Hoạt động Marketing

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ và dịch vụ thương mại dân phát (Trang 31 - 34)

* Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là quá trình tìm kiếm khách quan và có hệ thống cùng sự phân tích thu thập thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh doanh. Bởi vậy, nghiên cứu thị trường giúp nhà kinh doanh có thể đạt được hiệu quả cao và thực hiện được các mục đích của mình.

* Xác định thị trường mục tiêu và định vị

Thông thường, không có một sản phẩm nào có thể thỏa mãn được nhu cầu của mọi khách hàng. Khách hàng của doanh nghiệp thường phân bố trên một phạm vi rộng lớn và có yêu cầu không giống nhau đối với sản phẩm. Hầu hết không có nhà kinh doanh nào chiếm lĩnh được tất cả bộ phận thị trường khác nhau với hiệu quả cao. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, mỗi nhà kinh doanh cần phải tìm ra những phần thị trường hấp dẫn mà họ có khả năng phục vụ một cách hiệu quả.

Hoạt động định vị đảm bảo cho doanh nghiệp có thể cung cấp những thông tin rõ ràng, súc tích, gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng. Từ đó, giúp khách hàng ghi nhận sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí họ. Hoạt động định vị đảm bảo cho doanh nghiệp nâng cao vị thế từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

* Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao, được ưa chuộng sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao phải coi trọng yếu tố chất lượng của sản phẩm.

Doanh nghiệp có thể bổ sung các mẫu mã sản phẩm có tính năng tác dụng đặc trưng chất lượng kém hơn. Doanh nghiệp lựa chọn chiến lược bổ sung các mẫu mã sản phẩm có tính năng tác dụng đặc trưng chất lượng kém hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng có yêu cầu về chất lượng sản phẩm thấp hơn với giá cả rẻ hơn. Tiến hành chiến lược này doanh nghiệp có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của các doanh nghiệp muốn cung cấp cho thị trường các mẫu mã sản phẩm có tính năng tác dụng đặc trưng chất lượng kém hơn. Song cũng có thể làm cho khách hàng xa rời các sản phẩm hiện có và doanh nghiệp cũng chưa chú ý đáp ứng các nhóm khách hàng có cầu cao hơn về chất lượng. Vì vậy nên các đối thủ có thể tìm cách xâm nhập thị trường bằng các mẫu mã sản phẩm này.

Doanh nghiệp có thể bổ sung các mẫu mã sản phẩm có tính năng tác dụng đặc trưng có chất lượng cao hơn. Doanh nghiệp lựa chọn chiến lược bổ sung các mẫu mã sản phẩm có tính năng tác dụng, đặc trưng chất lượng cao hơn.Tiến hành chiến lược này doanh nghiệp có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của các doanh nghiệp muốn cung cấp cho thị trường các mẫu mã sản phẩm có tính năng tác dụng đặc trưng chất lượng cao hơn song cũng có thể dẫn đến sự cạnh tranh, quyết liệt của các doanh nghiệp khác. Do đó hiệu quả kinh doanh không được ổn định.

*Chiến lược giá

Chiến lược giá có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khối lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng to lớn đến thu nhập và lợi nhuận của nhà kinh doanh. Khi điều hành chiến lược giá các doanh nghiệp cần nhận thức rõ tác động kép của nó đến hiệu quả kinh doanh. Trong kinh doanh, lợi nhuận là hiệu số của thu nhập và chi phí. Trong quan hệ này, chiến lược giá có ảnh hưởng đến cả hai nhân tố này.

Đối với thu nhập, giá cả có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng hóa tiêu thụ và giá đơn vị sản phẩm. Đối với chi phí, giá cả có ảnh hưởng một

cách gián tiếp thông qua khối lượng hàng hóa tiêu thụ và chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm.

* Hoạt động phân phối

Doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì phải đưa được sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hoạt động phân phối sẽ giải quyết vấn đề hàng hoá dịch vụ được đưa như thế nào đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối sẽ tạo nên dòng chảy hàng hoá từ người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian tới người mua cuối cùng. Tuỳ theo điều kiện tình hình của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn kênh phân phối trực tiếp hay kênh phân phối gián tiếp.

Kênh phân phối trực tiếp với đặc trưng là giá giá thành thấp nhưng số lượng khách hàng tiếp cận ít , thông tin phản hồi từ phía khách hàng nhanh và chính xác.

Kênh phân phối gián tiếp tiếp cận số lượng khách hàng nhiều hơn kênh phân phối trực tiếp nhưng thông tin phản hồi với độ chính xác không cao.

Doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối thích hợp sẽ tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra nhanh chóng thuận tiện hơn từ đó nâng cao được lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.

* Hoạt động xúc tiến hỗn hợp

Hiệu quả của hoạt động kinh doanh tăng lên rõ rệt khi thực hiện các chương trình xúc tiến hỗn hợp mặc dù các doanh nghiệp cũng phải bỏ ra một lượng chi phí lớn cho công việc này. Xúc tiến hỗn hợp làm cho quá trình bán hàng dễ hơn, việc đưa hàng hoá vào kênh phân phối thuận lợi hơn, xúc tiến hỗn hợp bao gồm: Quảng cáo Quan hệ công chúng Khuyến mại Bán hàng cá nhân Marketing trực tiếp

Các doanh nghiệp sử dụng các công cụ của mình thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm, theo từng xu thế thị trường, trước đây các công cụ cạnh tranh chủ yếu dựa vào công cụ P2(giá), ngày nay các công cụ cạnh tranh được vận dụng một cách linh hoạt khả biến.

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ và dịch vụ thương mại dân phát (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w