Thực trạng công tác quản lý rừng có sự tham gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 34 - 42)

- Lược sử thôn bản: Được sử dụng để tìm hiểu quá trình hình thành các

4.1.3.Thực trạng công tác quản lý rừng có sự tham gia

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1.3.Thực trạng công tác quản lý rừng có sự tham gia

4.1.3.1. Các hoạt động liên quan đến quản lý rừng có sự tham gia

- Được sự hướng dẫn kỹ thuật của BQLRPH Lê Hồng Phong và chỉ đạo chặt chẽ của cấp Tỉnh, Huyện, UBND cấp xã, nhân dân địa phương xã Hòa Thắng đã cùng phối hợp với BQLR phòng hộ Lê Hồng Phong thực hiện, tham gia nhận

khoán bảo vệ, trồng, chăm sóc rừng, đã mang lại nhiều hiệu quả: nhiều diện tích rừng đã được bảo vệ tốt và trồng tập trung theo các chương trình trồng rừng phòng hộ, sản xuất, hỗ trợ cây phân tán theo dự án, chương trình trồng rừng 327, 661/TTg và Sự nghiệp lâm nghiệp.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi đã thu thập các số liệu sau: Khi phỏng vấn 93 hộ thì có 28 hộ không tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, còn lại mỗi hộ nếu tham gia các công tác liên quan đến rừng thường thì từ 1 đến 2 hoạt động, bao gồm: tuần tra và PCCR, trồng rừng, làm cỏ, chăm sóc rừng trồng, tỉa thưa rừng, dự các cuộc họp về công tác QLBVR, hoạt động khác liên quan QLBVR. Ở đây chia làm hai hoạt động trong cùng một hộ để dễ dàng cho công tác thống kê (phụ lục 2.3).

Bảng 4.3: Tổng hợp các hoạt động liên quan đến quản lý rừng có sự tham gia Các hoạt động Tuần tra, PCCR Trồng rừng Chăm sóc rừng Dự họp công tác BVR Hoạt động khác Không tham gia Cộng Hoạt động thứ nhất Số hộ 40 15 3 2 1 32 93 Tỷ lệ ( % ) 43 16,1 3,2 2,2 1,1 34,4 100 Hoạt động thứ hai Số hộ 3 3 16 13 19 39 93 Tỷ lệ ( % ) 3,2 3,2 17,2 14 20,3 41,9 100

+ Hoạt động thứ nhất: Khi điều tra 93 hộ thì 32 hộ (34,4%) không tham gia hoạt động liên quan đến rừng, 61 hộ (65,6%) có tham gia được chia như sau: 40 hộ (43%) tham gia hoạt động tuần tra và phòng chống cháy rừng,15 hộ (16,1%) tham gia trồng rừng, 3 hộ (3,2%) tham gia làm cỏ, chăm sóc rừng trồng; 2 hộ (2,2%) tham dự các cuộc họp về công tác quản lý bảo vệ rừng; 1 hộ (1,1%) tham gia các hoạt động khác liên quan đến rừng. Thực hiện các hoạt động này có 58 người nam (62,4%) tham gia và 3 người nữ (3,2%) tham gia; với tổng số công tham gia bình

quân trong năm là 141,4 công/ hộ, nhiều nhất là 300 công/hộ, thấp nhất là 12 công /hộ (biểu 4.3)

+ Hoạt động thứ hai: Khi điều tra 93 hộ thì 39 hộ (41,9%) không tham gia hoạt động liên quan đến rừng, 54 hộ (58,1%) có tham gia được chia như sau : 3 hộ (3,2%) tham gia hoạt động tuần tra và phòng chống cháy rừng, 3 hộ (3,2%) tham gia trồng rừng, 16 hộ (17,2%) tham gia làm cỏ, chăm sóc rừng trồng; 13 hộ (14%) tham dự các cuộc họp về công tác quản lý bảo vệ rừng; 19 hộ (20,3%) tham gia các hoạt động khác liên quan đến rừng. Trong 54 hộ thực hiện các hoạt động này thì có 36 người nam (38,7%) tham gia và 18 người nữ (19,4%) tham gia; với tổng số công tham gia bình quân trong năm là 81,5 công/ hộ, nhiều nhất là 240 công/hộ, thấp nhất là 7 công /hộ (biểu 4.3).

