Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 29 - 34)

- Lược sử thôn bản: Được sử dụng để tìm hiểu quá trình hình thành các

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng

Rừng tại địa phương xã Hòa Thắng đã được tổ chức Hạt kiểm lâm Khu Lê Hồng Phong thành lập từ năm 1992, bắt đầu quản lý bảo vệ với diện tích ban đầu là 33.000 ha rừng tự nhiên. Thời điểm này đã có các chương trình, dự án phát triển và quản lý rừng như : Dự án Pam – 4304, chương trình 327/TTg, Dự án 661/TTg, Dự án trồng rừng chống sa mạc hóa 773/TTg,.. Nhưng với áp lực của thời kỳ mở cửa, thương mại, tự do, HTX Nông nghiệp đã bị mai một và xóa bỏ ở một số nơi, một số mặt hàng nông sản lúc này bắt đầu có giá trị thương mại cao, đặc biệt là các mặt hàng dưa lấy hạt, khoai mỳ (sắn), đậu các loại, ... đã thích nghi các vùng đất mới khai phá nơi này. Với các lý do đó đã kích thích người dân các nơi đỗ xô về đây phá rừng lấy đất để sản xuất các loại cây hoa màu. Đồng thời tệ nạn chặt cây đốt than xảy ra rầm rộ (thời kỳ này chưa có loại hình sử dụng nấu nướng bằng bếp ga,

than đá). Thú rừng cũng bị săn bắt rốt ráu phục vụ cho các quán nhậu. Việc quản lý rừng thời kỳ 1992 – 2003 gặp nhiều khó khăn về khách quan, cũng như chủ quan trong cách tổ chức thực hiện, các ngành các cấp chưa thật sự quan tâm đầu tư (quản lý một diện tích rừng rộng lớn chỉ có từ 6 đến 9 kiểm lâm viên của hạt Kiểm lâm trong suốt thời kỳ), chính sách Lâm nghiệp xã hội chưa có, hoặc chưa rõ ràng, lực lượng Kiểm lâm luôn đối đầu với dân, kể cả một số cấp chính quyền địa phương trong thời điểm này. Vì vậy, thời kỳ này rừng bị tàn phá nặng nề diện tích rừng từ 33.000 ha giảm xuống 16.230 ha vào năm 2003 khi có Quyết định thành lập BQL rừng phòng hộ (Báo cáo BQLRPH Lê Hồng Phong, 2010 [23]).

- Trước thực trạng đó, ngày 10 tháng 12 năm 2003 BQRPH Lê Hồng Phong được thành lập quản lý 16.230 ha, rừng đã được quy hoạch lại rõ ràng và có kế hoạch quản lý hàng năm nên từng bước đã xóa bỏ nạn chặt phá rừng làm rẫy, đốt than, ... Nhưng việc xâm chiếm đất rừng, quy hoạch chồng lấn lên đất rừng để chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cho khai thác kháng sản (Titan, cát đen,..), cho du lịch và nuôi trồng thủy sản,.. vẫn xảy ra và nguy cơ tiếp tục xảy ra nên diện tích rừng hiện nay quy hoạch lại chỉ còn 15.567 ha.

4.1.2.1. Đánh giá về tình hình rừng bảo vệ

Theo báo cáo của BQLR thì tình hình vi phạm, kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng được đánh giá như sau: Giai đoạn từ năm 2004 – 2010 số vụ vị phạm lâm luật giảm đáng kể theo từng năm. Do tổ chức tập trung chỉ đạo các trạm, chốt BVR và tổ cơ động thường xuyên tuần tra, kiểm tra trên lâm phận quản lý để kịp thời ngăn chặn, xử lý lấn chiếm đất rừng trái phép, thực hiện tốt công tác tuyên truyền và công tác phối hợp quản lý BVR với các địa phương như xã Hoà Thắng, Hồng Phong và Đồn Biên phòng 436, vi phạm lâm luật đã giảm xuống rõ. Trong năm 2006 có 17 vụ, năm 2007 là 03 vụ; năm 2008: 01 vụ, năm 2009: 3 vụ, 6 tháng đầu năm 2010: 0 vụ (BQLRPH Lê Hồng Phong, 2010 [22]).

