Những giải pháp xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 74 - 75)

- Những khó khăn khác được thể hiện qua công tác điều tra 93 hộ được hỏ

4.5.3. Những giải pháp xã hộ

- Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái của rừng, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Cho đến nay trong nhận thức của phần lớn người dân thì rừng chưa được coi như kho tài nguyên quý báo của địa phương mình. Người ta không nghĩ rằng, với tính chất của tài nguyên tái tạo, rừng thực sự là một tư liệu sản suất vô cùng quý giá, là nhà máy khổng lồ sản xuất liên tục các loại lâm sản khác nhau.

- Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp theo đúng mục đích sử dụng. Hiện nay tại địa phương xã Hòa Thắng có một số diện tích đất bạc màu không có khả năng sản xuất nông nghiệp được cần cải tạo lại bằng phương pháp trồng lại

rừng và sản xuất nông lâm kết hợp. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng sẽ làm cho mọi diện tích đất lâm nghiệp đều có chủ cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng. Xây dựng tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã. Để tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã cần phải xây dựng hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã đủ năng lực tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng theo các quy định của Nhà nước.

- Củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở cấp xã. Cộng đồng tích cực tham gia quản lý các nguồn tài nguyên khi có các giải pháp thích hợp thì cộng đồng chính là lực lượng động viên hỗ trợ, giám sát và thậm chí cả cưỡng chế các thành viên thực hiện những chính sách nhà nước về quản lý tài nguyên. Ngược lại, khi những giải pháp, chính sách quản lý tài nguyên không thích hợp thì họ trở thành lực lượng cản trở, thậm chí đối lập với Nhà nước trong hoạt động quản lý tài nguyên. Vì vậy, các giải pháp quản lý tài nguyên rừng cần phát triển theo hướng kết hợp giữa hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thống nhất được lợi ích người dân với lợi ích quốc gia trong hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa BQL rừng, chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình) với lực lượng kiểm lâm, cùng chính quyền xã. Người ta cho rằng một trong những nguyên nhân của hiệu quả quản lý bảo vệ rừng chưa cao là thiếu sự phối hợp tốt giữa các lực lượng kiểm lâm, và lực lượng quản lý bảo vệ rừng trên cùng một địa bàn. Vì vậy, cần có sự phối hợp tốt hoạt động, để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chung vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Tăng cường năng lực quản lý quản lý tài nguyên rừng địa phương. Hoàn thiện quy ước quản lý rừng ở mỗi thôn bằng cách khi xây dựng quy ước phải được công khai, dân chủ và phải được cộng đồng dân cư đồng ý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w