Sự lưu hành vi rút LMLM tự nhiên trên đàn trâu bò tại Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự lưu hành của vi rút lở mồm long móng trên trâu, bò và hiệu lực của vắc xin trong công tác phòng dịch lở mồm long móng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 68 - 72)

Đánh giá tình hình lưu hành tự nhiên của vi rút LMLM trong điều kiện không có dịch, chúng tôi tiến hành lấy mẫu huyết thanh trâu bò rồi đem xét nghiệm

bằng phương pháp 3ABC - ELISA. Do kit 3ABC - ELISA là test đặc hiệu dùng để xác định các trường hợp nhiễm vi rút LMLM tự nhiên, và có thể phát hiện kháng thể đặc hiệu trong vòng 900 ngày sau khi gia súc nhiễm bệnh, dương tính huyết

thanh học đối với trâu bò còn có ý nghĩa ám chỉ sự mang trùng (Bergman I. E,

2006) [35]. Nghiên cứu này cho phép đánh giá nguy cơ tàng trữ nguồn bệnh tại chỗ khi chưa có dịch bùng phát.

Mẫu huyết thanh trâu bò được lấy cả những con đã tiêm phòng và chưa được

tiêm phòng vắc xin LMLM ở các xã khác nhau đại diện cho các vùng của tỉnh

Quảng Ninh. Đàn trâu bò trước lúc lấy huyết thanh trong tình trạng triệu chứng lâm

sàng khỏe mạnh và đã trải qua các đợt dịch LMLM những năm trước với cường độ

2012 được thể hiện trên bảng 3.5.

Bảng 3.5: Tỷ lệ trâu bò nhiễm vi rút LMLM tự nhiên tại Quảng Ninh năm 2012

STT Địa phƣơng lấy mẫu Số mẫu kiểm tra Kết quả xét nghiệm Dƣơng tính (+) Tỷ lệ (%) Nghi ngờ (±) Âm tính (-) 1 Đông Triều 45 10 22,22 2 33 2 Uông Bí 21 3 14,29 1 17 3 Yên Hưng 40 3 7,50 1 36 4 Cẩm Phả 14 0 0,00 0 14 5 Hải Hà 40 11 27,50 2 27 6 Tiên Yên 25 5 20,00 0 20 7 Hoành Bồ 55 8 14,55 1 46 8 Móng Cái 45 2 4.44 1 42 Tổng 285 42 14,74±8,03 8 235

Kết quả xét nghiệm trên bảng 3.5 cho thấy: Trong 285 mẫu huyết thanh trâu

bò lấy ngẫu nhiên để kiểm tra có 42 mẫu dương tính với xét nghiệm 3ABC - ELISA (hay trong 285 con trâu bò được lấy ngẫu nhiên kiểm tra thì có 42 con có kháng thể được sinh ra do nhiễm vi rút LMLM tự nhiên) chiếm tỷ lệ 14,74%. Các mẫu còn lại có 8 mẫu ở thể nghi nghờ và 235 mẫu âm tính với xét nghiệm 3ABC-ELISA.

Trong bố trí thí nghiệm chúng tôi chọn 8 huyện đại diện cho các vùng địa lý

khác nhau của tỉnh Quảng Ninh (vùng núi, vùng đồng bằng trung du, vùng ven

biển). Do vậy, đánh giá tỷ lệ nhiễm vi rút LMLM tự nhiên của các huyện, thành

phố, thị xã cụ thể trong tỉnh Quảng Ninh cũng chính là đánh giá tỷ lệ lưu hành vi

rút LMLM chung của tỉnh Quảng Ninh.

Với các huyện Hải Hà, Đông Triều, Tiên Yên, Hoành Bồ, Uông Bí đây là đại

diện cho 5 huyện có tỷ lệ lưu hành vi rút LMLM tự nhiên rất cao lần lượt là

27,50%, 22,22%, 20,00% và 14,55% và 14,29% còn lại các huyện Yên Hưng,

Móng Cái là các huyện có tỷ lệ lưu hành vi rút LMLM thấp hơn lần lượt là 7,50%, 4,44%. Đặc biệt, có Cẩm Phả là địa phương không thấy sự hiện diện của vi rút

LMLM tự nhiên 0,00% (0/14 mẫu).