Bảng 4.4: Tổng hợp đánh giá mức chi trả và diện tích giao khoán BVR Số hộ

và tỷ lệ (%)

Mức chi trả Diện tích được giao

cao Vừa phải Thấp Quá thấp Tổng Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng Tổng Số hộ 1 18 61 2 82 8 52 15 75 Tỷ lệ% 1,1 19,4 65,6 2,2 88,2 8,6 55,9 16,1 80,6

+ Mức chi trả công nhận khoán: Khi hỏi ý kiến hết cả 93 hộ thì 11 hộ (11,8%) không có ý kiến, còn 82 hộ (88,2%) đánh giá như sau: 1 hộ (1,1%) cho

rằng mức trả công cao, 18 hộ (19,4%) vừa phải, 61 hộ (65,6%) thấp, 2 hộ (2,2%) quá thấp(bảng 4.4).

+ Về diện tích rừng được giao khoán bảo vệ : Khi tham khảo ý kiến hết cả 93 hộ thì 18 hộ (19,4%) không có ý kiến, 75 hộ (80,6%) đánh giá như sau: 8 hộ (8,6%) cho rằng rất hài lòng, 52 hộ (55,9%) hài lòng, 15 hộ (16,1%) chưa hài lòng

Bảng 4.5: Tổng hợp đánh giá cách tổ chức thực hiện và tính bình đẳng trong

giao khoán BVR

tỷ lệ (%) Rất hàilòng Hài lòng Tổng Rất hàilòng Hài lòng Tổng

Số hộ 11 72 83 9 72 81

Tỷ lệ 11,8 77,4 89,2 9,7 77,4 87,1

+ Cách tổ chức thực hiện : Khi tham khảo ý kiến hết cả 93 hộ thì 10 hộ (10.8%) không có ý kiến, 83 hộ (89,2%) đánh giá như sau: 11 hộ (11,8%) cho rằng rất hài lòng, 72 hộ (77,4%) hài lòng (biểu 4.5).

+ Tính bình đẳng trong thực hiện giao khoán bảo vệ rừng: Việc thực hiện trả công nhận khoán được chia ra chi trả theo tháng và trả đầy đủ, các chế độ thưởng, phạt thực hiện theo quy chế đề ra ban đầu và có họp xét lấy ý kiến trạm chốt, diện tích được giao thì được xem xét cho từng trường hợp, nếu hộ nào có năng lực, gia đình đông lao động thì ký hợp đồng cho 2 cá nhân, hộ nào ít khả năng lao động thì ký hợp đồng 1 cá nhân [22]. Khi tham khảo ý kiến hết cả 93 hộ thì 12 hộ (12,9%) không có ý kiến, 81 hộ (87,1%) đánh giá như sau: 9 hộ (9,7%) cho rằng rất hài lòng, 72 hộ (77,4%) hài lòng (biểu 4.5). Từ trên cho thấy khi đánh giá cho tính bình đẳng trong thực hiện giao khoán thì tỷ lệ các hộ hài lòng rất cao.

+ Các hoạt động hỗ trợ của địa phương, BQL rừng phòng hộ đối với các hộ (tập huấn kỹ thuật, khuyến lâm,khuyến nông và các hỗ trợ khác): Khi hỏi ý kiến hết cả 93 hộ thì 8 hộ (8,6%) không có ý kiến, 85 hộ (91,4%) đánh giá như sau : 30 hộ (32,3%) cho rằng rất hài lòng, 55 hộ (59,1%) hài lòng.

- Về khoảng cách từ nhà đến rừng giao khoán (phụ lục 2.3): Khi thống kê 93 hộ thì có 47 hộ không nhận khoán bảo vệ rừng hoặc sống quanh năm tại rừng, có 46 hộ trả lời trong đó có 6 hộ (13%) có khoảng cách dưới 5 km, 24 hộ (52,2%) từ 5-10km, 16 hộ (34,8%) từ 10-20km. Số hộ có khoảng cách từ nhà đến rừng giao khoán từ 5-10 km chiếm tỷ lệ cao hơn, nhưng thực tế việc này ít ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng của các hộ, vì đa số các hộ thường ở nhiều tại rừng hoặc rẫy sản xuất (gần nơi nhận khoán bảo vệ).

Nhận xét : Từ các số liệu trên cho biết số hộ tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng thường là các hộ nhận khoán bảo vệ, trồng, chăm sóc rừng trồng và các

cán bộ xã, thôn, nhân viên BQL rừng phòng hộ. Tỷ lệ nam tham gia nhiều hơn nữ, số công tham gia nhiều nhất là công tuần tra, phòng chống cháy rừng. Mức trả công hiện nay theo chế độ nhà nước về công bảo vệ, trồng, chăm sóc,...rất thấp không theo kịp giá cả thị trường, không phù hợp với khả năng đóng góp của người dân, chưa đảm bảo cuộc sống của họ khi tham gia công tác quản lý rừng. Cộng đồng nhân dân rất hưởng ứng việc tổ chức tập huấn và các hỗ trợ khác của nhà nước. Về diện tích giao quản lý theo quy định của dự án 661/TTg là hợp lý, đúng khả năng của cá nhân trong hộ, một số ít chưa hài lòng với lý do tiền công nhận khoán bảo vệ trong năm không đủ đáp ứng (100.000 đ/ ha x 80 ha = 8.000.000 đ/năm) khi không có thêm đất canh tác và các hoạt động sản xuất khác. Cách tổ chức hoạt động quản lý BVR hiện giờ của BQL rừng phòng hộ Lê hồng Phong hợp lý, công bằng được bà con nhận khoán rất hưởng ứng.

