Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu

Một phần của tài liệu tổng quan tình hình nghiên cứu về động vật đáy trong hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở 19 đảo (Trang 50 - 55)

Côn Đảo không chỉ là một trong những địa điểm phát sinh loài của vùng biển Việt Nam mà còn là nơi phát sinh loài trong vùng biển Đông Nam á, vùng biển có những đặc điểm cô lập với các hệ sinh thái đất liền, ít chị ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế từ đất liền. Chính vì vậy, Côn Đảo đã tạo ra những hệ sinh thái đặc trưng, những hệ sinh thái chỉ nơi đây mới còn được lưu giữ cho đến ngày nay.Tuy nhiên vẫn tiềm ẩn những nguy cơ suy thoái từ việc phát triển ngành công nghiệp trên biển, trong đó đặc biệt nhất là ngành khai thác dầu mỏ và vận tải biển đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn và là hướng phát triển vận tải quan trọng của các ngành kinh tế khác, áp lực lên hệ sinh thái biển ngày càng tăng và tiền năng phát triển kinh tế trên đảo cũng đang là những nhân tố làm thay đổi các giá trị sinh thái tại nơi đây. Những nghiên cứu, phát hiện ra những hiện trạng và xu thế biến đổi của các hệ động vật tại đây là những cơ sở khao học cho việc điều chỉnh các quy hoạch một cách hiệu quả mang lại những giá trị thiết thực cho các ngành kinh tế có liên quan và thực hiện các công ước bảo tồn các loài động vật hoang dã mà chính phủ Việt Nam đã ký kết với các tổ chức Chính phủ và Phi chính phủ trên thế giới.

Qua những nghiên cứu bước đầu từ các hệ sinh thái mà chú trọng nhất tại hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái có vị trí quan trọng nhất trong việc duy trì và phát triển các hệ sinh thái khác tại Côn Đảo và cũng như các hệ sinh thái san hô tại các đảo khác tại vùng biển Việt Nam. Biểu đồ biến động vật không xương sống tại vùng rạn Côn Đảo được chúng tôi thể hiện trên hình 9.

Hình 9: Biểu đồ biến động mật độ nhóm động vật đáy Côn Đảo

Qua biểu đồ phân tích các giá trị động vật đáy tại Côn Đảo cho thấy, mật độ động vật đáy tại đây không chỉ phụ thuộc vào giá trị phân bố của Cầu gai đen mà còn phụ thuộc vào giá trị phân bố của Trai tai tượng. Thành phần 2 nhóm loài này quyết định đến giá trị phân bố của mật độ động vật đáy không xương sống tại Côn Đảo. Mặt khác, nhìn vào giá trị biến thiên của từng nhóm loài qua hai năm khảo sát cho chúng ta thấy các giá trị được tiến hành khảo sát năm sau cao hơn năm trước, điều này cũng được thể hiển trên giá trị trung bình của 2 năm 2007 là: 158, 250 và năm 2008 là 210,667 con/500m2. Trong đó, mật độ trai tại tượng tại đây có biến động lớn giữa 2 năm, nhưng năm 2008 chúng tôi tập chung nghiên cứu trên những vùng có phân bố trai tai tượng lớn tại Côn Đảo (trong đó khu vực Đông Bắc đảo là khu vực phân bố chính của loài trai tai tượng) nên tính trung bình mật độ 2 năm có sự biến động. Theo tác giả Nguyễn Long và Võ Sĩ Tuấn, 2003 loài trai tai tượng phân bố với mật độ 20 cá thể/100m2 (tương đương 100 cá thể/500m2) cho thấy mật độ trai tai tượng tại đây không có biến động so với kết quả mà chúng tôi thu thập, khảo sát. Tuy nhiên, trong nhóm trai tai tượng phân bố tại Côn Đảo thì chỉ có hai loài phân bố chính đó là loài Tridana crocea và loài Tridana maxima đây là 2 loài trai tai tượng có kích thước nhỏ vì vậy giá trị kinh tế cũng rất thấp. Loài có kích thước

