Oyvind Fjukmoen, 2006, nghiên cứu về khu hệ động vật đáy khu bảo tồn Hòn Mum, đây là công trình nghiên cứu mới nhất về động vật đáy cỡ lớn tại khu bảo tồn biển Việt Nam. Một nghiên cứu mà có phương pháp nghiên cứu giống với chúng ta nhất tuy nhiên thì nghiên cứu này lại không nằm trong các vùng mà chúng ta tập trung nghiên cứu. Nghiên cứu đã đưa ra kết quả về khu hệ động vật đáy tại khu bảo tồn biển Hòn Mun được trình bày dưới bảng 10.
Bảng 10: Thành phần loài nhóm động vật da gai phân bố tại Hòn Mun-Nha Trang
Huệ biển (Crinoidea) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Himerometridae
Himerometra robustipinna (Carpenter, 1881)
++ ++ ++ + . + . . + .
Mariametridae
Stephanometra sp. x . . . . . . . . .
Colobometridae
Cenometra bella ( Hartlaub, 1890) + + + x . . . . x .
Comasteridae
Comanthus parvicirrus (Muller, 1841) + + + . x . . . + .
Comaster sp. + . . . . . . . . .
Phanogenia sp. + . . . . . . . . .
Oxycomanthus bennetti (Muller, 1841) ++ ++ + . . ++ . . + .
Sao biển (Asteroidea) Acanthasteridae
Ophidiasteridae
Linckia laevigata (Linnaeus, 1758) + ++ ++ x ++ x . x + .
Nardoa frianti Koehler, 1910 . x . . . . . . . .
Pterasteridae
Euretaster insignis (Slade, 1882) x . . . . . . . . .
Oreasteridae
Choriaster granulatus Lutken, 1869 x . . . + . . . . .
Culcita novaeguineae Muller & Troschel,
1842 + + + . . ++ . . . .
Protoreaster nodosus (Linnaeus, 1758) . . . . . . . . x .
Astropectinidae
Astropecten monacanthus Sladen, 1883 x . . + . . . . . .
Astropecten sp. x . . . . . x . . .
Đôi rắn (Ophiuroidea) Ophiotrichidae
Macrophiothrix sp. x x . . . . . . . .
Ophiocomidae
Ophiocoma scolopendrina (Lamarck, 1816) . . . . . . . x . x
Ophiomastix annulosa (Lamarck, 1816) x x . . . . . . . .
Cầu gai (ECHINOIDEA) Diadematidae
Diadema savignyi Michelin, 1845 + + + x + + . . + .
Diadema setosum (Leske, 1778) +++ ++ +++ ++ ++ +++ . x ++ .
Echinothrix calamaris (Pallas, 1774) + + + + + x . . x .
Echinohtrix diadema (Linnaeus, 1758) x . x . x x . . . .
Toxopneustidae
Toxopneustes pileolus (Lamarck, 1816) + . . . ++ + . . + .
Tripneustes gratilla (Linnaeus, 1758) . . . . . . . . .
Clypeasteridae
Clypeaster sp. . . . . . . . x . .
Loveniidae
Lovenia elongata (Gray, 1845) x . . . . . . . . .
Hải Sâm (HOLOTHUROIDEA)
Actinopyga sp. x . . . . . . . .
Holothuria (Mertensiothuria) leucospilota
(Brandt, 1835) . . . . . x . . .
Pearsonothuria graeffei (Semper, 1868) + x x . . x . . . .
Stichopodidae
Thelenota ananas (Jaeger, 1833) . . . . . x . . . Synaptidae
Synapta maculata (Chamisso & Eysenhardt,
1821) + . ++ ++ . . . . . .
Synaptidae indet. + . + + . . . . . .
Dendrochirotida sp . . . + + + . . . x
Nguồn: (Oyvind Fjukmoen, 2006)
Ghi chú: X: Quan sát một lần:
++: 6-30 cá thể/400m2 +++: Trên 30 cá thể/400m2 Độ phong phú của cá, động vật không xương sống, các loài cá kinh tế, các động vật thân mềm và giáp xác trên phạm vi toàn KBTB và tại hầu hết các điểm giám sát mặc dù giảm ở mức không ý nghĩa ngoại trừ điểm Hòn Vung. Số lượng các loài ốc đụn (Trochus), da gai (hải sâm) và các loài giáp xác (tôm hùm Panulirus) tồn tại ở mức hiếm ở tất cả các điểm. Nguyên nhân có khả năng xuất phát từ áp lực của hoạt động đánh bắt liên tục và có lẽ nguồn bổ sung ít. Tuy nhiên, độ phong phú của ốc đụn đã tăng từ 2002-2005 trong khi sao biển gai ăn san hô lại giảm. Nguyên nhân có thể xuất phát từ chương trình điều chỉnh được tổ chức bởi ban quản lý KBTB. Sự biến mất của loài trai lớn
Tridacna maxima và độ phong phú của loài tôm bác sĩ có thể đã phản ánh áp lực khai thác liên tục vì mục đích thực phẩm và buôn cá cảnh. Ví dụ, các ngư dân lặn ống khai thác các loài động vật không xương sống trong đó có các loài trai, ốc tại bãi Nghéo ngay trước khi các cán bộ khoa học tiến hành chuyến khảo sát năm 2005. Loài ốc tù và được sử dụng nhiều để làm hàng lưu niệm ở cảng Cầu Đá. Nguồn sản phẩm này có thể được khai thác tại địa phương khác hoặc có khả năng nhập khẩu từ Philippine hoặc các nơi khác về.
