- Lược sử thôn bản: Được sử dụng để tìm hiểu quá trình hình thành các
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1.1. Thực trạng tài nguyên rừng
Để đánh giá đúng và đầy đủ được thực trạng tài nguyên rừng tại địa phương, chúng tôi sử dụng tài liệu thực trạng tài nguyên và quản lý rừng tại đơn vị BQL rừng phòng hộ Lê Hồng Phong để làm cơ sở nghiên cứu vì diện tích đất rừng của xã Hòa Thắng đã chiếm 72% trên tổng đất lâm nghiệp mà BQL rừng phòng hộ quản lý.
4.1.1.1. Đặc điểm tài nguyên rừng
- Địa bàn nằm trong vùng cận nhiệt đới, khô hạn, đất đai được hình thành bởi cát di động tạo nên, đất cát xám đỏ trên nền phù sa cổ, khí hậu nơi đây khắc nghiệt, do vậy nguồn thực bì rất nghèo nàn. Trạng thái rừng thường xanh nửa rụng lá, hiện trạng IIA.
- Rừng tự nhiên có tổ thành loài chủ yếu là Gủ, Chai, Sò đo và nhiều loài cây khác như Cóc, Sầm, Thành ngạnh, Găng, Mai động , Xác rắn, Óc chó . . . sinh trưởng, phát triển kém tạo thành những lùm bụi, không có cây gỗ lớn. Rừng trồng gồm các loài cây Keo lá tràm, Keo chịu hạn, Xoan chịu hạn, cây Trôm lấy nhựa được trồng theo kế hoạch hàng năm.
Sản phẩm lấy từ rừng chủ yếu là củi khô, cán cuốc, cán rựa, mật ong rừng và săn bắt các loại thú rừng nhỏ (gà rừng, thỏ rừng, chim, ...) nhằm phục vụ cho gia đình là chính, tiêu thụ buôn bán số lượng ít không đáng kể .
Để làm cơ sở làm sáng tỏ hơn cho việc phân tích mức độ của cộng đồng tiếp cận các sản phẩm có được từ rừng, chúng tôi đã tiến hành tập hợp thông tin của 93 hộ gia đình được chọn làm mẫu điều tra đại diện cho xã Hòa Thắng (thông tin chi tiết ở phụ lục 2.3) và thu được kết quả tóm tắt như sau:
Bảng 4.1: Tổng hợp tham gia khai thác sản phẩm từ rừng Số hộ và tỷ lệ Sản phẩm rừng Mật ong Động vật rừng Sản phẩm khác Tổng bán Sử dụng bán Sử dụng bán Sử dụng Số hộ 3 8 0 4 1 3 19 Tỷ lệ % 3,2 8,6 0 4,3 1,1 3,2 20,4
- Khai thác mật ong rừng: có 82 hộ chiếm 88,2% không khai thác sản phẩm mật ong rừng, 3 hộ chiếm 3,2 % khai thác mật ong rừng để bán, 8 hộ chiếm 8,6% khai thác mật ong rừng sử dụng trong gia đình .
- Khai thác động vật rừng: có 89 hộ chiếm 95,7% không khai thác động vật rừng, 4 hộ chiếm 4,3 % khai thác động vật rừng để sử dụng trong gia đình .
- Khai thác các sản phẩm khác từ rừng: có 89 hộ chiếm 95,7% không khai thác các sản phẩm khác từ rừng, 1 hộ chiếm 1,1% khai thác các sản phẩm khác từ rừng dùng để bán và 3 hộ chiếm 3,2 % khai thác các sản phẩm khác từ rừng để sử dụng trong gia đình .
Nhận xét: Qua trên bảng 4.1 ta thấy việc sử dụng các sản phẩm từ rừng hầu như không có, cá biệt có một số hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng kiếm một số ít sản phẩm từ rừng để phục vụ trong gia đình . Từ thực tế cũng cho thấy khu vực này tài nguyên rừng hầu như không có giá trị kinh tế cao và không đa dạng sinh học nên các sản vật từ rừng cũng hiếm, đồng thời việc quản lý rừng trong thời gian gần đây tương đối chặt chẽ, đã hạn chế được việc thu hái sản phẩm từ rừng bừa bãi như trước đây.
4.1.1.2. Hiện trạng sử dụng
a. Tổng diện tích quản lý : 15.567 ha
Theo Quyết định 674/ QĐ-UBND ngày 13/03/2007 của UBND Tỉnh Bình Thuận về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Bình thuận giai đoạn 2006 – 2010, [23] bao gồm :
+ Diện tích đất có rừng: 9.419,66 ha, bao gồm: Rừng trồng: 1.564,77 ha.
Rừng tự nhiên: 7.854,89 ha.
+ Diện tích đất không rừng: 1.884,34 ha. - Đối tượng rừng sản xuất: 4.263 ha.
+ Diện tích đất có rừng: 3.269,03 ha, bao gồm: Rừng trồng: 982,09 ha. Rừng tự nhiên: 2.286,94 ha. + Diện tích đất không rừng: 993,97 ha.
b. Trữ lượng
- Rừng tự nhiên: hầu như là rừng nghèo nên trữ lượng thấp. Tổng trữ lượng theo thống kê là 338.360 m3.
- Rừng trồng: Có tổng trữ lượng là 7.992 m3, hiện chỉ có rừng trồng năm 1996 là 5.026 m3 và một số có chất lượng kém và chết gần hết xin thanh lý vào năm 2007, rừng trồng năm 1999 có trữ lượng là 2.966 m3 (số liệu điều tra BQL năm 2010), còn lại là rừng non chưa có trữ lượng.