4.1.3.2. Phương hướng tham gia vào các tổ chức bảo vệ rừng

Bảng 4.6: Tổng hợp phương hướng tham gia BVR

Phương hướng và lý do Số hộ và tỷ lệ

Số hộ Tỷ lệ ( % )

Tham gia 43 46,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không tham gia 50 53,8

Tổng 93 100

Lý do tham gia

Có thêm việc làm 21 48,8

Có thêm thu nhập 22 51,2

Tổng 43 100

Lý do không tham gia

Tiền lương thấp 24 51,1

Không có năng lực 8 17

Có việc làm khác 4 8,5

Lý do khác 14 23,4

Tổng 50 100

Khi tham khảo ý kiến 93 hộ thì 43 hộ (46,2%) có ý định tham gia và tiếp tục tham gia, 50 hộ (53,8%) không tham gia (bảng 4.6).

+ Lý do tham gia: Khi hỏi ý kiến 43 hộ có ý định tham gia BVR thì 21 hộ (48,8%) cho rằng có thêm việc làm, 22 hộ (51,2%) nói là sẽ có thêm thu nhập từ công bảo vệ rừng (bảng 4.6).

+ Lý do không tham gia: Khi hỏi ý kiến 50 hộ không có ý định tham gia BVR thì 24 hộ (51,1%) cho rằng tiền lương quá thấp, 8 hộ (17%) nói là không có năng lực tổ chức bảo vệ rừng, 4 hộ (8,5%) có cơ hội tìm việc làm khác tốt hơn, 14 hộ (23,4%) nói có nhiều lý do khác nhau (bảng 4.6).

Bảng 4.7: Tổng hợp ý kiến đánh giá đồng quản lý rừng

Hình thức tham gia QLR Số hộ và tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ ( % ) Hộ gia đình Không có ý kiến 7 7,5 Sẽ tốt hơn 72 77,5 Thu nhập tốt hơn 4 4,3 Bảo vệ được rừng 7 7,5 Bình thường 3 3,2 Tổng 93 100 Cộng đồng thôn, xã Không có ý kiến 15 16,1 Sẽ tốt hơn 28 30,1 Bình thường 1 1,1 Không hợp lý 49 52,7 Tổng 93 100

+ Đánh giá việc nếu gia đình có người tham gia bảo vệ rừng : Khi tham khảo ý kiến hết cả 93 hộ thì 7 hộ (7,5%) không có ý kiến, 86 hộ (92,5%) đánh giá như sau: 72 hộ (77,5%) cho rằng sẽ tốt hơn, 4 hộ (4,3%) nói sẽ có thu nhập tốt hơn, 7 hộ (7,5%) đảm bảo sẽ bảo vệ được rừng, 3 hộ (3,2%) cho là bình thường (bảng 4.7).

+ Đánh giá việc nếu cộng đồng thôn, xã tham gia bảo vệ rừng : Khi tham khảo ý kiến hết cả 93 hộ thì 15 hộ (16,1%) không có ý kiến, 78 hộ (83,9%) đánh giá như sau: 28 hộ (30,1%) cho rằng sẽ tốt hơn, 1 hộ (1,1%) cho là bình thường, 49 hộ (52,7%) nói sẽ không tốt, không hợp lý, không đảm bào, không bền vững và sẽ khó thực hiện được (bảng 4.7).

+Việc tham gia vào các tổ chức, đoàn thể trước đây : Tham gia vào các tổ chức đoàn thể chủ yếu tập trung ở các hộ hiện tại là cán bộ BVR của BQL rừng hoặc cán bộ xã, thôn. Khi điều tra 93 hộ thì có 25 hộ (26,9%) có tham gia, 65 hộ (69,9%) chưa tham gia, 3 hộ (3,2%) nói rằng thời gian tới sẽ tham gia (phụ lục 2.3).

