Hiệu quả sử dụng đất rừng giao thuê, khoán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 43 - 44)

- Lược sử thôn bản: Được sử dụng để tìm hiểu quá trình hình thành các

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.2.2. Hiệu quả sử dụng đất rừng giao thuê, khoán

Nhìn chung việc giao thuê, khoán rừng toàn bộ đã sử dụng đúng mục đích, nhưng hiệu quả hầu như chưa thấy được với lý do là việc giao thuê, khoán đất lâm nghiệp chỉ tập trung từ năm 2008 đến nay, đây là cây trồng dài ngày chưa thể hiện được hiệu quả trước mắt mà phải đợi thời gian từ 10 năm trở lên mới có thể đánh giá chính xác được. Nhưng chúng tôi có thể đánh giá sơ bộ hiệu quả việc sử dụng đất rừng giao thuê, khoán trong những năm gần đây theo số liệu báo cáo năm 2010 của BQL rừng phòng hộ Lê Hồng Phong [42]:

Về giao, thuê đất và rừng (bảng 4.8): Chỉ thực hiện ở các công ty tư nhân, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ cầm chừng, bảo vệ đất là chính, còn sử dụng phát triển vốn rừng chưa được quan tâm. Có một số công ty đã tự ý hoặc có ý định sang nhượng và cho thuê lại, cá biệt chỉ có một công ty (Công ty TNHH Triều Trang) đã đầu từ trồng rừng đúng mức, tạo được cảnh quan cho việc kết hợp du lịch sinh thái, tạo nguồn doanh thu hàng năm đáng kể: 500 – 700 triệu/năm (BQR phòng hộ Lê Hồng Phong, 2010 ) [42].

Về giao khoán đất Lâm nghiệp theo Nghị định 01 và 135/TTg ( phụ lục 3 ). Qua thống kê thì trong tổng số diện tích giao khoán là 986,33ha, gồm 63 hộ và 3 công

ty, các công ty nhận khoán hầu như thực hiện kém hiệu quả và chưa đúng tiến độ, 57/63 hộ chiếm 74,7% thực hiện kém hiệu quả, cây trồng chưa đầu tư chăm sóc đúng mức, rừng tự nhiên hầu như chưa được quan tâm bảo vệ, còn hiện tượng người dân lén lút chặt phá để lấy củi; còn lại 16/63 hộ chiếm 25,3% trên tổng các hộ tham gia nhận khoán thực hiện có hiệu quả cây trồng được chăm sóc và bảo vệ chặt chẽ.

Việc giao khoán ở đây chỉ dừng lại ở mức độ giữ rừng, đất là chính, còn việc thực thi các biện pháp cải tạo đất, phát triển rừng, phát triển kinh tế trang trại chưa được quan tâm đúng mức, với lý do đa số diện tích giao khoán là các khu vực đất hoang hóa, sa mạc, nguồn dinh dưỡng trong đất nghèo kiệt, cần phải cải tạo. Việc đầu tư 100% vốn của tổ chức cá nhân ở chu kỳ đầu tương đối cao, nhưng đem lại hiệu quả thấp. Có một số hộ được giao khoán đã đầu tư đúng mức và được giao khoán ở các vùng đất tốt (sau khai thác rừng trồng) thì hiệu quả ban đầu cho thấy cây rừng trồng phát triển tốt, thu nhập từ sản xuất nông lâm kết hợp tương đối cao, cụ thể là các hộ nhận khoán thuộc trạm bảo vệ rừng Đồi Mỹ có mức thu nhập từ nông trại giao khoán khoảng 100- 200 triệu/ năm (BQR phòng hộ Lê Hồng Phong, 2010 [42]).

Nhân xét:

Việc sử dụng đất rừng giao, khoán, cho thuê đất sản xuất mặc dù hiệu quả ban đầu chưa cao trong công tác phát triển vốn rừng, nhưng nó cũng mang hiệu quả phần nào về mặt xã hội. Đất, rừng đã có chủ thật sự, và có người quản lý bảo vệ, trông coi, hạn chế được việc xâm, lấn, chiếm của các tổ chức, cá nhân. Người dân đã tiếp cận, ý thức được việc phối hợp trong công cuộc quản lý rừng cùng các ngành, các cấp, đỡ được gánh nặng của các cấp chính quyền nhà nước hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w