Tỉ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM theo mùa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự lưu hành của vi rút lở mồm long móng trên trâu, bò và hiệu lực của vắc xin trong công tác phòng dịch lở mồm long móng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 64 - 66)

Để tìm hiểu thời điểm phát dịch trong năm, chúng tôi thống kê số trâu bò mắc bệnh LMLM trong năm sau đó phân loại theo mùa. Từ năm 2007 -2011 số trâu

bò mắc bệnh LMLM theo mùa được chúng tôi tổng hợp và thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tỷ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM theo mùa Năm

Số con mắc

Mùa trong năm

Xuân Thu Đông

Số con Tỉ lệ (%) Số con Tỉ lệ (%) Số con Tỉ lệ (%) Số con Tỉ lệ (%) 2007 49 26 53,06 4 8,16 3 6,12 16 32,65 2008 138 71 51,45 11 7,97 9 6,52 47 34,06 2009 341 179 52,49 19 5,57 20 5,87 123 36,07 2010 2.081 1.036 49,78 98 4,71 106 5,09 841 40,41 2011 1.663 850 51,11 117 7,04 115 6,92 581 34,94 Tổng 4.272 2.162 50,61±1,27 249 5,83±1,51 253 5,92±0,69 1.608 37,64±2,95

Kết quả trên bảng 3.3 cho thấy: Ở Quảng Ninh từ năm 2007 đến năm 2011, năm nào dịch LMLM cũng xảy ra và dịch xảy ra tất cả các mùa trong năm.

Số ca trâu bò mắc bệnh LMLM rải rác quanh năm, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao nhất tập trung vào mùa Xuân 2.162/4.272 (50,61±1,27%), sau đó là mùa Đông 1.608/4.272 (37,64±2,95%). Vào mùa Hè và mùa Thu dịch xảy ra ít hơn, tỷ lệ tương ứng là 5,83±1,51% và 5,92±0,69%.

Tỷ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM theo mùa trong năm còn được chúng tôi minh họa qua hình 3.3.

Hình 3.3: Biểu đồ về tỷ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM theo mùa

Qua biểu đồ hình 3.3 nhận thấy: Có sự khác nhau về thời điểm phát dịch, hay nói cách khác với các mùa khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh của trâu bò cũng khác nhau, điều này được lý giải như sau: Vào thời điểm từ tháng 1 đến tháng 2, đây là

Tỷ lệ (%)

thời điểm có thời tiết không thuận lợi; trời thường âm u, cường độ ánh sáng yếu, độ ẩm cao, thời tiết thay đổi đột ngột, làm giảm sức đề kháng tự nhiên của con vật và khả năng diệt trừ các mầm bệnh ngoài tự nhiên cũng hạn chế. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và vi rút (trong đó có cả vi rút LMLM) sinh sôi rất nhanh (tăng về số lượng và độc lực), làm tăng khả năng gây bệnh; đi đôi với thời tiết không thuận lợi, về mùa đông thường khan hiếm thức ăn, gia súc bị hạn chế thức ăn đó cũng là một nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của gia súc. Hơn nữa thời điểm này thường trùng vào thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên Đán số lượng trâu bò nhập vào tỉnh để giết mổ lớn, việc kiểm dịch vận chuyển, kiểm tra lâm sàng trâu bò ở các lò mổ thực hiện chưa tốt, trâu bò bệnh được giết mổ lậu nhiều...làm phát sinh dịch bệnh, chủ yếu là trâu bò chưa được tiêm phòng trong vụ thu năm trước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự lưu hành của vi rút lở mồm long móng trên trâu, bò và hiệu lực của vắc xin trong công tác phòng dịch lở mồm long móng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)