Phân bố của động vật không xương sống:
Năm 2002: So sánh giữa các điểm giám sát, mật độ các loài chỉ thị phụ thuộc nhóm động vật không xương sống theo phương pháp reefcheck biến đổi lớn. Mật độ ở Hòn Tằm cao nhất (77,6 cá thể/m2) và ở Bãi Bằng đạt thấp nhất (7 cá thể/m2). Tại tất cả các điểm, Cầu gai đen (Diadema spp.) chiếm đa số so với các loài động vật không xương sống khác. Trái lại, các loài có giá trị kinh tế chính (các loài hải sâm biển ăn được, tôm hùm panulirus spp., trai tai tượng
Tridacna spp.) rất hiếm hoặc không phát hiện thấy tại các điểm giám sát là dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ hoạt động khai thác quá mức đã diễn ra rất thường ở các vùng nước của KBTB. Sao biển gai (Acanthaster planci) là loài Sao biển phổ
biến nhất vẫn phát hiện ở một số điểm với mật độ dao động từ 1 – 3 cá thể/m2, mặc dù đã tiến hành các đợt tiêu diệt trước các tuyến khảo sát năm 2002.
Giai đoạn: 2002-2005: Độ phong phú của một số động vật không xương sống đã suy giảm trên phạm vi KBTB từ năm 2002-2005, trong đó suy giảm rõ rệt nhất từ 2002-2004 và tăng lên từ 2004-2005 (hình 6). Xu hướng này xuất phát từ sự thay đổi độ phong phú của Cầu gai đen Diadema, vì rằng hầu như tất cả động vật không xương sống hiện diện ở đây đều là các loài da gai (hình 6) và hầu như tất cả là các loài cầu gai đen (hình 6). Độ phong phú của giống Diadema giảm ở mức có ý nghĩa từ năm 2002-2004, nhưng các năm khác thì không (bảng 11).
Hình 6: Độ phong phú trung bình của tất cả các động vật không xương sống chọn lựa (ngoại trừ sao biển gai), tất cả các loài Da gai và cầu
gai đen trên 100m2 diện tích mặt cắt, KBTB vịnh Nha Trang, 2002-2005 Bảng 11: Sự biến đổi độ phong phú của Cầu gai Diadema qua các năm 2002-2005 trong KBTB vịnh Nha Trang theo phương pháp phân tích
biến đơn yếu tố (độ tự do 1, giá trị tới hạn 3.9)
Năm MS F Giá trị P
2002-03 0.291138 0.779515 0.378971
2002-04 5.996731 17.76879 < 0.0005
2002-05 0.00001 0.000005 0.998256
Sự khác nhau về độ phong phú của các nhóm cực hiếm theo thời gian, cả bên trong và bên ngoài vùng lõi đều ở mức không có ý nghĩa (hình 15-17) Các loài bị khai thác như ốc Đụn (Trochus), Hải sâm và tôm hùm rạn Panulirus rất hiếm gặp ở tất cả các mặt cắt (Bảng 12, Hình 7-9). Tổng số lượng tôm hùm
đếm được dao động từ 0-3 cá thể, hải sâm biển từ 1 – 11 cá thể, đã chứng tỏ độ phong phú của chúng trong KBTB là cực thấp. Tuy nhiên, hiện tượng số lượng ốc đụn Trochus tăng nhẹ trong toàn bộ chuyến khảo sát (tổng số từ 3 – 16 cá thể) và số lượng Sao biển gai giảm có thể là kết quả của các chương trình kiểm soát được tổ chức bởi Ban quản lý KBTB.
Ốc tù và Charonia tritonis dùng làm hàng mỹ nghệ, trai tai tượng
Tridacna maxima và các loài cầu gai bút chì Heterocentrotus mammilatus và Eucidaris spp. không phát hiện thấy qua tất cả các chuyến khảo sát trong 4 năm (bảng 11). Số lượng loài tôm bác sĩ Stenopus hispidus, loài rất có giá trị trong ngành buôn cá cảnh, vố đã cấm đánh bắt vẫn tiếp tục giảm, và trong chuyến khảo sát năm 2005 đã không tìm thấy bất kỳ cá thể nào.
Bảng 12: Số lượng cá thể của một số loài động vật không xương sống chọn lựa ghi nhận được trong KBTB vịnh Nha Trang tại 8 điểm giám
Hình 7: Độ phong phú trung bình của sao biển gai và hải sâm biển trên 100m2 diện tích mặt cắt, KBTB vịnh Nha Trang, 2002-2005. Ghi chú:
Mean abundace: độ phong phú trung bình; COTS: sao biển gai; Sea cucumber: hải sâm
Hình 8: Độ phong phú trung bình của nhóm thân mềm bao gồm các nhóm khai thác như ốc đụn Trochus và trai tai tượng Tridacna trên 100m2
diện tích mặt cắt, KBTB vịnh Nha Trang, 2002-2005. Ghi chú: mean abundance - Độ phong phú trung bình; Molluscs – Thân mềm; Trochus -
Hình 9: Độ phong phú trung bình của nhóm giáp xác bao gồm cả nhóm tôm hùm rạn bị khai thác Panulirus trên 100m2 diện tích mặt cắt, KBTB vịnh Nha Trang, 2002-2005. Ghi chú: Mean abundance – Độ phong phú trung bình; Crustaceans – Giáp xác; Lobsters – Tôm hùm