Điều đáng chú ý ở đây là các huyện có tỷ lệ nhiễm vi rút LMLM tự nhiên cao và những huyện có tỷ lệ nhiễm vi rút LMLM tự nhiên thấp không đại diện cho vùng địa lý cụ thể nào của tỉnh Quảng Ninh mà được xen lẫn giữa các vùng. Hơn nữa, tỷ lệ dương tính 14,74 ± 8,03% (dao động từ 0,00% của Thành phố Cẩm Phả đến 27,50% của huyện Hải Hà) cho thấy sai số giữa tỷ lệ dương tính huyết thanh học của 8 huyện là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), hay nói cách khác tỷ lệ nhiễm vi rút LMLM tự nhiên của các vùng của tỉnh Quảng Ninh là khác nhau. Sở dĩ có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm vi rút LMLM tự nhiên ở Quảng Ninh có thể được giải thích như sau:

Đối với huyện Đông Triều đây là địa phương khá phát triển về chăn nuôi bò trong những năm gần đây, đặc biệt là bò sữa. Đông Triều còn là đầu mối giao thông chính của tỉnh Quảng Ninh trong việc cung cấp hàng hóa nông lâm sản, vận chuyển gia súc và sản phẩm của chúng, do đó rất dễ phát tán mầm bệnh. Mặt khác ở những địa phương này việc chăn thả gia súc của người dân giữa các xã liền kề của hai tỉnh là cùng chung một khu vực hoặc một cánh đồng, do vậy việc lây nhiễm bệnh cho gia súc nói chung cũng như lây LMLM cho đàn trâu bò nói riêng là rất cao.

Với các huyện như: Hoành Bồ, Tiên Yên, Hải Hà cũng có tỷ lệ nhiễm vi rút LMLM tự nhiên rất cao bởi vì đây là các huyện miền núi, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, việc chăn thả gia súc của người dân vẫn theo tập quán chăn nuôi quảng canh theo lối chăn thả tự do cộng với trình độ dân trí còn hạn chế, mạng lưới thú y cơ sở mỏng và yếu...Do vậy, đây cũng là khó khăn rất lớn đối với cơ quan chuyên ngành thú y của tỉnh Quảng Ninh trong việc tuyên truyên, vận động tiêm phòng dịch cho đàn gia súc.

Đối với các huyện khác như: Yên Hưng, Cẩm Phả, Móng Cái: Đây là những huyện/thành phố người dân phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt hải sản, công nhân ngành than và dịch vụ giao thương biên giới. Do vậy, tổng số đàn trâu bò tại các địa phương này không nhiều, trong khi đó mạng lưới thú y lại khá phát triển, việc đi lại thuận tiện cho việc thống kê, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng chống dịch bệnh.

(14,74%) có kết quả gần như tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả (Dương Tất Thắng, 2007) [27] ở Nghệ An là (13,27%). Kết quả trên còn cho thấy đàn trâu bò của tỉnh Quảng Ninh ở các vùng khác nhau đều có tỷ lệ nhiễm vi rút LMLM tự nhiên khá cao, kết quả này báo động nguy cơ tái phát dịch bất cứ lúc nào.

Như vậy, năm 2012 trong 8 huyện, thành phố mà chúng tôi lấy mẫu có tới 7 huyện, thành phố có lưu hành của vi rút LMLM tự nhiên. Sự lưu hành vi rút LMLM tự nhiên ở đàn trâu bò của tỉnh Quảng Ninh còn được chúng tôi hồi cứu, tổng hợp những kết quả xét nghiệm 3ABC - ELISA do Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh cung cấp những năm về trước. Kết quả tổng hợp tỷ lệ nhiễm vi rút LMLM tự nhiên ở Quảng Ninh trong từ năm 2007-2012 được thể hiện qua bảng 3.6.

