Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Phú Quốc – Kiên Giang

Một phần của tài liệu tổng quan tình hình nghiên cứu về động vật đáy trong hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở 19 đảo (Trang 55 - 58)

Kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu 10 khu bảo tồn biển của Đỗ Văn Khương và ctv, 2008 cho thấy: biến động mật độ phân bố nhóm động vật không xương sống đáy cỡ lớn trên hệ sinh thái san hô tại Phú Quốc, được chúng tôi thể hiện trên hình 10.

Nguồn: Đỗ Văn Khương và ctv, 2008

Hình 10: Biểu đồ biến động mật độ nhóm động vật đáy Phú Quốc

Qua đó cho chúng ta thấy mật độ động vật đáy tại đây phụ thuộc chính vào mật độ cầu gai đen phân bố nhiều hay ít, các loài khác phân bố chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong việc quyết định đến mật độ động vật không xương sống đáy. Mật độ cầu gai không chỉ quyết định đến mật độ tại Phú Quốc mà còn quyết định trên toàn bộ nhóm động vật đáy không xương sống tại một số đảo trong vùng biển Việt Nam. Mật độ động vật không xương sống giảm chủ yếu là do mật độ cầu gai tại đây giảm đi từ 469,091 (năm 2007) xuống còn 413,167 (năm 2008) cá thể/500m2. Sự suy giảm của cầu gai là một dấu hiệu cho chúng ta thấy giá trị môi trường và hệ sinh thái tại nơi đây đang có sự thay đổi với diễn biến theo chiều hướng sấu, vì cầu gai là nhóm động vật không có

giá trị kinh tế, chính vì vậy nó ít chịu tác động khai thác mà chủ yếu là do biến đổi của môi trường và hệ sinh thái. Sự biến đổi sinh thái không chỉ ảnh hưởng tới một loài mà nhiều loài sinh sống trong hệ sinh thái đó. Hơn nữa nhìn vào diễn biến và xu thế của đồ thị cho chúng ta thấy các giá trị khác cũng giảm so với các số liệu năm trước đã điều tra. Trong đó mật độ hải sâm tăng từ 5 lên 39,667 cá thể/500m2 (một sự tăng đột biến), tuy nhiên số cá thể tăng lên nhưng chất lượng lại giảm vì các loài mà chúng tôi ghi nhận được toàn là những loài thuộc giống synaptidae và synaptulidae, đây là những loài không có giá trị kinh tế, những loài có giá trị kinh tế hoặc giá trị kinh tế thấp rất ít bắt gặp trong các mặt cắt khảo sát. Các loài hải sâm có giá trịnh kinh tế thấp không còn là mục tiêu chính trong khai thác nhưng khi bắt gặp vẫn bị các ngư dân khai thác. Trong đó, nghề lặn khai thác cá rạn san hô là nghề khai thác với cường lực khai thác cao nhất, xâm hại không chỉ trực tiếp mà còn gián tiếp trong việc tàn phá hệ sinh thái của chúng trong việc sử dụng khóa chất độc hại như xianua, mìn làm thay đổi cảnh quan sinh thái ban đầu. Sự phá hủy này dẫn đến nguồn lợi động vật đáy tại đây suy giảm rõ rệt. Theo số liêu thống kê của tác giả Đào Tấn Hổ, 1996, các loài hải sâm mít (Actinopyga echinites), hải sâm đen (Holothuria atra), hải sâm cát (Holothuria scabar) tại Phú Quốc có những mặt cắt thống kê được từ 3 -5 cá thể/500m2 và có những mặt cắt còn có số lượng trên 5 com/500m2, số lượng mặt cắt đạt 8/12 mặt cắt thì cho tới nay số lượng cá thể những loài này tại tất cả các mặt cắt khảo sát không cao hơn là bao nhiêu với 1 mặt cắt mà tác giả Đào Tấn Hổ đã điều tra và có những loài không còn xuất hiện trên vùng rạn san hô như loài hải sâm mít (Actinopyga echinites) và loài hải sâm mít hoa (Actinopyga mauritiana).

Kết quả thống kê thành phần phân bố của khu hệ sinh thái rạn san hô tại Phú Quốc như sau: Về phân bố của nhóm da gai, nhóm động vật cỡ lớn không xương sống chính tại khu hệ sinh thái san hô bao gồm 5 lớp (Sao biển, Hải sâm, Cầu gai, Huệ biển và đuôi rắn). Trong 3 lớp (Sao biển, Hải sâm, Cầu gai) tổng cộng có 6 bộ, 10 họ, 17 loài. Thành phần phân bố từng lớp, bộ, họ được chúng tôi thể hiện trên bảng 18.

