Đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch của đàn trâu bò tại Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự lưu hành của vi rút lở mồm long móng trên trâu, bò và hiệu lực của vắc xin trong công tác phòng dịch lở mồm long móng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 80 - 82)

Để đánh giá độ dài miễn dịch của đàn trâu bò, chúng tôi tiến hành lấy mẫu huyết thanh của đàn trâu bò sau khi tiêm mũi một vắc xin LMLM (vắc xin Aftopor) ở các huyện khác nhau, tương ứng với các thời điển 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày, 120 ngày và 150 ngày. Mẫu được chuyển về Trung tâm Chẩn đoán Thú y T.W để định lượng hiệu giá kháng thể bằng phương pháp ELISA. Hiệu giá kháng thể trung bình của đàn trâu bò tại Quảng Ninh được thể hiện qua bảng 3.12.

Bảng 3.12: Hiệu giá kháng thể trung bình của đàn trâu bò khi đƣợc tiêm vắc xin

Thời điểm (ngày) Tổng số mẫu kiểm tra Ngày lấy mẫu Số mẫu (+) Tỷ lệ dƣơng tính (%) Số mẫu đạt bảo hộ Tỷ lệ bảo hộ (%) GMT (log2) Sau tiêm 30 50 05/4/2012 48 96,00 45 90,00 7,36 Sau tiêm 60 50 02/5/2012 47 94,00 44 88,00 7,18 Sau tiêm 90 47 07/6/2012 44 93,61 40 85,11 7,06 Sau tiêm 120 46 10/7/2012 41 89,13 34 73,91 6,41 Sau tiêm 150 42 15/8/2012 30 71,43 13 30,95 4,60

Tổng số mẫu kiểm tra tương ứng với các thời điểm sau tiêm phòng 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày, 120 ngày và 150 ngày trước khi làm xét nghiệm để xác định hiệu giá kháng thể đã được xét nghiệm trước bằng phương pháp 3ABC ELISA

Qua bảng 3.12 cho thấy: Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM, tỷ lệ các mẫu khi làm xét nghiệm có kết quả dương tính (có kháng thể) là rất cao, tuy nhiên không phải tất cả các mẫu có kháng thể đều đạt bảo hộ với vi rút LMLM.

Ở thời điểm 30 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 1. Làm phản ứng ELISA có 48 mẫu dương tính trong 50 mẫu kiểm tra, chiếm tỷ lệ 96%, trong 48 mẫu dương tính có 45 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 7log2, tỷ lệ bảo hộ tại thời điểm này đạt 90%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 7,36 log2.

mẫu dương tính trong 50 mẫu kiểm tra, chiếm tỷ lệ 94%, trong 47 mẫu dương tính có 44 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 7log2, tỷ lệ bảo hộ ở thời điểm này đạt 88%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 7,18 log2.

Tại thời điểm 90 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 1. Làm phản ứng ELISA có 44 mẫu dương tính trong 47 mẫu kiểm tra, chiếm tỷ lệ 93,61%, trong 44 mẫu dương tính có 40 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 7log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 85,11%. Hiệu giá kháng thể trung bình trong giai đoạn này là 7,06 log2.

Ở thời điểm 120 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 1. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong 46 mẫu kiểm tra có 41 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 89,13%, trong 41 mẫu dương tính có 34 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 7log2, tỷ lệ bảo hộ đạt 73,91% và hiệu giá kháng thể trung bình là 6,41 log2.

Cho đến thời điểm 150 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 1. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong 42 mẫu kiểm tra có 30 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 71,43%, trong 30 mẫu dương tính có 13 mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 7log2, tỷ lệ bảo hộ chỉ còn 30,95%. Hiệu giá kháng thể trung bình là 4,6 log2.

Hiệu giá kháng thể trung bình của trâu bò đạt mức cao nhất tại thời điểm 30 ngày sau khi tiêm vắc xin mũi 1 (7,36 log2) sau đó giảm dần, đến thời điểm 150 ngày giảm xuống còn 4,6 log2. Theo nghiên cứu của tác giả Dương Tất Thắng (2007) [27], tỷ lệ bảo hộ trung bình của đàn trâu bò tại Nghệ An sau khi tiêm vắc xin LMLM mũi một tại thời điểm 21 ngày đạt 70.90%; 60 ngày 66,67%; 120 ngày 44,00 %, nhìn chung tỷ lệ bảo hộ trung bình thấp hơn ở Quảng Ninh.

Theo chúng tôi, sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do những nguyên nhân sau: Đàn trâu bò trong tỉnh do trực tiếp thú y viên cơ sở tiêm phòng với sự tham gia và giám sát của Cán bộ thú y Chi cục nên có sai số nhỏ về kỹ thuật như vị trí tiêm, liều lượng thuốc, đặc biệt là khâu bảo quản vắc xin; trong thời gian tiêm phòng mà có sự giao thoa giữa các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng sẽ làm ức chế miễn dịch; khí hậu tại mỗi vùng khác nhau làm cho sức đề kháng con vật khác nhau, khí khậu ở những nơi khắc nghiệt sẽ làm cho sức đề kháng giảm từ đó dẫn tới quá trình đáp ứng miễn dịch kém hơn; quá trinh chăn nuôi, con vật được chăn nuôi tốt, đảm bảo dinh dưỡng thì sức

đề kháng của con vật cao do đó khả năng đáp ứng miễn dịch cũng cao.

Biến động hiệu giá kháng thể trung bình và độ dài miễn dịch của trâu bò được thể hiện qua hình 3.5.

Hình 3.5: Đồ thị biến động hiệu giá kháng thể và độ dài miễn dịch của đàn trâu bò sau khi tiêm vắc xin

Khi khả năng bảo hộ của vắc xin cho đàn gia súc không còn hoặc còn nhưng

rất ít, gặp điều kiên bất lợi thì vi rút gây bệnh dễ xâm vào cơ thể động vật. Kết quả

nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ bảo hộ đạt mức cao nhất ở thời điểm 30 sau khi tiêm

vắc xin (90%), sau đó giảm dần đến thời điểm 150 ngày tỷ lệ bảo hộ chỉ còn

30,95%, thời điểm này đàn trâu bò trong tỉnh vẫn còn khả năng bảo hộ nhưng tỷ lệ

bảo hộ là rất thấp. Do đó, để đàn trâu bò trong tỉnh được an toàn trước sự xâm nhập

của vi rút LMLM thì biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm nhắc lại cho tổng đàn gia súc, thời gian tiêm nhắc lại tốt nhất được tính từ lúc tiêm mũi một cho đến lúc tiêm nhắc lại trong khoảng thời gian từ 130 đến 150 ngày. Thực tế, theo quy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự lưu hành của vi rút lở mồm long móng trên trâu, bò và hiệu lực của vắc xin trong công tác phòng dịch lở mồm long móng tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 80 - 82)