chuyển đổi các hình thái tổ chức sản xuất, diễn biến của hoạt động sử dụng rừng và đất rừng, sự thay đổi về quan điểm, kiến thức của người dân và các nguyên nhân thay đổi này ở địa phương. Đề tài lấy kết quả tại thôn Hồng Lâm làm đại diện cho xã Hòa Thắng, kết quả như sau :
* Thời điểm trước 1960
- Thôn Hồng Lâm xưa là Làng Bình Nhơn được thành lập do những người dân miền trung di cư đi đánh cá theo bờ biển xâm nhập vào và tiếp tục đi vào phủ Hòa Đa (nay là Thị trấn Chợ Lầu) khoảng trước 1800 (thuộc thời kỳ phân tranh chúa Trịnh – Nguyễn) và có tên là Quán Bàu, lúc này làng có khoảng 70 hộ, tôn giáo chủ yếu là phật giáo, nhà tranh, nghề làm vườn (trồng trầu, cau,..)
- Các sự kiện dịch, họa ảnh hưởng đến người dân : Dịch hạch, đậu mùa thời kỳ vua Tự Đức xảy ra gây thiệt hại nhiều về người. Sự kiện này người dân tự khắc phục, lúc này không có chính quyền quản lý. Đặc biệt trong thời kỳ kháng Pháp do sợ tiếng súng đạn trong chiến tranh nên thú dữ (cọp, cá sấu, voi, trâu rừng ...) kéo về làng phá hoại mùa màng và gây thiệt hại lớn về tài sản lớn cho con người .
- Giai đoạn này rừng bị tác động bởi những người di cư vào vùng đất mới khai phá, chưa có một tổ chức nào đứng ra quản lý rừng.
* Thời kỳ 1960- 1975
- Xã Nhơn Thiện thành lập 2 ấp là ấp Nhơn Hòa (bàu trên) và Nhơn Đức (bàu dưới). Thời kỳ này thôn Hồng Lâm (xã Nhơn Thiện) có khoảng 300 hộ - 1500 khẩu, nhà xây chiếm khoảng 30% với vật liệu xây dựng là vôi, đá núi , ... còn lại là nhà lợp, vách tranh. Nghề nghiệp chính làm rẫy, vườn, chăn nuôi bò, trâu.
- Thời kỳ này thảm họa chiến tranh Pháp, Mỹ xảy ra, không có dịch họa, tổ chức cách Mạng Lâm thời được thành lập.
- Tháng 2/1961 xã Hồng Lâm được thành lập dưới sự quản lý của chính quyền cách mạng lâm thời. Lúc này đã có sự ảnh hưởng của các chương trình, chính sách đến dân số và quản lý sử dụng rừng nhưng không đáng kể và chưa rõ ràng. Rừng bị tác động bởi bom đạn, chất độc hóa học trong chiến tranh, đặc biệt là các chiến dịch càn quét của quân đội Mỹ, dùng xe tăng phá hàng ngàn hecta rừng tự nhiên.Người dân lúc này là dân kháng chiến lấy rừng làm nhà ở và khai hoang đất rừng để sản xuất phục vụ cho kháng chiến, nuôi sống bản thân bằng những cây trái rừng và động vật rừng, đặc biệt là con dông. Vì vậy rừng ở thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống người dân nơi đây “ rừng che bộ đội, rừng vây quân thù “.
* Thời kỳ1975- 1986
- Xã Hồng Lâm được sát nhập với xã Hòa Thắng và chia ra thôn Hồng Lâm ngày nay, có 350 hộ - 1800 khẩu, nhà xây khoảng 50%, thành lập HTX Nông nghiệp. Nghề nghiệp chính là làm rẫy, chăn nuôi bò, buôn bán nhỏ. Nạn hạn hán, dịch sốt rét, đã có các chính sách của Đảng và nhà nước hỗ trợ.
- Rừng được giao cho Hạt kiểm lâm Bắc Bình quản lý. Bà con tiến hành khai hoang các vùng kháng chiến cũ trong rừng để sản xuất hoa màu. Việc khai hoang được nhà nước khuyến khích, rừng đã bắt đầu có sự tàn phá nhưng không đáng kể. Quản lý rừng tập trung vào việc hạn chế việc chặt phá cây gỗ lớn dùng cho thương mại là chính, chưa có biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng làm rẫy, đốt than.
* Thời kỳ 1986- đến nay
- Dân số đến nay có 520 hộ, 2213 khẩu, nhà xây 90%, HTX Nông nghiệp không còn. Nghề nghiệp làm nông, buôn bán nhỏ, chăn nuôi bò, dê, dông ... Thiên tai hạn hán xảy ra thường xuyên, thất mùa liên tục ..., tình trạng đất bị thoái hóa, bạc màu ngày càng tăng.