Bảng 3.6: Tỷ lệ trâu bò nhiễm vi rút LMLM tự nhiên ở Quảng Ninh qua các năm 2007 - 9/2012

STT Năm Số mẫu Kết quả xét nghiệm Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu (-) Tỷ lệ (%) Nghi ngờ (±) 1 2007 196 9 4,59 175 89,29 12 2 2008 200 13 6,5 182 91,00 5 3 2009 175 20 11,43 153 84,43 2 4 2010 164 27 16,46 137 83,54 - 5 2011 286 30 10,49 254 88,81 2 6 9/2012 285 42 14,74 235 82,46 8

Từ kết quả trên bảng 3.6 cho thấy: Từ năm 2007 - 9/2012 tại Quảng Ninh luôn luôi có lưu hành của vi rút LMLM tự nhiên: Năm 2007 có 9 mẫu dương tính trong tổng số 196 mẫu kiểm tra, năm 2008 có 13/200 mẫu, năm 2009 có 20/175 mẫu, năm 2010 có 27/164 mẫu, năm 2011 có 30/286 mẫu và năm 2012 có 42/285 mẫu.

Tỷ lệ lưu hành vi rút LMLM có chiều hướng tăng từ năm 2007 đến năm 2010 cụ thể: Năm 2007 tỉ lệ lưu hành vi rút LMLM là 4,59%, sang năm 2008 tỷ lệ lưu hành vi rút tăng lên 6,5%, năm 2009 là 11,43%, đỉnh điểm trong hai năm 2010 và 2011 tỷ lệ lưu hành vi rút LMLM tự nhiên tăng lên tới 16,46% và 16,49%, đến tháng 9/2012 tỷ lệ lưu hành vi rút đã giảm xuống còn 14,74%.

tại Quảng Ninh khá phức tạp. Trong các mẫu đại diện được lấy từ các xã, các huyện khác nhau để kiểm tra luôn có sự lưu hành của vi rút và điều đặc biệt nguy hiểm là tỷ lệ lưu hành tăng dần trong các năm tiếp theo. Từ đó chúng tôi thấy nguy cơ bùng phát dịch LMLM luôn tiềm ẩn và có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Để xảy ra tình trạng trên, theo chúng tôi có thể do rất nhiều yếu tố và nguyên nhân:

Việc chấp hành Pháp lệnh Thú y chưa triệt để, những người chăn nuôi, người buôn bán gia súc vẫn cố tình vận chuyển, buôn bán gia súc chưa được kiểm dịch thậm trí là gia súc bị bệnh từ địa phương này sang đia phương khác.

Chưa có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên của các ngành chức năng cụ thể như: Sự phối kết hợp giữa cơ quan thú y với Công an, Bộ đội biên phòng, Hải quan và Quản lý thị trường nên việc kiểm soát động vật, sản phẩm động vật bất hợp pháp chưa có kết quả.

Hình thức chăn nuôi của người dân phổ biến vẫn nhỏ lẻ, chuồng trại không đảm bảo các chỉ tiêu về vệ sinh phòng dịch. Hơn nữa nhiều hộ chăn nuôi không tự giác phối hợp với Thú y địa phương để tiêm phòng cho đàn gia súc. Mặt khác, do gia súc ở vùng dịch được chăn thả tự do nên công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn;

Để giảm bớt sự lưu hành của vi rút và vi rút không có điều kiện tạo nên bùng phát thành dịch bện, theo chúng tôi cần phải có một chương trình phòng chống dịch khoa học, chủ động, đồng bộ của cả chính quyền lẫn cơ quan chuyên môn. Chú ý cần nâng cao năng lực chuyên môn nhất là đối với Cán bộ thú y cơ sở, đây là lực lượng có ý nghĩa quan trọng không những trong việc tuyên truyền giúp bà con hiểu tầm quan trọng của việc vệ sinh, tiêm phòng chống dịch mà còn là những người trực tiếp điều trị bệnh, những người đầu tiên phát hiện khi có dịch bệnh xảy ra để từ đó có kế hoạch chủ động bao vây, khống chế kịp thời. Mặt khác việc thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý cũng như trong từng chương trình phòng chống dịch cụ thể cần tiến hành thường xuyên, liên tục tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự lưu hành của vi rút lở mồm long móng trên trâu, bò và hiệu lực của vắc xin trong công tác phòng dịch lở mồm long móng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)