi rút được giải phóng từ tế bào) để làm kháng nguyên trong phản ứng ELISA. Nếu tế bào không biến đổi hoặc chuột bị chết, phải cấy truyền hai lần liên tiếp cách nhau 48 giờ với huyễn dịch vi rút- tế bào đông tan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự lưu hành của vi rút lở mồm long móng trên trâu, bò và hiệu lực của vắc xin trong công tác phòng dịch lở mồm long móng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 26 - 27)