lớn như loài Tridana Squamosa có kích thước lớn có mật độ phân bố rất thấp. Trong quá trình khảo sát, điều tra thu mẫu, các loài Tôm bác sĩ cũng đã được nhóm nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có xuất hiện tại khu hệ sinh thái san hô Côn đảo, tuy nhiên thì tần xuất xuất hiện loài này không nhiều, các nhóm loài khác như Tôm hùm, ốc tù và cũng đã bắt gặp trong quá trình tiến hành thu mẫu định tính, tuy nhiên tần xuất bắt gặp rất ít. Theo tác giả Đào Tấn Hổ, 1996 mật độ của loài Hải sâm có những trạm khảo sát lên tới 375 cá thể/m2 (loài hải sâm đen bụng mỏng Holothuria leucospilota). Trong khi đó, theo Đỗ Văn Khương và ctv, 2008 chỉ ghi nhận được những mặt cắt có số loài hải sâm lên tới 4 cá thể và trung bình toàn đảo chỉ đạt 0,75 cá thể/500m2, điều đó cho thấy các giá trị về số lượng luôn có những biến đổi nghịch so với thời gian, đây không phải là tình trạng của riêng đảo Côn Đảo mà là tình trạng chung của toàn vùng biển Việt Nam. Từ những số liệu tích cực qua 2 năm khảo sát (2007-2008) và so với các đảo nghiên cứu khác tác giả thấy rằng giá trị đa dạng sinh học tại Côn Đảo là rất cao, các hệ sinh thái tại đây đang ở trạng thái tốt hơn các đảo tiến hành khảo sát khác cho các sinh vật sinh sống và phát triển. Côn Đảo chưa được thành lập Khu bảo tồn biển nhưng đã có Vườn quốc gia Côn Đảo, chính có sự quản lý chặt chẽ của ban quản lý vườn mà các hệ sinh thái tại đây được bảo vệ an toàn trong một phạm vi nhất định so với các đảo khác. Đây có thể thấy là một minh chứng cụ thể nhất cho việc thiết lập khu bảo tồn biển, nếu như chúng ta có những quy định cụ thể cho từng người trong công các quản lý, như vậy các giá trị sinh học không chỉ được duy trì bền vững mà còn giúp cho chúng phát triển ngày một tốt hơn.

Nhóm động vật da gai tại Côn Đảo có 8 bộ, 11 họ và 19 loài. Thành phần phân bố của chúng được chúng tôi thể hiện trên bảng 15. Theo những nghiên cứu trước đây mà tác giả Đào Tấn Hổ, 1996 là người có công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về nhóm động vật da gai, trong thành phần loài phân bố tại Côn Đảo so với những nghiên cứu trước đây, một số loài không còn thấy xuất hiện trên các hệ sinh thái như loài hải sâm Stichopus choloronotus, Pentacta anceps, Actinopyga echinites, A. mauritiana, Microthele nobilis.. và loài sao biển Stellaster equestris, Leiaster leachi, L. speciosus, Asterina cepheus… Về số lượng thành phần loài chúng tôi điều tra được so với tác giả Đào Tấn Hổ cho thấy số lượng cũng giảm nhiều. Bảng so sánh số lượng thành phần loài của Hải sâm, Cầu gai, Sao biển so với tác giả Đào Tấn Hổ, 1996 được chúng tôi thể hiện trên bảng 16. Sự suy giảm số lượng và thành phần loài

là vấn đề chung trên toàn vùng biển Việt Nam, nhưng tại Côn Đảo vẫn còn những loài mà ở hầu hết các hệ sinh thái tại các nơi khác không còn xuất hiện như loài tôm Bác sĩ (Stenopus hispidus) và loài ốc Tù và (Charonia tritonis). Nhữmg số liệu trên đã cho chúng ta thấy giá trị đa dạng loài của Côn Đảo vẫn rất cao, các hệ sinh thái tại đây vẫn đáp ứng được cho các loài sinh sống và cần được bảo vệ để phát triển và duy trì cho các vùng khác.