Nhận xét: Việc thảo luận nhóm, cũng như khảo sát các số liệu nêu trên cho thấy do nhu cầu cuộc sống, thu nhập từ ngày công quản lý bảo vệ rừng còn quá thấp (100.000 đồng/ ha) sẽ không đáp ứng cho cuộc sống hiện tại. Các hộ có ý định tham gia và tiếp tục tham gia cho rằng tiền khoán BVR chỉ là biện pháp hỗ trợ cho họ một số ít nào đó để đảm bảo cuộc sống khi nông nhàn. Nhưng điều họ cũng có nhiều băn khoăn, quan tâm nhiều nhất về quyền lợi của cộng đồng hiện nay là rừng và nước. Rừng ảnh hưởng nhiều đến nguồn nước sinh hoạt hiện nay (hai bàu nước đọng), nếu mất hết rừng thì bà con không còn đất sản xuất (đất bị thoái hóa, sa mạc hóa, rữa trôi,..) và nguồn nước sẽ cạn kiệt dần. Mặt khác, cộng đồng dân cư nơi đây cũng chưa hình dung được quyền lợi của họ khi tham gia vào các hoạt động của cộng đồng (69,9% số hộ chưa tham gia đoàn thể) khi mà công việc làm ăn của họ quá bận rộn, trong khi hỗ trợ cho việc tham gia các công tác đoàn thể hầu như không có. Đây là các tổ chức xã hội cần phải có cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh của xã hội, đặc biệt là công tác quản lý rừng của địa phương. Đó cũng chính là các nhân tố thúc đẩy, hoặc cản trở trong việc tham gia quản lý rừng.

Còn khi tham khảo về lực lượng tổ chức tham gia vào quản lý rừng thì đa số hưởng ứng theo hình thức đồng quản lý rừng theo mô hình : hộ gia đình tại địa phương tham gia BVR, BQL rừng quản lý có sự phối hợp của chính quyền cấp thôn, xã, và các tổ chức xã hội liên quan ; chứ giao rừng cho cộng đồng quản lý rừng hiện giờ khó thực hiện được và sẽ không thực hiện được với nhiều lý do khác nhau. Để đánh giá được khả năng tham gia quản lý rừng của hộ gia đình, chúng tôi sử dụng công cụ : Phân tích SWOT và đạt kết quả như sau :

ĐIỂM MẠNH ( S )

-Khả năng tiếp nhận các điều kiện tự

ĐIỂM YẾU ( W )

nhiên khắc nguyệt tại địa phương cao - Lực lượng tham gia hoạt động sản xuất nông – lâm tại chỗ

- Thông thuộc nhiều về đường xá, địa bàn quản lý ( rừng ), biết được nhiều về các loài cây bản địa

- Khả năng tiếp cận các đối tượng phá rừng nhanh, dễ điều tra khám phá ra các hoạt động làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.

- Chịu khó, chịu khổ, có khả năng cao trong việc sản xuất, nuôi trồng nông -lâm kết hợp khi tham gia quản lý rừng

nghiệp cho năng suất cao chưa có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dễ bất mãn khi mất mùa hoặc thu nhập trong năm thấp, con cái khó tiếp cận trường học, các thông tin cần thiết. - Dễ bị thông đồng , mua chuộc khi các đối tượng lâm tặc có chủ mưu, trình độ hiểu biết về đặc tính sinh vật học các loài cây chưa được đào tạo

- Cách tổ chức lực lượng, phối hợp chưa có kỷ năng, khi giải quyết các vấn đề liên quan đến giấy tờ thường lúng túng

- Việc áp dụng các kiến thực khoa học kỹ thuật vào sản xuất bị hạn chế và thường thiếu vốn, hoặc không dám mạnh dạn đầu tư vào các loài cây trồng mới cho năng xuất cao

CƠ HỘI ( O )

- Các chính sách giao đất khoán rừng ngày càng nhiều và thông thoáng.

- Các cấp chính quyền địa phương quan tâm nhiều đến công tác quản lý rừng.

- BQLR phòng hộ hiện nay tổ chức quản lý rừng chặt chẽ .

- Có việc làm ổn định và đời sống nông hộ được nâng cao .

CẢN TRỞ ( T )

- Việc giao đất lâm nghiệp sử dụng lâu dài chưa được thực hiện đến hộ.

- Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp còn thấp, giải quyết vốn đầu tư lâm nghiệp ở các ngân hàng dịa phương chưa được giải quyết. - Việc quy hoạch rừng, khoáng sản, du lịch tại địa phương còn chồng chéo. - Từ chối tiếp tục quản lý rừng khi có

nguồn thu nhập thấp, đời sống không ổn định.

Từ phân tích trên cho thấy việc đồng quản lý rừng theo mô hình được cộng đồng thôn Hồng Lâm vừa khái quát nêu trên là hợp lý nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu bên trong ; nắm bắt cơ hội và điều chỉnh, ngăn chặn kịp thời những cản trở bên ngoài .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 34 - 42)