Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Cồn Cỏ Quảng Trị

Một phần của tài liệu tổng quan tình hình nghiên cứu về động vật đáy trong hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở 19 đảo (Trang 31 - 34)

Đỗ Văn Khương và ctv, 2008 đã xác định được thành phần loài phân bố của lớp cầu gai, hải sâm, sao biển của nhóm da gai tại Cồn Cỏ gồm có 5 bộ, 8 họ và 14 loài (bảng 7).

Bảng 7: Thành phần loài phân bố của lớp sao biển, hải sâm, cầu gai trên vùng rạn san hô Cồn Cỏ

Lớp Bộ Họ Loài

Sao biển

Spinulosida Acanthasteridae Acanthaster planci Echinasteridae Echinaster luzonicus

Valvatida

Oreasteridae Culcita novaeguineae

Ophidiasteridae Linckia laevigata

Linckia multifora Holothuroidea

Holothuria atra Holothuria edulis Holothuria hilla Holothuria impatiens

Stichopodidae Stichopus chloronotus

Cầu Gai Aulodonta Diađematidae

Echinothrix calamaris Echinothrix diadema

Camarodonta Echinometridae Echinostrephus aciculatus

Phân bố thành phần loài của nhóm nhuyễn thể được thể hiện trên bảng 8. Thành phần của nhóm nhuyễn thể bao gồm 2 lớp, 5 bộ, 9 họ và 17 loài.

Bảng 8: Thành phần phân bố nhuyễn thể trên vùng rạn san hô tại Cồn Cỏ

Lớp Bộ Họ Loài

Bivalvia Ostreoida Gryphaeidae Hyotissa imbricata

Ostreidae Ostrea circumpicta

Pterioida Isognomonidae Isognomom isognomum

Pinnidae Pinna bicolor Atrina vexillum Pinna albina

Pteriidae Pinctada margaritifera Pinctada sp

Pinctada fucata martensii Peria breviata

Gastropoda Vetigastropoda Trochidae Tectus pyramis

Trochus maculatus form vevoucocus

Trochus maculatus

Neogastropoda Turbinellidae Astralium okamotoi Turbo chrysostomus

Muricidae Chicoreus (Triplix) brumeus

Discopoda Cypraeidae Cypraea sp

Cồn Cỏ có vị trí quan trọng, là nơi tiếp giáp giữa hai vùng biển Vịnh Bắc bộ và vùng biển miền Trung. Cũng như mật độ nhóm động vật đáy không xương sống vùng rạn tại Phú Quốc, mật độ động vật đáy tại cũng phụ thuộc chủ yếu vào mật độ cầu gai đen. Tuy nhiên thì mật độ cầu gai đen tại hai đảo này có sự khác biệt, Cầu gai đen tại Phú quốc là loài cầu gai Diadema setosum

là loài có kích thước to, gai dài, có khả năng làm thức ăn cho con người (trứng trong mùa sinh sản của loài này có giá trị dinh dưỡng rất cao và được một số thực khách rất ưu chuộng). Còn tại Cồn Cỏ là loài cầu gai Echinostrephus aciculatus, đây là loài cầu gai đen nhỏ, gai ngắn và thường sống trong lỗ và

chưa được khai thác do không có giá trị kinh tế. Hình ảnh hai loài cầu gai này được chúng tôi thể hiện trên hình 4.

Hình 4: Cầu gai đen Diadema setosum tại Phú Quốc và Echinostrephus aciculatus tại Cồn Cỏ

Giá trị biến thiên của nhóm động vật đáy tại hệ sinh thái rạn san hô Cồn Cỏ với các chỉ tiêu nghiên cứu được nhóm nghiên cứu chúng tôi thể hiện trên hình 5.

Hình 5: Biểu đồ biến động mật độ nhóm động vật không xương sống Cồn Cỏ

Qua biểu đồ biến động mật độ động vật đáy tại Cồn Cỏ và giá trị trung bình năm cho thấy, các chỉ số của các nhóm loài đều giảm so với năm trước. Trong các chỉ tiêu nghiên cứu trên thì giá trị hải sâm tại đây cho thấy những điều bi quan nhất, bởi hải sâm phân bố tại đây có những loài giá trị kinh tế cao

và phân bố với mật độ nhiều như loài hải sâm Stichopus chloronotus còn xuất hiện trên mặt cắt khảo sát. Sau 2 năm nghiên cứu mật độ phân bố hải sâm dao động từ 7,727 xuống còn 0,5 con/500m2, tại đây có loài hải sâm Stichopus chloronotus có giá trị trên thị trường và được ngư dân khai thác nhiều và nhất là ngư dân khai thác bằng nghề lặn. Tại Cồn Cỏ không chỉ có ngư dân trong tỉnh Quảng Trị khai thác mà còn có các ngư dân tại các vùng lân cận như Quảng Bình, Quảng Ngãi... cũng tham gia khai thác, sau khi khai thác phần lớn chúng được bán cho các thuyền thu mua trên biển, một phần được mang lên đảo phơi khô. Từ những số liệu thực tế cho chúng ta thấy rằng sự suy giảm nguồn lợi động vật đáy tại đây đang ở mức báo động nếu như chúng ta không có những quy hoạch trong việc bảo vệ loài và hệ sinh thái loài tại nơi đây.

Một phần của tài liệu tổng quan tình hình nghiên cứu về động vật đáy trong hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở 19 đảo (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w