Bảng 15: Bảng so sánh thành phần loài da gai tại Côn Đảo

STT Lớp Đào Tấn Hổ, 1996 Kết quả nghiên cứu 2008 Số loài tăng, giảm 1 Cầu gai 10 6 -4 2 Hải sâm 12 5 -7 3 Sao biển 7 8 1

Nguồn: Đỗ Văn Khương và ctv, 2008

Bảng 15 cho thấy, số loài da gai tại đây đều giảm đi so với nghiên cứu trước đây, đặc bịêt là loài hải sâm đã giảm đi quá nửa từ 12 loài xuống còn 5 loài. Do đặc điểm loài này có khả năng di chuyển chậm chạp và có giá trị kinh tê nên người dân dễ khai thác dẫn đến một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Trong đó một số loài đã không còn thấy xuất hiện trong quá trình điều tra nghiên cứu.

Bảng 16: Thành phần loài phân bố của nhóm da gai trên vùng rạn san hô Côn Đảo

Lớp Bộ Họ Loài

Sao biển Paxillosida Atropectinidae Astropecten spp

Spinulosida Acanthasteridae Acanthaster planci

Echinasteridae Echinaster luzonicus

Valvatida Oreasteridae Gymnanthenea laevis

Culcita novaeguineae

Ophidiasteridae Linckia multiforaFromia milleporella

Hai Sâm Aspidochirotida Holothuridae Actinopyga lecanora Holothuria atra

Holothuria leucospilota Holothuria hilla

Stichopodidae Stichopus ocellatus

Cầu Gai

Aulodonta Diađematidae Echinothrix calamarisDiadema setosum

Echinothrix diadema

Camarodonta Echinometridae Echinostrephus sp.

Cidaroida Cidaridae Prionocidaris verticillata

Temnopleuroida Toxopneustidae Tripneustes gratilla

Ngoài nhóm da gai được thống kê cả về thành phần loài và số lượng thì một thành phần quan trọng tạo nên giá trị cao của hệ sinh thái san hô là nhóm động vật nhuyễn thể, trong đó chủ yếu là lớp 2 mảnh vỏ và 1 mảnh vỏ. Phân bố của động vật nhuyễn thể tại Côn đảo được thể hiện trên bảng 17. Bảng 17 cho thấy tại đây có 2 lớp, 8 bộ, 15 họ và 22 loài phân bố trên vùng rạn. Qua thành phần loài phân bố cũng cho thấy, các loài có giá trị kinh tế như các loài trai ngọc (Pinctada maxima, P.margaritifera, Pteria penguin) không thấy xuất hiện và một số loài khác xuất hiện với mật độ thấp như loài bào ngư (Haliotis asinima).

Bảng 17: Thành phần phân bố nhuyễn thể trên vùng rạn san hô Côn Đảo

Lớp Bộ Họ Loài

Bivalvia Arcoida Arcidae Barbatia lima

Veneroida Chaetodermatidae Chama lafarus

Tridacnidae Tridana squamosaTridana maxima

Tridana crocea

Pterioida Isognomonidae Isognomon isognomum Isognomonidae sp

Mallaidae Malleus malleus

Pteriidae Pinctada albina Pinctada maculata

Ostreoida Gryphaeidae Neopycnodonte cochlear

Ostreidae Ostrea circumpicta Beguina semiorbiculata Alectryonella plicatula

Sponđyliae Spondylus albibarbatus

Gastropoda Vetigastropoda Trochidae Tectus niloticus Tectus pyramis

Haliotidae Holiotis asinima

Patellogastropoda Lottidae Lottiidae sp

Neogastropoda

Muricidae Favaetia maculata

Turbinellidae Vasum turbinellum

Một phần của tài liệu tổng quan tình hình nghiên cứu về động vật đáy trong hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở 19 đảo (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w