- Tình trạng thất nghiệp gia tăng, thanh niên di cư vào các thành phố lớn lao
BẢOVỆ RỪNG
4.4.1. Những yếu tố thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên rừng
Yếu tố thúc đẩy cộng đồng tham gia vào quản lý tài nguyên rừng bao gồm những thuận lợi và những cơ hội mà cộng đồng có được từ những điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội trong kết quả đánh giá thực trạng xã hội, tài nguyên rừng, quản lý sử dụng rừng có sự tham gia.
4.4.1.1.Thuận lợi
- Cộng đồng dân cư đại đa số là dân tộc Kinh, có nguồn gốc tại địa phương, không có dân di cư tự do, nhà cửa tương đối ổn định. Số người trong độ tuổi lao động của xã là 4.508 so với 8.608 người chiếm tỷ lệ cao (52,3% tổng nhân khẩu), là nguồn lao động dồi dào của xã.
- Diện tích đất lâm nghiệp của xã Hòa Thắng khá lớn 11.216 ha chiếm 72% tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn vùng khu Lê Hồng Phong và chiếm 47,4 % tổng diện tích tự nhiên của xã. Diện tích đất hoang hóa, không sản xuất nông nghiệp có thể cải tạo bằng phương pháp trồng lại rừng còn gần 6.000 ha. (Báo cáo UBND xã Hòa Thắng, 2010[43]). Điều kiện thỗ nhưỡng thích nghi cho việc đầu tư chăn nuôi bò, dê, dông, dưới tán rừng.Đồng thời với điều kiện khô hạn, ít đa dạng
sinh học, rừng không có cây gỗ lớn nên việc xâm hại đến rừng cũng hạn chế phần nào, dễ quản lý bảo vệ hơn địa phương khác.
- Các tổ chức, cá nhân đã tham gia thuê, nhận khoán đất lâm nghiệp để trồng, chăm sóc và bảo vệ trên địa bàn ngày càng nhiều (1.422,93 ha, gồm 9 công ty và 64 hộ) phần nào đã hạn chế được việc xâm, lấn, chiếm đất rừng của các tổ chức, cá nhân. Người dân đã tiếp cận, ý thức được việc phối hợp trong công cuộc quản lý rừng cùng các ngành.
- Các chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư cho lâm nghiệp trong vùng ngày càng nhiều, như: Dự án PAM 4304, 327, 661, cây phân tán bằng vốn ngân sách của địa phương, được các cấp chính quyền địa phương (xã, huyện, tỉnh) quan tâm tới.
- Các cơ chế chính sách quản lý bảo vệ rừng ngày càng chặt chẽ, kịp thời, thông thoáng, tạo điều kiện cho việc giao đất, khoán rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,... Được sự hỗ trợ của nhiều dự án và chương trình về PTNT như dự án xóa đói giảm nghèo, dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn.
- Việc quản lý rừng của BQLRPH hiện tương đối chặt chẽ, cách tổ chức thực hiện giao khoán bảo vệ rừng của BQLRPH Lê Hồng Phong mang lại hiệu quả cao được cộng đồng hưởng ứng. Các khu vực giao khoán bảo vệ rừng được thành lập từng nhóm hộ 6 – 8 người, có trang bị các công cụ hỗ trợ, được sự giám sát chỉ đạo của cán bộ quản lý bảo vệ rừng của BQLRPH và xây dựng nhà ở kiên cố.
- Chất lượng rừng sau khai thác theo các quy định hiện hành thì được trồng lại tốt lên ( diện tích rừng sau khai thác do đã qua chu kỳ cải tạo đất nên việc tiếp tục trồng rừng sẽ là môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển tốt ).
- Đời sống của người dân địa phương ngày càng nâng cao (được đánh giá ở phần thu nhập hộ gia đình).
4.4.1.2. Cơ hội
- Đối với các hộ thuộc diện nghèo, nếu có phương án sản xuất khả thi thì được khuyến khích cho vay vốn ưu đãi từ các chương trình như xóa đói giảm
nghèo thuộc Ngân hàng chính sách xã hội, vốn hỗ trợ các gia đình chính sách, đặc biệt khó khăn, v.v.
- Cơ hội tiềm năng cho phát triển sinh kế ở địa phương: Cảnh quan nơi đây hữu tình, hoang sơ, những bãi sa mạc mênh mông, bàu nước trong xanh giữa sa mạc, khu di tích kháng chiến Khu Lê đây cũng chính là tìm năng cho du lịch sinh thái phát triển mạnh có tầm cở quốc gia .
- Các chương trình dự án lâm nghiệp trước đây được cộng đồng đánh giá đã tạo ra một số việc làm ổn định, các hộ nhận khoán trồng, chăm sóc bảo vệ rừng có ý thức được tầm quan trọng của tài nguyên rừng và vận động các tầng lớp nhân dân trong thôn không còn vào rừng để tác động đến tài nguyên rừng và rừng ngày càng quản lý chặt chẽ và ổn định.
- Vai trò của rừng đối với đời sống người dân và trách nhiệm của họ đã được xác định qua phỏng vấn nhóm hộ: Rừng giữ vai trò quan trọng nơi đây người dân ai cũng thấy rõ vì nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, gió lốc, sa mạc hóa, đặc biệt là ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở vùng ven Biển .
- Sảm phẩm gỗ rừng trồng ( keo lá tràm, keo lai, trôm ), sản phẩm thu hái từ rừng ( mật ong rừng ), các loại nông sản ngày càng có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ mở ra rộng rãi, khắp nơi thuận lợi cho việc phát triển cây trồng vật nuôi có lợi thế .