Bảng 18: Thành phần loài phân bố của nhóm da gai trên vùng rạn san hô Phú Quốc

Lớp Bộ Họ Loài

Sao biển Spinulosida Acanthasteridae Acanthaster planci

Echinasteridae Echinaster luzonicus

Valvatida Oreasteridae Culcita novaeguineae

Hải sâm Aspidochirotida Holothuridae Holothuria leucpspilota Holothuria atra Holothuria edulis Holothuria hilla Holothuria pervicax Pearsonothuria graeffei Holothuria impatiens

Stichopodidae Stichopus horrens

Dendrochirotida Cucumariidae Colochirus quadrangularis

Apodida Synaptidae Synaptula lamperti Synaptula media Synapta cf. maculata Thyonidae Thyone sp Cầu gai Aulodonta Diađematidae Echinothrix calamaris Echinothrix diadema Diadema setosum

Cidaroida Cidaridae Goniocidaris tubaria

Prionocidaris verticillata(Linnaeus, 1758)

Salmacis belli Doderlin, 1902

Temnopleuroida Toxopneustidae Tripneustes gratilla

Toxopneustes pileolus

Spatangoida BrissidaeSpatangidae Brissus latecarinatusMaretia planulata (Lamarck, 1816) ( Leske, 1778)

Nguồn: Đỗ Văn Khương và ctv, 2008

Số loài hải sâm mà tác nhóm tác giả bắt gặp chỉ có 13 loài so với 26 loài mà tác giả Đào Tấn Hổ, 1991 đã công bố có 26 loài. Như vậy, số loài hải sâm đã giảm đi một nửa (13 loài) sau 20 năm (1987 tác giả tiến hành điều tra tại Phú Quốc). Về số lượng thì hiện nay cũng giảm đi đáng kể so với những nghiên cứu trước kia.

Phân bố thành phần loài của nhóm động vật nhuyễn thể cho thấy, tại đây có 2 lớp, 8 bộ, 17 họ, và 25 loài trong đó lớp hai mảnh vỏ chiếm ưu thế. Thành phần phân bố của chúng được thể hiện trên bảng 19.

Bảng 19: Thành phần loài nhuyễn thể vùng rạn san hô Phú Quốc

Lớp Bộ Họ Loài

Arcoida

Arcidae Arca vertricosa

Arca navicularis

Buccinidae Phos senticosam

Cassidae Phalium glaucum

Veneroida Tridacnidae Tridana squamosa

Ostreoida Pectinidae Mimachlamys

allbolineata

Mytiloida Mytilidae Perna viridis

Pterioida

Pinnidae Pinna bicolor

Pinna albina

Pteriidae Pinctada albina

Pinctada channitzii

Malletiidae Malleus albus

Isognomonidae Isognomom isognomun

Gastropoda Discopoda Strombidae Strombus mavginatus

Strombus labiatus Strombus trumcata Strombus sp

Vetigastropoda

Haliotidae Haliotis ovina

Trochidae Tectus magnificus Trochus maculatus

Neogastropoda Turbinellidae Turbo Stenogyrus turbo stenogyrus

Muricidae Murex aduncospinosus

Olividae Oliva hirasei

Theo kết quả của trương trình Việt – Xô, 1986 và của WWF, 1994. Thấy tại vùng biển phía Nam Phú Quốc (trong đó chủ yếu là rạn san hô) có 83 loài động vật thân mềm (năm 1986) đến năm 1994 thì số loài này chỉ còn 73 loài (trong đó có 38 loài hai mảnh vỏ và 35 loài động vật chân bụng) đến năm 2008 nhóm tác giả nghiên cứu chỉ thống kê được có 25 loài trong đó có 14 loài nhóm hai mảnh vỏ và 11 loài nhóm chân bụng. Như vậy có thể thấy thành phần loài tại hệ sinh thái nơi đây giảm nhiều so với những quãng thời gian ngắn hơn, chính vì vậy chúng ta cần có những quy hoạch để bảo vệ loài và hệ sinh thái loìa nhằm ngăn chặn đà suy thoái của nhóm động vật thâm mền nói riêng và hệ động vật đáy nói chung.

Một phần của tài liệu tổng quan tình hình nghiên cứu về động vật đáy trong hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở 19 đảo (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w