Miễn dịch trong bệnh LMLM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự lưu hành của vi rút lở mồm long móng trên trâu, bò và hiệu lực của vắc xin trong công tác phòng dịch lở mồm long móng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 96)

Theo Tô Long Thành (2000) [22], sau khi vi rút LMLM xâm nhập vào cơ thể động vật, chúng nhân lên, phá huỷ tế bào vật chủ gây sốt và tạo miễn dịch. Cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch trung gian tế bào đều xuất hiện trong bệnh LMLM, trong đó vai trò của miễn dịch trung gian tế bào đặc biệt quan trọng.

1.3.7.1. Miễn dịch dịch thể trong bệnh LMLM

Theo nguyên lý chung, khi kháng nguyên vào cơ thể, trước hết được các tế bào “trình diện kháng nguyên-APC” nhận biết, thực bào và phân cắt thành những đoạn peptid nhỏ, gắn với phân tử MHC loại II và trình diện trên bề mặt tế bào. Tế bào T hỗ trợ (TH) nhóm 2 (TH2) có thể nhận biết được tổ hợp MHC II-Peptid. Tương tác giữa tế bào B-T nhận biết qua tổ hợp MHC II-Peptid và ligand 40 đủ để cho tế bào (TH2) tiết cytokine, kích thích tế bào B tăng sinh, biệt hóa và sản xuất kháng thể. Trong số các tế bào B tăng sinh, một số tế bào biệt hóa thành tế bào nhớ (BM).

Ở những con vật tiếp xúc với kháng nguyên lần đầu, đáp ứng miễn dịch thường chậm và ở mức thấp. Khi tiếp xúc kháng nguyên lần thứ hai và những lần sau đó, đáp ứng miễn dịch xảy ra sớm hơn và ở mức cao hơn (miễn dịch thứ phát). Đặc điểm về thời gian và mức độ đáp ứng miễn dịch chính là cơ sở khoa học của

việc tiêm phòng nhắc lại nhằm tạo miễn dịch chắc chắn cao và kéo dài.

Quá trình đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng vi rút LMLM phụ thuộc lớn vào tế bào T. Trong miễn dịch dịch thể bệnh LMLM, tế bào CD4+ được hoạt hóa nhanh chóng, giúp tế bào B tạo kháng thể sớm (Childerstone và cs, 1999) [36]. Gia súc nhiễm vi rút LMLM thường sản sinh kháng thể IgM đầu tiên sau 3-5 ngày (nhiễm vi rút hoặc tiêm vắc xin) và đạt mức cao nhất sau 5-10 ngày; kháng thể IgG1 và IgG2 xuất hiện từ ngày thứ 4 và đạt đỉnh cao lúc 15-20 ngày.

Trong tiêm phòng, kháng thể đặc hiệu tồn tại ở mức cao, kéo dài 4-6 tháng ở bò (đối với lợn, thời độ dài miễn dịch ngắn hơn), sau đó giảm dần, con vật lại mẫn cảm với căn bệnh. Tác dụng bảo hộ kháng vi rút LMLM chủ yếu dựa vào kháng thể trung hòa. Tuy nhiên, kháng thể trung hòa đơn độc không phải lúc nào cũng có khả năng khống chế sự lây nhiễm bệnh LMLM, một số con vật đã được tiêm vắc xin có rất ít hoặc không có kháng thể trung hòa nhưng vẫn có sức đề kháng chống lại căn bệnh (Becker Y, 1994) [34].

Gia súc nhiễm bệnh thường có đáp ứng miễn dịch cao hơn và kéo dài hơn so với đáp ứng miễn dịch do vắc xin. Sau khi lành bệnh, con vật có miễn dịch kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm hay vài năm. Miễn dịch có thể truyền cho con qua sữa đầu và kéo dài 3 tháng.

