- Động vật giáp xác: Theo Nguyễn Văn Chung, 1985 sơ bộ bước đầu
3. Tổng quan về mối quan hệ giữa phân bố sinh vật đáy và ngoại cảnh
Trong quá trình sinh tồn và phát triển, sinh vật biển luôn chịu sự ảnh hưởng và chi phối của ngoại cảnh. Vùng biển Việt Nam khá rộng, độ sâu khá lớn, sinh vật cảnh đa dạng. Có vùng biển như ven bờ vịnh Bắc Bộ và ven biển Nam Bộ chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu lục địa và nước sông ngòi đổ ra nên có sự biến đổi theo mùa của độ mặn và nhiệt độ khá lớn. Nhiều vùng đảo chủ yếu chịu ảnh hưởng của biển khơi, vì vậy còn có sự sai khác lớn đối với khu vực ven bờ.
Dưới đây là một số đặc điểm về mối quan hệ giữa sự phân bố của sinh vật đáy với nhiệt độ, độ muối và chất đáy.
3.1. Quan hệ giữa phân bố sinh vật đáy với nhiệt độ và độ mặn
Quan hệ giữa sinh vật biển và các yếu tố môi trường là mối quan hệ tổng hợp và phức tạp, trong đó nhiệt độ, độ mặn nước biển và chất đáy là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố của sinh vật đáy. Do khả năng thích ứng với nhiệt độ và độ mặn nước biển của mỗi loài khác nhau nên vùng phân bố và phạm vi phân bố của chúng cũng khác nhau. Đối với phần lớn động vật đáy không xương sống do khả năng bơi lội kém, phạm vi hoạt động tương đối hẹp nên cần phải có khả năng thích ứng mạnh với sự biến đổi của nhiệt độ và độ mặn. Đặc biệt ở các vùng biển nông ven bờ, khả năng đó càng thể hiện rõ ràng.
Dựa vào các kết quả phân tích các tài liệu điều tra vật lý thủy văn và tình hình phân bố của sinh vật đáy, có thể chia thành các nhóm sinh thái chủ yếu sau:
- Nhóm loài rộng nhiệt, độ mặn thấp: biên độ nhiệt độ trong năm ở vùng biển nước ta không lớn, nhưng sự biến đổi nhiệt độ theo mùa ở vùng nước nông gần bờ cũng tương đối rõ rệt. Về mùa đông, nhiệt độ tầng đáy vùng nước nông ven bờ phía tây bắc vịnh Bắc Bộ thường từ 16 – 180C, mùa hè có thể đạt khoảng 27 – 290C. Độ mặn khoảng trên dưới 30‰. Đại diện của nhóm này là
Murex trapa, Solenocera crassicornis, parapena copsus tenellus, Portunus hastatoides.
- Nhóm loài rộng nhiệt, độ muối tương đối cao: Khu vực phân bố của các loài này tương đối xa bờ, nằm giữa vùng phân bố của loài ven bờ và loài ngoài khơi. Nhiệt độ biến đổi từ 17 – 290C và độ muối từ 32 – 33,5‰. Vùng phân bố chủ yếu của các loài này ở vùng giữa vịnh Bắc Bộ và vùng xa bờ biển
phía nam. Đại diện là các loài Chione tiara, Metapenaeopsis durus, Astropecten velitaris, Comatula pectinata những loài này rất ít xuất hiện ở vùng nước sâu (bao gồm gần cửa vịnh Bắc Bộ) và vùng độ muối thấp gần bờ.
- Nhóm loài nhiệt độ cao, độ muối cao: Các loài này thường phân bố vùng xa bờ, đòi hỏi nhiệt độ và độ mặn tương đối ổn định, nhiệt độ đáy thường từ 20 – 260C, độ mặn trên 33,5‰. Vùng phân bố chủ yếu ở cửa vịnh Bắc Bộ và vùng sâu ngoài khơi biển phía Nam. Đại diển là các loài Hyalicecia tubicola, Nassarius kiienasis, Leucosia unidentata, Ophiopsila abscissa...
- Nhóm loài rộng nhiệt, rộng muối: nhóm này chiếm tỷ lệ khá cao trong thành phần loài sinh vật đáy biển Việt Nam, chúng gồm những loài có khả năng thích ứng mạnh đối với nhiệt độ và độ mặn nên phân bố rất rộng. Đại diện như các loài Glycera capitata, Terebellides stroemi, Bursa rana, Portunus pulchricristatus, Charybdis truncata, Scalopidia spinosipes, Phiura pteracantha, Lagamum decagonale...
3.2. Quan hệ giữa sinh vật đáy với trầm tích đáy biển
Lấy nền đáy làm nơi cư trú chủ yếu, sinh vật đáy chẳng những phải lựa chọn chất đáy thích hợp để ẩn náu mà còn phải kiếm được thức ăn ngơi nơi chúng cư trú bởi vậy chúng có quan hệ rất mật thiết với trầm tích đáy biển.
Địa hình đáy biển Việt Nam thay đổi phức tạp, có nhiều sông ngòi đổ ra nên thành phần trầm tích khá phong phú, tạo nên nền đáy rất đa dạng.
Qua kết quả phân tích mối quan hệ giữa sự phân bố của sinh vật đáy và chất đáy cho thấy, các loài có khả năng bơi lội hoặc có khả năng hoạt động mạnh như một số loài trong họ tôm he, cua bơi hoặc mực... có khả năng thích ứng được với nhiều loại chất đáy thì phân bố rộng rãi, còn đa số loài đều có sự lựa chọn nhất định với chất đáy và chỉ phân bố trong phạm vi nhất định. Có thể chia thành các nhóm thích ứng sau:
- Nhóm thích ứng với đáy bùn: Vùng chất đáy bùn, bùn nhuyễn đất sét, bùn nhuyễn đất sét cát bột bao gồm nhiều vùng rộng lớn ở biển Việt Nam. Chất đáy ở đây do phù sa lắng tụ với vỏ sinh vật bào mòn tạo thành, các vật trầm tích giàu hữu cơ, thích ứng với các loài sống vùi trong bùn, cố định hay di chuyển chậm, bò sát đáy. Đại diện cho nhóm này là....