Đặc điểm về thị trường

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ và dịch vụ thương mại dân phát (Trang 41 - 44)

Thị trường Camera là nơi người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá của các sản phẩm Camera.

Nếu như căn cứ vào nơi sản xuất hàng hóa thì có thể coi thị trường Camera nhập khẩu được xếp vào thị trường hàng ngoại nhập. Ở Việt Nam

hiện nay, trình độ khoa học kỹ thuật còn chưa đủ khả năng sản xuất ra các loại Camera nên việc nhập khẩu các mặt hàng này là một yếu tố không thể thiếu. Hiện nay, xu hướng lắp đặt Camera để quan sát, giám sát không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi các cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý, siêu thị, trung tâm thương mại như trước đây nữa, mà nó đã được mở rộng ra cả các doanh nghiệp nhà nước, công ty tư nhân , các hộ gia đình.

Thị trường Camera Việt Nam phân chia theo đối tượng khách hàng bao gồm khách hàng là tổ chức và khách hàng là người tiêu dùng cá nhân.

- Đối tượng là khách hàng tổ chức:

Các tổ chức chính phủ: gồm các bộ, văn phòng chính phủ và cơ quan hành chính Trung ương và địa phương. Kinh phí cho việc lắp đặt hệ thống Camera chủ yếu là các nguồn tài trợ nước ngoài theo nguồn ODA và sự giúp đỡ của các tổ chức nước ngoài như World Bank, UNDP nhằm thực hiện hiện đại hóa công sở và tăng tính an ninh.

Các doanh nghiệp nhà nước: Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 3500 doanh nghiệp nhà nước, trong đó khoảng 40% là có hiệu quả. Chi tiêu cho các sản phẩm an ninh như Camera chủ yếu là các công ty lớn như Tổng công ty Hàng Không Việt Nam (Vietnam Airline), Vietcombank, Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả và có xu hướng hiện đại hóa môi trường làm việc đều lắp đặt các thiết bị an toàn như Camera cho doanh nghiệp mình.

Các doanh nghiệp tư nhân: Các công ty tư nhân hiện đang là động lực phát triển cho nền kinh tế thị trường Việt Nam, bao gồm các công ty trong các lĩnh vực ngân hàng, các công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ, liên doanh. Xu hướng phát triển chung đều ý thức được vai trò của sự hiện đại hóa và tính an ninh của môi trường làm việc nhưng khó khăn chính vẫn là sự hạn chế trong khả năng về tài chính. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về cả số lượng và quy mô, chắc chắn các công ty tư nhân đang là một trong những

khách hàng chính của ngành kinh doanh Camera quan sát. Đây là thị trường cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm Camera quan sát trên thị trường nội địa. Nhu cầu chất lượng ngày càng cao của nhóm khách hàng này bao gồm cả các dịch vụ sau bán hàng là một yếu tố cần được tính đến nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong tương lai.

Văn phòng đại diện nước ngoài: là nhóm khách hàng lớn đối với các thiết bị an ninh như Camera quan sát. Các công ty này còn quan tâm tới việc phát triển hệ thống mạng Camera cục bộ giữa các văn phòng và nối mạng với văn phòng mẹ.

Các dự án đầu tư nước ngoài: gồm các khách sạn, các công ty sản xuất, dịch vụ…Cùng với sự phát triển du lịch Việt Nam, khách sạn là một trong những ngành được đầu tư nước ngoài lớn, đặc biệt là các khách sạn lớn hiện nay là thị trường tiềm năng cho sản phẩm Camera quan sát, giám sát.

- Thị trường khách hàng là người tiêu dùng cá nhân.

Thị trường khách hàng là người tiêu dùng cá nhân có thể được phân đoạn theo nhiều cách khác nhau như độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp…nhưng nhìn chung có ba dòng sản phẩm chính của thị trường phù hợp với từng mức thu nhập tại thị trường Việt Nam.

Tình hình cạnh tranh trên thị trường Camera hiện nay có xu hướng ngày càng gay gắt cho nên mỗi hãng kinh doanh cần phải có sự hiểu biết về thị trường, để nắm bắt những biến đổi của thị trường.

Một phần của tài liệu một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ và dịch vụ thương mại dân phát (Trang 41 - 44)