Những giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 73 - 74)

- Những khó khăn khác được thể hiện qua công tác điều tra 93 hộ được hỏ

4.5.2.Những giải pháp về kinh tế

- Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Đa số các hộ gia đình ở đây đều thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhiều hộ gia đình có lao động, có đất đai và nguyện vọng phát triển những cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là mô hình nuôi dông hiện nay để tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Đây là những thế mạnh và cũng là hoạt động sản xuất có khả năng cho hiệu quả cao, sớm và ổn định.

- Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng. Hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề đang có tiềm năng, lợi thế ở địa phương như: khai thác và nuôi trồng thủy sản, chế biến nước mắm, sản xuất bánh mì, bún, chế biến nông sản, gây trồng đậu phụng trái vụ ở những vùng đất có thể sử dụng nguồn nước ngầm hoặc ven bờ 2 bàu nước, trồng cây Trôm để khai thác nhựa vào mùa khô, nuôi ong, sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ từ ốc biển để phục vụ cho du lịch... Việc phát triển những ngành nghề phụ đã được người dân xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương.

- Tăng thêm tiền công trồng, chăm sóc, khoán bảo vệ rừng theo giá cả thị trường ở từng thời kỳ nhằm hỗ trợ thêm thu nhập của các hộ, đảm bảo cuộc sống làm nghề rừng. Nhưng không coi đây là nguồn thu nhập chính của gia đình, mà cần có các giải pháp hoạt động khác từ lợi thế tài nguyên rừng, đất nhận khoán.

- Đầu tư cho phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng. Đầu tư để kinh doanh lâm nghiệp tổng hợp gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ cũng như phát triển chế biến lâm sản tại chỗ, phải được chính quyền địa phương nhận thức như một trong những giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả kinh tế của kinh doanh rừng, tạo ra sức hấp dẫn kinh tế cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

- Đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế và sinh thái cao ở đất chưa sử dụng đặc biệt là các vùng ven biển có khả năng kết hợp du lịch sinh thái. Đầu tư để phục hồi rừng trên những diện tích chưa sử dụng là một trong những biện pháp vừa nâng cao thu nhập của người dân vừa giảm áp lực vào tài nguyên rừng.

- Đầu tư cho phát triển các hoạt động lồng ghép được mục tiêu bảo tồn rừng với mục tiêu phát triển kinh tế. Cần đầu tư cho khai thác những tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào các sinh cảnh của rừng, sinh cảnh biển, sinh cảnh đặc thù của vùng cát bay,... Nếu quản lý tốt sẽ tạo ra những nguồn thu đáng kể để cải thiện đời sống người dân và đầu tư trở lại cho ông tác phát triển thêm rừng.

- Đầu tư phát triển thị trường lâm sản: Thị trường tiêu thụ lâm sản địa phương hiện tại chưa có, đặc biệt là các loại lâm sản từ rừng trồng có lợi thế tại địa phương Xoan chịu hạn, Keo, Trôm,... Phần lớn những lâm sản có giá cả không ổn định, một phần là do số lượng lâm sản ít không hình thành được thị trường, một phần khác do thiếu thông tin về thị trường và thị trường tiêu thụ thường ở xa như Thành phố Hồ chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng,... đặt biệt là sản phẩm lá, gỗ từ cây Xoan chịu hạn thị trường tận Nhật Bản. Điều này đã không khuyến khích người dân hướng vào sản xuất và kinh doanh lâm sản. Đầu tư phát triển thị trường lâm sản vừa góp phần làm tăng thu nhập kinh tế, vừa lôi cuốn được người dân vào bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 73 - 74)