1.3.7.2. Miễn dịch tế bào

Theo Eugui E. M., Emery D. L, (1981) [42], thụ thể nhận biết kháng nguyên trên bề mặt tế bào T (T-cell receptor: TCR) có cấu trúc và cơ chế hình thành, biệt hóa, chọn lọc và nhớ giống như trường hợp hình thành kháng thể trình bày trên đây. Gene mã hóa cho TCR cũng có cấu trúc 2 vùng: không biến đổi và siêu biến, cũng có 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ và quá trình hoàn thiện ái lực cũng như đột biến và chọn lọc. Sự hình thành TCR khác với kháng thể ở 2 điểm: (1) TCR nhận biết kháng nguyên trên bề mặt tế bào “trình diện kháng nguyên” đã được chuẩn bị trước, thường là những peptid+MHC; và (2) TCR chỉ phân bố trên bề mặt tế bào, không tiết vào dịch thể của cơ thể. Kết quả của quá trình chọn dòng tế bào T cũng là dòng đặc hiệu (có khả năng nhớ) với một loại kháng nguyên với ái lực rất cao.

bị kháng nguyên của các loại tế bào khác nhau, trình diễn bởi MHC trên bề mặt: (i)

các kháng nguyên ngoại tế bào được thực bào và trình diễn trên bề mặt cùng MHC- II. Quá trình này chỉ được thực hiện bởi các tế bào “trình diện kháng nguyên”

chuyên nghiệp: dendritic, macrophage; (ii) các kháng nguyên nội tế bào, được sinh tổng hợp trong nguyên sinh chất được trình diễn bởi MHC - I. Quá trình này được

thực hiện bởi tất cả các tế bào nhiễm vi rút. (2) Loại tế bào T: (i) Tế bào lympho T

chuyên diệt tế bào (Cytotoxic T cell: Tc) chỉ nhận biết tổ hợp peptid – MHC - I và (ii) các TH chỉ nhận biết tổ hợp kháng nguyên- MHC-II.

Từ hai nguyên tắc trên, cơ chế tác dụng chính của miễn dịch tế bào gồm: (i) Tế bào lympho chuyên diệt Tc nhận biết tất cả các tế bào nhiễm vi rút và loại

trừ/tiêu diệt để bảo vệ các tế bào lành và (ii) Tế bào TH1 nhận biết các macrophage làm trung gian kích thích quá trình tiêu diệt căn bệnh.

Như vậy, trong miễn dịch tế bào, tế bào T đóng vai trò quan trọng, chúng loại bỏ mầm bệnh, hạn chế đến mức tối thiểu tổn thương do vi rút gây ra. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã xác nhận vai trò quan trọng của miễn dịch

trung gian tế bào trong phòng vệ và hồi phục động vật nhiễm LMLM.

Theo Collen T. et al, (1998) [38] đáp ứng miễn dịch tế bào thường chỉ xuất

hiện khi con vật nhiễm vi rút sống hoặc được tiêm vắc xin nhược độc. Sự khác nhau

về bản chất kháng nguyên quyết định loại đáp ứng miễn dịch. Trong thực tế, các vắc xin LMLM thường là vắc xin vô hoạt, vi rút đã bị diệt, chúng chỉ kích ứng các tế bào T CD4+ (giúp sản sinh kháng thể) mà không kích hoạt các tế bào T CD8+ (giúp đáp ứng trung gian tế bào).

1.3.7.3. Cytokines

Vi rút LMLM rất nhạy cảm với Interferon α (IFN α) và Interferon β (IFN β). IFN α và interferon β là nhân tố đầu tiên của tế bào cơ thể chống lại sự nhiễm vi rút. Các tế bào bị nhiễm vi rút được kích thích để nhanh chóng tiết ra IFN α và IFN β,

tiếp nhận với các thành phần cảm nhận cụ thể trên tế bào gần bên, hoạt hóa chúng

trở thành tế bào chống vi rút thông qua một chuỗi các phản ứng và dẫn đến sự hoạt động của gene kích thích IFN α và IFN β (Chinsangaram J và cs, 2001) [37].

