Đặc điểm hoạt động của cộng đồng có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 55 - 66)

- Tình trạng thất nghiệp gia tăng, thanh niên di cư vào các thành phố lớn lao

4.3.2Đặc điểm hoạt động của cộng đồng có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng

BẢOVỆ RỪNG

4.3.2Đặc điểm hoạt động của cộng đồng có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng

rừng địa phương. Chỉ thị 12/ 2007 của UBND huyện Bắc Bình về việc tăng cường biện pháp chống phá, lấn chiếm đất rừng làm rẫy tại Khu Lê; Chỉ thị 08/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về biện pháp phá bỏ cây trồng trái phép trên các diện tích đất phá rừng, ... Nhưng bên cạnh đó, việc quy hoạch, cho thuê, thăm dò các dự án du lịch sinh thái, khoáng sản còn chồng chéo lên diện tích rừng, từ đó đã phá vỡ các chính sách, định chế quản lý rừng.

4.3.2 Đặc điểm hoạt động của cộng đồng có ảnh hưởng đến tài nguyênrừng rừng

4.3.2.1. Các hoạt động sản xuất

Theo định hướng đổi mới và phát triển kinh tế của toàn xã hội, chính quyền địa phương đã tham mưu và phối hợp với các cấp có kế hoạch ưu đãi đối với người dân tộc thiểu số, người vùng sâu, vùng xa, người nghèo về đầu tư hỗ trợ vốn làm ăn kinh kế nhằm thoát đói, giảm nghèo. Các cơ quan ban ngành, từ cấp xã tới cấp tỉnh, ngoài việc hỗ trợ vốn làm ăn kinh tế còn hợp tác và xây dựng một số công ty, nhà máy và thu nhận nhân công địa phương, nhằm phần nào giải quyết số lao động thất nghiệp, hướng tới ổn định kinh tế.

Các hoạt động sản xuất cộng đồng có nhiều loại khác nhau. Nhưng ở đây, có thể dựa vào một số đặc điểm và tính chất tương tự nhau của một số hoạt động mà nghiên cứu này chia thành các nhóm hoạt động sản xuất như sau:

- Làm rẫy: Gồm các hoạt động trồng trọt các loại cây nông nghiệp ngắn ngày (mỳ, mè, dưa, đậu các loại,...)

- Làm ruộng: Các hoạt động chuyên về sản xuất lúa.

- Lâm nghiệp: Các hoạt động chuyên về khai thác và thu hái sản phẩm từ rừng, nhận khoán bảo vệ rừng, nhận đất trồng rừng ....

- Chăn nuôi: Bao gồm các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và một số động vật khác.

- Phi nông nghiệp: Tất cả các hoạt động khác: làm thuê, buôn bán và dịch vụ; ngoài ra là cán bộ BQL rừng, cán bộ xã hưởng lương nhà nước.

Hình 4.2: Mức độ hoạt động của nhóm ngành nghề tại cộng đồng

Qua thống kế 93 hộ thì có: 50 hộ làm rẫy (trồng trọt) chiếm 53,8%, 4 hộ làm rừng (lâm nghiệp) chiếm 4,3%, 4 hộ làm ruộng chiếm 4,3%, 8 hộ chăn nuôi chiếm 8,6%, 27 hộ hoạt động sản xuất khác (phi nông nghiệp) chiếm 29%.

- Về tài sản sản xuất: Chủ yếu gồm các loại tài sản tưới tiêu phục vụ làm vườn, xe bò vận chuyển vật tư, sản phẩm, chỉ có một hộ có xe máy cày và một hộ có máy tuốt lúa. Trong 93 hộ điều tra thì có 67 hộ không có một loại tài sản nào ngoài các dụng cụ thủ công (cuốc, dao, rựa,...) chiếm 72%, 21 hộ có ít nhất một loại tài sản chiếm 22,6%, 4 hộ có 2 loại tài sản chiếm 4,3%, 1 hộ có 3 loại tài sản chiếm 1,1%.

