Những giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 75 - 78)

- Những khó khăn khác được thể hiện qua công tác điều tra 93 hộ được hỏ

4.5.4. Những giải pháp kỹ thuật

- Đối với diện tích rừng tự nhiên là đối tượng rừng phòng hộ thì tiếp tục giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ chặt chẽ hàng năm. Đối với diện tích đất trống là đất bán

sa mạc thì tiến hành tổ chức trồng rừng phủ xanh theo các chương trình Dự án của nhà nước (Quỹ bảo vệ và phát triển rừng bền vững, Jica, Sự nghiệp lâm nghiệp của tỉnh,....). Đối với diện tích rừng và đất trống thuộc đối tượng sản xuất tiếp tục tổ chức giao khoán theo nghị định 135/TTg cho cộng động dân cư tại địa phương. Các diện tích rừng trồng keo lá tràm, keo lai sau khai thác sẽ trồng lại loài cây keo lai, cây trôm lấy nhựa và quy hoạch cho các hộ nhận khoán sản xuất nông lâm kết hợp theo quy định tại Thông tư số 99/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng.

- Việc sản xuất Nông nghiệp đối với các diện tích sau khai thác thì được bố trí cho các hộ quản lý rừng gần đó và mỗi hộ được khống chế với diện tích từ 2-4 ha, thời gian giao đất sản xuất nông nghiệp là 5-6 năm (1 chu kỳ thu hoạch sản phẩm cây keo lai), hết thời gian đó sẽ quy hoạch khu vực mới sau khai thác cho hộ tiếp tục sản xuất nông nghiệp theo kiểu cuốn chiếu ( trồng - sản xuất nông nghiệp - chặt - trồng - ) - Xem xét, kiểm tra, có biện pháp xử lý, thu hồi đối với các diện tích đất lâm nghiệp Giao, thuê, khoán nhưng chưa thực hiện theo hợp đồng và đạt hiệu quả quá kém . Đối với các diện tích nhận khoán theo Nghị định 01,135/TTg đã thực hiện tốt và đạt hiệu quả cần tham mưu với các cấp có thẩm quyền giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp ( sổ đỏ ) theo quy định, nhằm khuyến khích họ và các hộ nhận khoán khác tăng cường đầu tư đạt hiệu quả.Đây cũng chính là biện pháp giao quyền chủ động quản lý rừng cho cộng đồng xã hội.

- Với khuôn khổ đề tài chúng tôi đưa ra giải pháp quy hoạch cho 11.216 ha đất lâm nghiệp tại xã Hòa Thắng cụ thể như sau :

(1)Đối tượng rừng phòng hộ 7.743 ha bao gồm :

Diện tích đất có rừng: 5.858,66 ha ( rừng trồng :1.564,77 ha; rừng tự nhiên:4.293,89 ha ) tổ chức giao khoán quản lý bảo vệ theo các dự án của nhà nước, sản xuất nông lâm kết hợp đối với các rừng trồng sau khai thác và đến năm 2016 tổ chức giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình sản xuất ổn định lâu dài

Diện tích đất không rừng: 241,34 ha và bãi cát bán di động: 1251 ha BQLRPH tổ chức trồng rừng theo các dự án của nhà nước và được giao khoán quản lý vào năm 2014.

Diện tích bãi cát di động: 143 ha và đất khác: 24,8 ha ( mặt nước ) cho thuê làm các dịch vụ du lịch

Diện tích hiện đã giao khoán đất lâm nghiệp theo nghị định 01/CP: 224,2 ha thực hiện tổ chức giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình sản xuất ổn định lâu dài vào năm 2012.

(2)Đối tượng rừng sản xuất 3.473 ha bao gồm :

Diện tích đất có rừng: 2.479 ha ( rừng trồng: 982,09 ha; rừng tự nhiên:1.496,91ha ) Và diện tích đất trống : 222,54 ha tổ chức giao khoán theo Nghị định 135/TTg [40] và giao đất lâm nghiệp ổn định lâu dài vả năm 2014.

Diện tích quy hoạch du lịch sinh thái: 8.44 ha và đất khác: 30,62 ha ( mặt nước ) cho tổ chức, cá nhân thuê thực hiện các dịch vụ du lịch.

Diện tích đã khoán đất lâm nghiệp theo Nghị Định 135/CP: 732,4 ha tổ chức giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình sản xuất ổn định lâu dài vào năm 2012.

Tiến đến BQLRPH trao toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp tại xã Hòa Thắng cho cộng đồng tại địa phương quản lý dưới sự kiểm tra giám sát của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức khuyến nông – lâm, kiểm lâm là cầu nối về các giải pháp kỹ thuật và thực thi pháp luật về công tác QLBVR. tại một thời điểm nhất định nào đó khi rừng đã được quản lý chặt chẽ, bền vững.

- Các khu vực đất bạc màu, hoang hóa, không sản xuất được hiện đang là đất quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp thì nên có kế hoạch quy hoạch trồng rừng bằng loài cây keo lá tràm, keo lai,... nhằm cải tạo các vùng đất này để tăng độ phì cho đất.

- Nghiên cứu xây dựng những mô hình trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả cao. Rừng nghèo có hiệu quả kinh tế thấp và nếu không có những giải pháp thích hợp làm giàu rừng, đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của rừng thì tình trạng nghèo nàn và giá trị kinh tế thấp của rừng còn kéo dài trong nhiều năm. Với quan điểm bảo vệ và phát triển rừng phải dựa vào sự giàu có của rừng thì việc xây dựng những mô hình

trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả cao được coi là giải pháp khoa học công nghệ hiệu quả để khích lệ người dân hướng vào bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung của việc xây dựng mô hình trình diễn phải bao gồm trồng mới hoặc trồng thêm những loài có giá trị kinh tế cao, trong đó có cả cây gỗ và cây lâm sản ngoài gỗ có thể thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của người dân về sản phẩm rừng, và nhu cầu sản xuất hàng hóa, nhờ đó giảm được áp lực vào rừng. Hiện nay đa số cộng đồng người dân sử dụng phương thức sản xuất quảng canh mà năng suất của các loại cây trồng nông nghiệp thấp. Điều này không những ảnh hưởng đến đời sống người dân, gia tăng nhu cầu diện tích canh tác mà còn hướng người dân vào rừng để bổ sung nguồn thu nhập cho mình. Những biện pháp kỹ thuật đó có thể phải hướng vào cải tiến kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lương thực sang cây công nghiệp, cây đặc sản, cải thiện tập đoàn vật nuôi mà trước hết là là những vật nuôi có giá trị kinh tế, đặc sản phục vụ cho du lịch, và thích hợp môi trường sinh thái nơi đây...

- Tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển. Đời sống kinh tế thấp một phần do trình độ kỹ thuật canh tác thâm canh và kỹ thuật chăn nuôi thấp của người dân. Vì vậy, cần tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ cho người dân có điều kiện để phát triển sản xuất, phù hợp với điều kiện địa phương, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cần hỗ trợ kỹ thuật công nghệ cụ thể: Có tổ chức khuyến nông, khuyến lâm đủ năng lực hoạt động thường xuyên tại các thôn, để hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng, vật nuôi và tìm ra những cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng của địa phương. Ngoài việc phổ biến, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, cần chú ý các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho các hộ gia đình, cung cấp thông tin về thị trường giá cả để cho các hộ có quyết định chính xác trong sản xuất kinh doanh.

Chương 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w