IFN α và IFN β. IFN α và IFN β có thể có tác dụng đối với cơ thể sống như là một tác nhân chống lại vi rút LMLM. IFN α và IFN β là các chất lý tưởng cho sự đáp ứng miễn dịch một cách nhanh chóng chống lại vi rút LMLM ở động vật bởi vì nó cần một khoảng thời gian ngắn để hoạt động, trong khi tiêm vắc xin phải cần một

khoảng thời gian từ 7-14 ngày để tạo ra miễn dịch.

Ngày nay, công nghệ vắc xin ADN tạo điều kiện cho việc sử dụng Cytokine như là tác nhân điều khiển trong tiêm phòng để kích thích các phản ứng miễn dịch. Việc tiêm vắc xin có thể kết hợp với các chất kích ứng miễn dịch như interleukin-1

(IL-1) và IL - 1α.

1.3.7.4. Miễn dịch chéo

Hiện tại, có 7 type vi rút LMLM (O, A, C, Asia-1, SAT-1, SAT-2 và SAT- 3). Các vi rút này khác nhau về kiểu gene (dựa trên so sánh trình tự VP1) và đặc

tính huyết thanh học type. Những type này lại phân chia thành nhiều type phụ

(subtype) khác nhau bởi những đặc tính miễn dịch học (cấu trúc kháng nguyên, độc

lực…). Các type/subtype vi rút này đều gây bệnh LMLM với những triệu chứng lâm sàng giống nhau (Samuel A.R., Knowles N.J, 2001) [55].

Theo Feng Q. et al (2004) [43], giữa các type do không có sự đồng nhất về đặc tính kháng nguyên, chúng không có miễn dịch chéo. Gia súc đã mắc bệnh do 1type không có miễn dịch bảo hộ với type khác. Miễn dịch bảo hộ chéo chỉ tồn tại giữa một số subtype của cùng 1type.

Trong thực tế có những trường hợp con vật đã bị bệnh lại có thể tái phát,

hiện tượng này do vi rút các type khác nhau có mặt ở cùng một ổ dịch. Con vật lành

bệnh với 1 type nhưng mắc bệnh lại do type khác. Đối với 3 type O, A, C, trong một ổ dịch có thể có sự kết hợp của các type này, nhưng thông thường chỉ một type chiếm ưu thế. Đây chính là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn vắc xin phù hợp chủng

nhằm tránh trường hợp gia súc đã được tiêm phòng nhưng vẫn mắc bệnh do không

có miễn dịch đặc hiệu với chủng lưu hành, đồng thời hạn chế kinh phí dành cho việc sử dụng vắc xin không phù hợp chủng. Để có thể sử dụng vắc xin một cách có

và định type vi rút LMLM.

1.3.8. Triệu chứng và bệnh tích

1.3.8.1. Triệu chứng

* Triệu chứng ở trâu bò:

Theo Cục Thú y, Sổ tay phòng chống bệnh LMLM (2003) [32], thời gian nung bệnh từ 2-5 ngày, trung bình 3-5 ngày có khi chỉ 16 giờ. Khi bệnh bắt đầu xuất hiện thì con vật sốt 40 - 410C liên tục 2-3 ngày, ủ rũ, lông dựng, đầu mũi khô, sản lượng sữa giảm, dáng điệu mệt mỏi, lừ đừ, kém ăn, thỉnh thoảng nằm gục đầu xuống, tai và đuôi không phe phẩy, nằm xuống đứng lên có vẻ khó khăn, nặng nề, chậm chạp.