Nhận xét: Nhìn chung hoạt động sản xuất ở đây chủ yếu là làm rẫy, trồng các loại cây công, nông nghiệp ngắn ngày (mỳ, mè, dưa, đậu các loại,...), chỉ một số ít hộ trồng xen canh cây điều, cây keo lá tràm và tham gia chăn nuôi, làm thuê. Việc chủ động trang bị các dụng cụ, máy móc trong sản xuất rất ít, chủ yếu thuê mướn cày, kéo, vận chuyển vật tư theo mùa vụ. Các yếu tố này cũng phần nào nói lên sự phụ thuộc của người dân tham gia vào quản lý tài nguyên rừng có phần hạn

chế và việc sử dụng các công cụ, máy móc vào sản xuất nông lâm đem lại hiệu quả kinh tế cao chưa được đầu tư đúng mức.

Bảng 4.11: Cơ cấu bố trí diện tích đất cho sử dụng các loài cây trồng

Loài cây sử dụng Vườn Điều,

rừng Ngắn ngày Lúa nước Có trồng (hộ) 93 93 56 10 Diện tích ( ha ) 20,5 52,4 158,4 9,2 Tỷ lệ ( % ) 8,5 21,8 65,9 3,8

B.quân chung (ha/hộ) 0,22 0,56 1,7 0,098

- Về diện tích đất sản xuất và đất thổ cư : Trong 93 hộ điều tra thì có 13 hộ có diện tích dưới 1000 m2 chiếm 14%,13 hộ có tổng diện tích từ 1000 m2 đến 1 ha chiếm 14%, 31 hộ có tổng diện tích từ 1 đến 3 ha chiếm 33,3%, 32 hộ có tổng diện tích từ 3 đến 6 ha chiếm 34,4%, 4 hộ có tổng diện tích trên 6 ha chiếm 4,3% ,trung bình 3,7 ha/ hộ trung bình 2,6 ha/ hộ .

Được chia ra theo các loại đất sau :

+ Đất vườn (gồm cả thổ cư): tổng diện tích 20,5 ha chiếm 8,5% trong các loại đất, bao gồm 9 hộ có diện tích dưới 1000 m2 chiếm 9,7%; 79 hộ có từ 1000 m2 đến 1 ha chiếm 84,9%, 5 hộ có từ 1 đến 3 ha chiếm 5,4% , trung bình 0,22 ha/ hộ .

+ Đất trồng điều, rừng: tổng diện tích 52,4 ha chiếm 21,8% trong các loại đất, bao gồm 9 hộ có tổng diện tích từ 1 đến 3 ha chiếm 9,7%, 5 hộ có trên 3 ha chiếm 5,4% và 79 hộ có dưới 1000 m2 chiếm 84,9%; trung bình 0,56 ha/ hộ.

+ Đất trồng cây công, nông nghiệp ngắn ngày (mì, lạc, đậu các loại, dưa, mè,....): tổng diện tích 158,4 ha chiếm 65,9% trong các loại đất, bao gồm 37 hộ không có chiếm 39,8%, 7 hộ có diện tích nhỏ hơn 1 ha chiếm 7,5%, 30 hộ có tổng diện tích từ 1 đến 3 ha chiếm 32,3%, 19 hộ có tổng diện tích trên 3 ha chiếm 20,4% .trung bình 1,7 ha/ hộ.

+ Đất lúa nước và đất khác (ngoài các loại đất trên, còn có các diện tích đất cho trồng các loại rau màu theo quanh các hồ nước): tổng diện tích 9,2 ha chiếm

3,8% trong các loại đất, bao gồm 83 hộ không có diện tích lúa nước chiếm 89,2%, 9 hộ có tổng diện tích dưới 1 ha chiếm 9,7%, 1 hộ cá biệt có tổng diện tích trên 3 ha chiếm 1,1%, ( hộ này thuê ruộng ngoài địa phương), trung bình 0,098 ha/ hộ .

