Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Sơn Trà – Hải Vân

Một phần của tài liệu tổng quan tình hình nghiên cứu về động vật đáy trong hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở 19 đảo (Trang 34 - 35)

Vùng biển của đảo Sơn Trà và núi đèo Hải Vân nằm ở phía nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi được coi là vùng cửa của vịnh Bắc Bộ, có điều kiện tự nhiên và hải dương sinh vật độc đáo, chịu ảnh hưởng chi phối của cả vịnh Bắc Bộ và biển ngoài. Các cuộc điều tra khảo sát về đa dạng sinh học biển cho tới nay ở vùng này tuy còn rất ít, song đều đánh giá rằng vùng này có đa dạng sinh học khá cao, đặc biệt có hệ sinh thái san hô phát triển khá tốt ở ngay bờ lục địa là đèo Hải Vân. Cùng với các hệ sinh thái giàu tiềm năng trên đất liều là Vườn Quốc Gia Bạch Mã, các hệ sinh thái biển đặc thù ở Hải Vân-Sơn Trà đóng vai trò rất quan trọng về sinh thái và tài nguyên cho vùng trung bộ của nước ta. Đã phát hiện được 110 loài động vật đáy cỡ lớn trong đó:

- Ngành giun đốt Annelida có 9 loài chiếm 8,18%. - Ngành chân đốt Arthropoda có 20 loài chiếm 18,18% - Ngành thân mềm nhiều loài nhất có 65 loài chiếm 59,09%. - Ngành da gai Echinodermata có 15 loài chiếm 13,64%. - Ngành hải miên Spongia có 1 loài chiếm 0,91%.

Nhìn chung thành phần loài động vật đáy phát hiện chưa nhiều do điều tra còn ít, nhưng lại có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như tôm hùm Panulirus

spp. (có 2 loài), bào ngư haliotis ovina, ốc đụn Trochus niloticus, Tectus pyramis, trai ngọc môi đen Pinctada margaritifera, ốc bàn tay Lambis lambis, ốc bông Cypraea spp., ốc tù và Cymatium, ốc cối conus, bàn mai pinna, các loài hải sâm holothuria (4 loài).

Sự phân bố của động vật đáy trên các sinh cảnh theo độ sâu thể hiện sự phân đới rõ:

- Vùng triều ở khu vực khảo sát tương đối nhỏ hẹp do tính chất thủy triều bán nhật triều có biên độ nhỏ. Có 2 loại sinh cảnh bãi là bãi đá và bãi cát. Sinh vật đáy phân bố tập trung đông đúc trên bãi triều đá, mật độ tới 100 – 500 con/m3. Trong thành phần định lượng ưu thế thuộc về thân mềm. Ở vùng triều cát có sinh vật nghèo nàn hơn nhiều, nhóm ưu thế là cua và hai mảnh vỏ.

- Sinh vật đáy vùng dưới triều phong phú hơn về thành phần loài do có sinh cảnh đa dạng, môi trường sống thuận lợi như cá rạn san hô, thảm cỏ biển và các rạn đá có nhiều thức ăn và nơi trú ẩn. Các nghiên cứu sinh vật lượng động vật đáy sống trong rạn san hô chết cho các giá trị lớn rất đáng chú ý, đây là nguồn thức ăn phong phú cho cá và các loài giáp xác lớn sống trong rạn và lân cận.

Bảng 9: Sinh vật lượng động vật đáy ở khu vực đảo Sơn Trà

Sinh vật lượng Tỷ lệ %

Con/kg đáy mg/kg đáy Mật độ Khối lượng

Giun đốt 1,7 166,5 16,25 3,81 Giáp xác 1,3 66,7 12,50 1,41 Hải miên - 402,7 - 8,49 Thân mềm 7,1 4098,6 68,27 86,45 Da gai 0,3 6,5 2,88 0,14 Tổng cộng 10,4 4741,0 100 100

Cũng như nhiều vùng khác ở ven bờ biển nước ta, sinh vật đáy luôn luôn là đối tượng được khai thác thường xuyên, liên tục của các cộng đồng cư dân ven biển. Các loài động vật đáy kinh tế ở vùng biển này cũng đang được khai thác rất mạnh để tiêu dùng và xuất khẩu, tập trung nhất vào tôm hùm và trai ốc, sau đó là hải sâm. Tôm hùm nhỏ còn được nuôi giữ trong lồng tới khi đạt kích thước xuất khẩu. Vì vậy, nguồn lợi tự nhiên trong vùng càng bị suy kiệt do khai thác quá mức, nhiều loài đang trong tình trạng tuyệt giống nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời.

Một phần của tài liệu tổng quan tình hình nghiên cứu về động vật đáy trong hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở 19 đảo (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w