Ở miệng: Lúc sốt thì miệng nóng, niêm mạc miệng, môi, lợi, chân răng nóng, khô, đỏ ửng lưỡi dày lên và khó cử động, có con không liếm mũi được. Mụn nước bắt đầu mọc ở mép, ở môi, lợi, lưỡi, phía trong má và chân răng. Những mụn nước này có thể nhỏ bằng hạt kê, hạt ngô hoặc to hơn. Ở những nơi có mụn nước xuất hiện, tổ chức liên kết phồng lên, có màng bọc mỏng, bên trong có nước, lúc đầu nước trong vàng, về sau nước vẩn đục dần, sờ vào mụn có cảm giác mềm. Mụn có màu trắng hoặc hơi hồng. Sau một hai ngày thì mụn vỡ, lớp bọc mụn rách ra xơ xác, để lộ mặt dưới có màu đỏ hoặc mụn thủng một lỗ nhỏ có viền bị rách. Nước đục chảy ra hoà lẫn với nước bọt thành chất bọt đặc dính có từng mảng màng. Mụn nước vỡ, các màng niêm mạc mất đi để lại vết loét sâu, rộng, màu hồng trắng, có phủ một lớp chất màu vàng, sau vài ngày thì bắt đầu hình thành sẹo. Nước bọt lúc đầu chảy ra ít và trong, khi mụn vỡ thì nước bọt chảy ra nhiều, mồm hôi, trong nước bọt đôi khi có máu hoặc dịch lâm ba màu vàng, tiếng chép miệng đặc trưng.

Hình 1.3: Triệu chứng và bệnh tích ở miệng bò bị bệnh LMLM [57]

Ở chân: Khi con vật có biểu hiện kém ăn, móng chân bắt đầu nóng, đau, vành móng hơi sưng, da mỏng có màu trắng hồng, tụ máu phồng lên. Con vật đứng không yên, chân đau, bước đi khó khăn, dò dẫm, không dám bước mạnh. Có khi què nặng, con vật nằm một chỗ, vành móng mưng mủ, phồng lên. Sau 1-2 hôm thì mụn nước bắt đầu thấy rõ ở kẽ chân, mụn trắng dài lấp cả kẽ chân. Mụn nước vỡ, làm rách lớp da kẽ chân, phần da sau gót cũng bị loét làm hở móng, có khi long móng ở những con bị nặng. Mụn vỡ chảy nước mùi hôi thối và để lộ lớp bì bên trong màu đỏ. Nếu giữ gìn vệ sinh tốt, không để bị nhiễm trùng thì sau 10-15 ngày lớp bì màu đỏ biến thành da non, chân lành, con vật đi lại bình thường.

Ở vú: Bầu vú bị sưng, mụn nước mọc ở đầu núm vú, mụn có thể to bằng quả mận, da xung quanh mụn màu đỏ, sau 2-6 ngày thì vỡ để lại vết xước bằng phẳng dưới dạng vảy. Bầu vú bị tổn thương, việc vắt sữa khó khăn, sữa thay đổi tính chất: lỏng, màu vàng, mùi hôi và sản lượng sữa giảm nhiều. Nếu không vắt sữa thì mụn lâu vỡ nhưng khi vỡ thì mau lành. Sau khi khỏi bệnh, sản lượng sữa thấp hơn trước, có trường hợp cạn sữa hẳn.

Hình 1.4: Bệnh tích ở vú bò bị bệnh LMLM[58]

Các triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng như mô tả ở trên, có trường hợp sau khi mụn nước ở miệng, móng vỡ thì con vật đi tháo trong 2-3 ngày, trong phân có chất nhầy và có khi lẫn máu. Có trường hợp thấy mụn mọc ở những vùng da mỏng như ở âm hộ, nách, ngực, bụng, trong đùi. Một số trường hợp khác ở gia súc non hoặc gia súc nuôi nhốt trong chuồng ẩm thấp, thiếu vệ sinh, chăm sóc kém thì mầm bệnh nhiễm vào bộ máy tuần hoàn, vào tim và gây suy tim. Cũng có khi

bệnh nhiễm vào bộ máy tiêu hóa, hô hấp làm con vật viêm ruột, viêm phổi. * Triệu chứng ở lợn

Thời gian nung bệnh trung bình từ 2-12 ngày. Lợn sốt cao 40-410C, ủ rũ, kém ăn, chảy nhiều nước bọt màu trắng. Mụn mọc ở quanh mũi, sống mũi, niêm mạc miệng, lưỡi, đầu vú hay quanh bầu vú, kẽ móng, vành móng. Lợn đi lại khó khăn, khập khiễng, hoặc không muốn di chuyển, di chuyển bằng đầu gối, hay nằm. Sau vài ngày mụn vỡ tạo thành các vết loét, kẽ móng nứt, có khi long mất móng, da đỏ loét. Ở đầu vú lợn nái đang nuôi con cũng có mụn nước. Lợn con đang bú và lợn con cai sữa có hiện tượng ỉa chảy gầy yếu hoặc chết đột ngột, lợn choai một số ít có mụn nước còn hiện tượng loét kẽ móng thường xuyên xẩy ra (Sổ tay dịch bệnh động vật, 2002) [31].