Nhận xét: Từ các số liệu trên cho thấy có một số hộ không có đất sản xuất ổn định, chỉ có đất thổ cư và làm một ít vườn quanh nhà, hoặc làm các ngành nghề khác. Tập trung nhiều nhất là các hộ có diện tích từ 1 đến 6 ha, do đó ta có thể khẳng định diện tích bình quân trên hộ tương đối lớn so với nơi khác, tuy nhiên năng suất cây trồng vẫn thấp. Các loại đất sản xuất phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào đất trồng cây nông, công nghiệp ngắn ngày về cả diện tích cũng như số hộ tham gia. Diện tích dùng trồng điều và rừng cũng thấp, cộng với năng suất thấp, cây điều có khả năng sẽ bị loại bỏ dần trên khu vực này. Vì vậy, người dân ở đây sản xuất theo mùa vụ trong năm, một năm sản xuất tập trung ở 6 tháng khi bắt đầu vào mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10), thời gian còn lại là nông nhàn. Đây chính là thời gian tạo cơ hội cho người dân vào rừng khai phá những sản phẩm của rừng để tạo thêm thu nhập gia đình. Đồng thời đây cũng là yếu tố cần chú ý, khi đất nông nghiệp bị bạc màu, khả năng cho năng suất cây trồng thấp, dẫn đến trường hợp muốn tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp thì biện pháp tốt nhất là phá rừng để lấy đất cho sản xuất.

4.3.2.2. Hoạt động nông nghiệp

Để ngành nông nghiệp phát triển, các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm đã có cung cấp nhiều giống mới đối với cây hoa màu thích hợp trên vùng đất cát khô hạn và nhiều giống lúa mới cho năng suất cao thích hợp trên khu vực ruộng lúa nước. Họ còn giới thiệu, hướng dẫn, khuyến cáo những hộ dân đã và đang sản xuất nông nghiệp thực hiện theo các mô hình cho năng suất cao dựa trên cơ sở khoa học, kết hợp đưa giống mới và tư liệu sản xuất tiên tiến để áp dụng cho chính rẫy, ruộng của các nông hộ. Các ngân hàng nông nghiệp, các tổ chức nông nghiệp… cũng đã vào cuộc nhằm hỗ trợ bà con về vốn để họ có điều kiện phát triển kinh tế.

- Về trồng trọt: Đất nông nghiệp ở đây chỉ có khả năng sản xuất những cây hoa màu như: dưa lấy hạt, đậu, mè, khoai mì … cho năng suất thấp và một số ruộng

lúa nước không đáng kể tập trung quanh khu vực các bàu nước. Tổng diện tích gieo trồng trong năm 2010 là 5.521,3/6.067 ha, đạt 91,5% (UBND xã Hòa Thắng, 2010 [ 43]). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.3: Tỷ lệ tham gia sản xuất nông nghiệp theo loài cây trồng

Khi điều tra 93 hộ thì việc bố trí sản xuất nông nghiệp phân theo các loài cây trồng (hình 4.2), ta thấy bà con ở đây chỉ tập trung sản xuất các lòai cây hoa màu ngắn ngày (dưa lấy hạt, mỳ, đậu các loại, mè, ...) chiếm đến 85%, còn một số ít lúa nước, cây trồng khác (vườn, điều), không có cây lâu năm, cây ăn trái.

4.3.2.3. Hoạt động lâm nghiệp

- Trong những năm gần đây, được sự hướng dẫn kỹ thuật của bộ phận trồng rừng cơ sở BQLRPH Lê Hồng Phong và sự nỗ lực chỉ đạo chặt chẽ của huyện và xã, nhân dân toàn vùng đã trồng được nhiều diện tích rừng tập trung theo các chương trình hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng rừng 327, 661/TTg ....trên vùng đất cát khu Lê Hồng Phong, đã tạo ra một số thu nhập đáng kể cho đời sống nhân dân, cải thiện được môi trường sinh thái của địa phương trong vùng. Qua điều tra 93 hộ thì có 55% hộ tham gia nhận khoán BVR và 45% hộ tham gia các hoạt động khác liên quan đến sản xuất lâm nghiệp như: trồng, chăm sóc, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, tập huấn nghiệp vụ quản lý BVR,... trong tổng số các hộ có hoạt động liên quan đến Lâm nghiệp (hình 4.3).

