Những giải pháp tổ chức và quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 72 - 73)

- Những khó khăn khác được thể hiện qua công tác điều tra 93 hộ được hỏ

4.5.1. Những giải pháp tổ chức và quản lý

- Tiếp tục duy trì và phát huy cách tổ chức thực hiện kiểm tra, hoạt động, giao khoán BVR của BQL rừng phòng hộ Lê Hồng Phong hiện nay. Bố trí thêm một số chốt, trạm cần thiết ở các khu vực có nhiều hộ tham gia nhận khoán đất rừng sản xuất nông, lâm, dịch vụ kết hợp,... đầu tư các chốt bảo vệ rừng theo hướng vừa là nhà ở của những hộ nhận khoán BVR, là nơi cất giữ vật tư sản xuất nông lâm kết hợp, đồng thời cũng là điểm tổ chức theo dõi, kiểm tra chặt chẽ người ra vào các khu vực rừng quản lý. Củng cố tổ chức, sắp xếp lại lực lượng quản lý bảo vệ rừng ở các chốt, trạm với hình thức chuyển dần việc chủ động quản lý rừng được giao khoán cho các hộ nhận khoán dưới sự giám sát quản lý trực tiếp của BQLRPH trong 3-5 năm đầu sau đó nếu thấy hộ nào đạt hiệu quả thì lập kế hoạch giao đất, giao rừng ( cấp quyền sử dụng đất Lâm nghiệp ) ổn định lâu dài cho hộ chủ động tổ chức sản xuất, quản lý rừng được giao, BQLRPH lúc này chỉ là đơn vị chuyển giao kỹ thuật, cung cấp giống cây trồng đạt sản lượng cao và UBND xã trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý rừng của cộng đồng dân cư ở địa phương mình và tham mưu cùng UBND huyện phê duyệt các hồ sơ điều chế rừng, thiết kế khai thác, tân thu lâm sản theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP [40]

- Có quy chế phối hợp công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng hàng năm với các xã giáp ranh theo ranh giới hành chính của địa phương như xã Hòa Thắng, Hồng Phong, thị trấn Lương Sơn và lực lượng của Đồn Biên phòng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng bền vững tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w