Triệu chứng lâm sàng bệnh LMLM trên lợn khó phân biệt với các bệnh mụn nước khác như: viêm miệng mụn nước (VS), ngoại ban có mụn nước (VES) và bệnh mụn nước ở lợn (Phạm Gia Ninh và cs, 1993) [13].

1.3.8.2. Bệnh tích

Bệnh tích ở đường tiêu hóa: Niêm mạc miệng, lợi, trong má, lưỡi, họng, thực quản dạ dày và ruột non có các mụn loét. Có khi có những mảng xuất huyết, thối nát, tụ máu, bên ngoài thành ruột có mụn nước.

Ở tim: Màng bao tim xuất huyết từng điểm có khi từng đám, vùng tổn thương nhỏ, từng ổ xám, kích thước không đều, nó làm cơ tim có sọc vằn (gọi là tim rằn ri, da hổ) do mắc bệnh nhiều lần. Xét nghiệm vi thể cơ tim bị thoái hoá và hoại tử cùng với sự xâm nhập lan tràn limphô bào và đôi khi cả bạch cầu trung tính. Tổn thương ở cơ tim không phải là một đặc trưng của nhiễm vi rút LMLM và là nguyên nhân dẫn đến tử vong của gia súc non. Các bệnh tích cơ tim tương tự ở chuột con đang bú được gây nhiễm thực nghiệm với vi rút LMLM, nhưng trầm trọng hơn.

Ở đường hô hấp: Viêm khí quản, phế quản, màng phổi và phổi. Ở lách: Sưng đen.

Ở cơ vân: Các biến đổi ở cơ vân giống như biến đổi ở cơ tim. Những vùng bị hoại tử có ranh giới rõ. Về đại thể có các ổ màu xám có kích thước khác nhau. Về vi thể có các bó cơ bị hoại tử và có sự xâm nhập bạch cầu (Sổ tay phòng chống bệnh

LMLM, 2003) [32].

1.3.9. Chẩn đoán

Đối bệnh LMLM việc xác định chính xác bệnh là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt phát hiện sớm bệnh LMLM có ý nghĩa trong việc đưa ra các biện pháp khống chế và tiêu diệt mầm bệnh, giảm các thiệt hại do bệnh gây ra. Việc xác định type và subtype vi rút LMLM gây bệnh ở các vùng, địa phương có ý nghĩa quyết định trong trương trình phòng trống bệnh bằng vắc xin.

1.3.9.1. Chẩn đoán lâm sàng

Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1978) [16] chẩn đoán lâm sàng bệnh LMLM có thể được thực hiện trong trường hợp bệnh xảy ra tại khu vực đã được xác định là có dịch LMLM. Hoặc căn cứ các đặc điểm dịch tễ như: Bệnh đại lưu hành, tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ chết thấp, động vật móng guốc chẻ đều mắc bệnh.

Các triệu chứng chính của bệnh là sự suất hiện các mụn nước trong xoang miệng (lưỡi, lợi), quanh mũi, vành tiếp giáp da với móng chân, kẽ chân và các đầu vú (Đối với bò sữa). Kèm theo các triệu chứng trên là hiện tượng con vật bị què do bị đau chân gây ra khó khăn trong quá trình di chuyển, các mụn nước này tiến triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự lưu hành của vi rút lở mồm long móng trên trâu, bò và hiệu lực của vắc xin trong công tác phòng dịch lở mồm long móng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 30 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)