Để làm cơ sở làm sáng tỏ hơn cho việc đánh giá của cộng đồng về rừng khi được khoán bảo vệ, chúng tôi đã tiến hành tập hợp thông tin của 93 hộ gia đình

được chọn làm mẫu điều tra (thông tin chi tiết ở phụ lục 2.3) và được kết quả tóm tắt như sau:

Bảng 4.2: Tổng hợp đánh giá tình hình rừng trước và sau giao khoán

Số hộ và tỷ lệ

Trước khi giao khoán Sau khi giao khoán

Rất tốt Tốt Trung

bình

Nghèo kiệt

Tăng lên Giữ nguyên

Số hộ 5 18 11 1 24 15

Tỷ lệ % 14,3 51,4 31,4 2,9 61,5 38,5

+ Tình hình rừng trước khi giao khoán:

Khi điều tra 93 hộ thì 58 hộ (62,4%) không có ý kiến, còn 35 hộ (37,6%) đánh giá như sau: 5 hộ (14,3%) cho rằng rừng rất tốt, 18 hộ (51,,4%) nói rừng tốt, 11 hộ (31,4%) rừng đạt mức độ trung bình, 1 hộ (2,9%) rừng nghèo kiệt (biểu 4.2)

+ Tình hình rừng sau khi giao khoán:

Khi điều tra 93 hộ (biểu 4.2) thì 54 hộ (58,1%) không có ý kiến, 39 hộ (41,9%) đánh giá như sau: 24 hộ (61,5%) cho rằng chất lượng rừng tăng lên, 15 hộ (38,5%) rừng được giữ nguyên (biểu 4.2) .

Nhận xét: Qua trên cho ta nhận thấy rằng những hộ không tham gia nhận khoán bảo vệ rừng hoặc có nhận khoán BVR khi được hỏi về vấn đề này họ ít quan tâm đến tài sản thiên nhiên của địa phương mình, bằng chứng cụ thể là số người không trả lời chiếm tỷ lệ rất cao và số người trả lời được (thường là những hộ có nhận khoán BVR) cho thấy tình hình rừng có chuyển biến tích cực trước và sau thời kỳ giao khoán, đồng thời cũng đã nói lên được cách tổ chức thực hiện giao khoán bảo vệ rừng của BQL rừng phòng hộ Lê Hồng Phong mang lại hiệu quả cao.

4.1.2.2. Công tác khoán bảo vệ rừng

Giai đoạn 2004 – 2010 đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng trồng, rừng tự nhiên với tổng diện tích lũy kế là: 7.107,1 ha trong đó: diện tích khoán bảo vệ rừng thực hiện theo nguồn vốn 661/TTg [37] là 5.650,6 ha và diện tích bảo vệ rừng thực hiện theo nguồn vốn sự nghiệp lâm nghiệp là 1.456,5 ha. Toàn bộ diện tích này

được khoán cho các hộ dân thôn Hồng Lâm, thuộc xã Hòa Thắng theo từng năm dưới sự kiểm tra giám sát của cán bộ kỹ thuật ban QLRPH Lê Hồng Phong.

- Kinh phí chi trả cho công tác bảo vệ rừng trồng giai đoạn 2004 -2010 là 908,56 triệu đồng, trong đó: Nguồn vốn 661 đã chi trả là 767,5 triệu đồng, Nguồn vốn sự nghiệp lâm nghiệp của UBND tỉnh đã chi trả là 141,06 triệu đồng.

+ Cách tổ chức thực hiện giao khoán bảo vệ rừng: BQL rừng phòng hộ Lê Hồng Phong là chủ đầu tư giao khoán theo dự án 661/TTg, Sự nghiệp lâm nghiệp của Tỉnh được BQLRPH bố trí xây dựng các chốt, trạm ở bìa đai rừng quản lý (14 chốt, trạm / BQL), mỗi trạm được quản lý từ 3 đến 4 chốt, phó phụ trách lực lượng này là nhân viên của BQL rừng, còn lại nhân viên chốt thường tập trung là các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, mỗi chốt thường có 6 – 8 người, quản lý từ 1000 đến 2500 ha và đề cử 1 người phụ trách chốt hoặc phụ trách chốt là nhân viên BQL rừng (đối với khu vực xảy ra phức tạp). Trạm, chốt có ranh giới, tọa độ địa lý được cấm mốc rõ ràng, có quy chế hoạt động (do BQL rừng quy định và soạn thảo), có chế độ thưởng, phạt, kỷ luật rõ ràng, được phân công trực ban như sau: đối với nhân viên BQL rừng thì 6 ngày/tuần, người nhận khoán 2 ngày/ tuần, người trực có nhiệm vụ bố trí người giữ tài sản trong chốt và kiểm tra chéo các khu vực nhận khoán, những ngày còn lại (không trực) người nhận khoán có thể về chòi rẫy hoặc chốt để sản xuất nông nghiệp và tuần tra bảo vệ khu vực mình được giao khoán (thường bố trí gần khu vực sản xuất nông nghiệp của hộ nhận khoán đó).

Trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng người nhận khoán có nhiệm vụ ngăn chặn kịp thời, nếu có trường hợp phức tạp thì báo nhanh về trạm trưởng phối hợp xử lý. Trong tháng có tổ cơ động của BQL gồm 4- 6 người thường xuyên tổ chức kiểm tra theo dõi hoạt động của trạm, chốt hoặc phối hợp kịp thời với trạm, chốt khi có điểm nóng xảy ra. Cuối tháng tổ này có nhiệm vụ triệu tập và tham gia cuộc họp tại các trạm nhằm đánh giá tình tình hình quản lý rừng trong tháng, xét thi đua khen thưởng trong tháng theo quy chế đề ra và có tổng hợp từ các trạm báo cáo về Ban lãnh đạo BQLRPH có hướng xử lý, chấn chỉnh và đưa ra phương hướng cho tháng sau (BQLRPH Lê Hồng Phong, 2010 [22]).