- Song song với sự phát triển của các cơ quan thuộc ngành lâm nghiệp, chính quyền các cấp còn phối hợp với các đơn vị này giúp đỡ và khuyến khích người dân tham gia trồng cây lâm nghiệp bao quanh khu sản xuất nông nghiệp và những diện tích đất nhàn dỗi của họ, trong đó có chương trình PAM, chương trình trồng cây nhân dân. Mô hình trồng rừng khuyến nông Quốc gia năm 2009 với cây keo lai, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ giống 60% cho người trồng. Đã tổ chức tập huấn và hỗ trợ phân bón đến năm 2010 trên diện tích thực hiện 62 ha. Hiện nay đã triển khai 40 hộ tham gia mô hình. Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tập huấn mô hình trồng rừng thâm canh cây keo lai 2 đợt tại thôn Hồng Lâm và Hồng Chính (báo cáo UBND xã Hòa Thắng, 2010[43]).

Hình 4.4: Mức độ tham gia các hoạt động liên quan đến Lâm nghiệp

- Quyền sử dụng đất lâm nghiệp: Các hộ hầu như chưa được cấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp (sổ đỏ) cho hộ, cá nhân gia đình vì đây là đặc thù riêng của tỉnh Bình thuận, qua điều tra 93 hộ thì có 15 hộ được ký hợp đồng nhận khoán có thời hạn theo Nghị định 135/TTg (chiếm 16,1%) và 78 hộ ( 83,9%) chưa có một chủ quyền nào cả, chỉ ký hợp đồng nhận khoán theo năm, mùa, vụ, ...

4.3.2.4. Hoạt động chăn nuôi

Tại địa phương xã Hòa Thắng, do đặc thù của điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn,... và việc áp dụng khoa học vào ngành nghề chăn nuôi còn hạn chế,

cho nên hầu hết chăn nuôi ở đây theo hình thức thả rong là chính, vì vậy thích hợp nhất cho việc nuôi bò, dê, cừu thả rong và một số ít gia cầm (gà) thả vườn.

Qua điều tra thu nhập hộ gia đình từ chăn nuôi thì số thu nhập từ chăn nuôi bò, dê, cừu,... chiếm tỷ trọng cao nhất (58%), rồi đến các vật nuôi khác như dông, heo rừng,....) và gia cầm, heo nhà (hình 4.4).

Hình 4.5: Cơ cấu các loài vật nuôi của các hộ gia đình tại cộng đồng

Đặc biệt là những năm gần đây đã phát triển khá mạnh mô hình nuôi dông (loài bò sát đặc hữu của Bình Thuận) và mạng lại hiệu quả mới, hiện có 220 hộ nuôi trên diện tích khoảng 22,5 ha. Hiện tại, dông phát triển tốt không có dịch bệnh xảy ra trên con dông. Mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thêm thu nhập, góp phần cải thiện cho đời sống người dân, có thể nhân rộng ở tại các nơi trong vùng kể cả nuôi dông dưới tán rừng.

4.3.2.5. Ngành nghề khác (Tài liệu từ UBND xã Hòa Thắng [43] )

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Nền kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của xã chủ yếu là chế biến nước mắm, sản xuất bánh mì, bún, xay xát nông sản, xây lắp cửa sắt, khung sắt, khai thác chế biến titan, khai thác nước sinh hoạt. Tiếp tục thực hiện chủ trương khuyến khích đầu tư mở rộng ngành nghề và tiếp tục tăng trưởng trên lĩnh vực chế biến nông thủy sản, vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí...

- Trường hợp tham gia vay tín dụng: Khi điều tra 93 hộ thì có 2 hộ ( 2,2%) ngại ngùng không trả lời, 56 hộ ( 61,5% trong 91 hộ ) có tham gia vay tín dụng, 35 hộ ( 38,5%) không tham gia.

Bảng 4.12: Tổng hợp tham gia vay vốn tín dụng, ngân hàng

Mục đích vay vốn Số hộ Số hộ và tỷ lệTỷ lệ ( % )

Sản xuất nông nghiệp 33 58,9

Dịch vụ, mua bán 5 8,9 Sữa chữa nhà 9 16,1 Chữa bệnh, học hành 9 16,1 Tổng 56 100,0 Nguồn vốn vay Ngân hàng 47 83,9 Các tổ chức hội 5 8,9 Tín dụng khác 4 7,2 Thời hạn vay ( tháng ) 6 2 3,6 12 36 64,2 36 17 30,4 48 1 1,8 Tổng 56 100,0