4.1.2.3. Công tác phát triển vốn rừng

* Tổng diện tích đã được trồng mới giai đoạn 2004-2010 là 2.498,87 ha, ứng vối tổng số vốn đã thực hiện là: 10.104.372.710 đồng, trong đó:

- Diện tích rừng phòng hộ được trồng theo kế hoạch hàng năm của Tỉnh phân khai là: 1.726,2 ha, kinh phí hỗ trợ cho công tác trồng rừng là nguồn vốn 661 là: 9.380 triệu đồng và nguồn vốn sự nghiệp lâm nghiệp là: 724 triệu đồng.

- Diện tích rừng sản xuất được trồng để chống lấn chiếm đất lâm nghiệp tại các khu vực trọng điểm là: 193,7 ha (kinh phí và nhân lực tại đơn vị).

- Diện tích giao khoán đất lâm nghiệp theo nghị định 135/NĐ-CP (đối tượng rừng sản xuất) và Nghị định 01/NĐ-CP (nay là nghị định 186/NĐ-CP, đối tượng rừng phòng hộ) là: 986,33 ha. Diện tích này các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức tự bỏ vốn ra đầu tư thực hiện phát triển rừng trên diện tích được nhận khoán. Trong đó diện tích rừng tự nhiên được đưa vào khoanh nuôi tái sinh tự nhiên là: 369,86 ha, diện tích đất trống được đưa vào trồng rừng là: 616,47 ha

* Diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh trong giai đoạn 2006 – 2010 với tổng lũy kế là: 17.884 ha (ứng với tổng số vốn đã đầu tư là: 1.485 triệu đồng), trong đó:

- Diện tích rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh là: 11.404 ha

- Diện tích rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung là: 6.480 ha

Nguồn kinh phí đầu tư cho công trình này là nguồn vốn 661 được đầu tư có hiệu quả theo kê hoạch phân khai hàng năm.

* Công tác chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2004 – 2010 được thực hiện hai năm sau khi trồng với tổng diện tích lũy kế là: 3.447,4 ha (ứng với tổng số vốn đầu tư là: 4.229,8 triệu đồng)

- Kinh phí đầu tư từ nguồn vốn 661 đầu tư theo kế hoạch phân khai hàng năm cho đơn vị: 3.904,3 triệu đồng.

- Kinh phí đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp lâm nghiệp theo kế hoạch phân khai hàng năm là: 325,5 triệu đồng.

* Công tác giao khoán bảo vệ rừng trồng giai đoạn 2004 – 2010 đuợc thực hiện luỹ kế các năm. Với tổng diện tích luỹ kế là: 7.107,1 ha (ứng với tổng số vốn đầu tư là: 680,86 triệu đồng), trong đó:

- Diện tích luỹ kế bảo vệ thực hiện theo nguồn vốn 661 (được tính từ khi rừng không đưa vào chăm sóc đến hết 5 năm): 5.650,6 ha ứng tổng số vốn là: 767,5 triệu đồng.

- Diện tích luỹ kế bảo vệ rừng trồng thực hiện theo nguồn vốn sự nghiệp lâm nghiệp được tính từ khi rừng trồng thực hiện hết 5 năm giao khoán bảo vệ: 1.456,5 ha ứng với tổng số vốn đầu tư: 141,06 triệu đồng.

* Công tác hỗ trợ trồng rừng sản xuất cho người dân tại xã Hòa Thắng với tổng diện tích là: 652,7 ha ứng với tổng số vốn đầu tư là: 1.170,2 ha.

* Công trình hỗ trợ giống trồng cây phân tán cho người dân xã Hòa Thắng với tổng số cây là: 962.200 cây, trồng trên diên tích 500 ha (ứng với tổng số vốn đầu tư là: 1.020,5 triệu đồng).

- Về khai thác tài nguyên rừng: trong giai đoạn 2004– 2010 đơn vị lập 2 hồ sơ khai thác rừng trồng với tồng diện tích là 299,81 ha thuộc rừng trồng năm 1995, 1996, 1998, 1999, 2002, 2003 (đối tượng rừng sản xuất). Hiện nay các khu vực này đã giao khoán theo Nghị Định 135/TTg cho trồng lại rừng bằng cây keo lai, cây trôm lấy mũ (nhựa), cây đã sinh trưởng, phát triển tốt (Báo cáo BQLRPH Lê Hồng Phong, 2010 [22]).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w