- Tín dụng và ngân hàng: Khi điều tra 93 hộ thì có 2 hộ (2,2%) ngại ngùng không trả lời, 56 hộ (61,5% trong 91 hộ) có tham gia vay tín dụng, 35 hộ (38,5%) không tham gia. Mục đích vay tín dụng: Khi hỏi 56 hộ có tham gia vay tín dụng thì 33 hộ (58,9%) vay với mục đích đầu tư sản xuất nông nghiệp, 5 hộ (8,9%) vay cho hoạt động dịch vụ, buôn bán, 9 hộ (16,1%) vay để sữa chữa hay xây dựng nhà ở, 9 hộ (16,1%) vay để phục vụ cho việc học hành, khám chữa bệnh.

Nguồn vốn vay và thời hạn vay: Trong 56 hộ vay vốn thì có 47 hộ (83,9%) vay từ ngân hàng, 4 hộ (7,2%) vay từ các nguồn tín dụng khác, 5 hộ (8,9%) vay từ quỹ các hội phụ nữ, nông dân, hội cựu chiến binh,... Về thời hạn vay thì có 2 hộ (3,6%) vay thời hạn 6 tháng, 36 hộ (64,3%) vay thời hạn 12 tháng, 17 hộ ( 30,4%) vay thời hạn 36 tháng, 1 hộ (1,8%) vay thời hạn 48 tháng.

Nhận xét: Cuộc sống của người dân tại xã Hòa Thắng còn khó khăn, nhiều hộ gia đình phải lo ăn từng ngày, nên việc tích lũy hầu như không có. Tuy nhiên,

trong những năm trở lại đây, vấn đề này đã được giải quyết nên số hộ trong xã vay Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức khác đã có tăng lên (56/93 hộ vay vốn). Ngoài ra, xã còn có hình thức vay tín chấp tại Quỹ tín dụng người nghèo cũng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội nhưng được Hội phụ nữ của xã đứng ra bảo lãnh. Nhìn chung, trong giai đoạn gần đây, đã có 5 tổ chức chính thức đứng ra cho vay (kể cả Hội Nông dân và Hội Phụ nữ), Nguồn vốn vay được tập trung tại ngân hàng Nông nghiệp, số hộ tham gia vay tín dụng rất khiêm tốn, và số tiền vay cũng ít mặt dù họ gặp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống. Lượng tiền vay bình quân cho một hộ là 17,21 triệu đồng/hộ, nhiều nhất 100 triệu đồng/ hộ, ít nhất 4 triệu đồng/hộ, thời hạn vay thông thường 1 - 3 năm, số tiền vay phổ biến là 10 – 20 triệu đồng ( phụ lục 2 ). Việc vay tín dụng cho mục đích đầu tư cho sản xuất nông nghiệp cũng rất khiêm tốn, mặc dù nó chiếm tỷ trọng khá lớn so các mục đích khác. Từ đó cho ta thấy được việc vay vốn để sản xuất gần như không cấp thiết lắm, hay vì một lý do tế nhị nào đó mà khi phỏng vấn không thể phản ánh được thực trạng của việc nghèo khó tại đây

Bảng 4.13: Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Số hộ và tỷ lệ Nơi tiêu thụ sản phẩm

Đại lý trong thôn Tận nhà Tại chợ Cơ sở thu mua

Số hộ tham gia 32 47 4 2

Tỷ lệ (%) 37,6 55,3 4,7 2,4

- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Khi điều tra 93 hộ thì 8 hộ (8,6%) không trả lời với nhiều lý do khác nhau (quanh năm làm công ăn lương, làm thuê,...), 85 hộ (91,4%) được trả lời như sau : 32 hộ ( 37,6%) trao đổi mua bán sản phẩm tại đại lý trong thôn, xã; 47 hộ (55,3%) trao đổi mua bán sản phẩm với người thu mua vào tận nhà; 4 hộ (4,7%) trao đổi mua bán sản phẩm tại chợ; 2 hộ (2,4%) trao đổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mua bán tại đại lý thu mua. Số liệu trên cho thấy sản phẩm tiêu thụ, giao dịch mua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 55 - 66)