Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên (Trang 25 - 27)

9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.1.2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về hoạt động sinh viên đánh

giá giảng viên.

Các tác giả Nguyễn Kim Dung & Craig Mcinnis (2002) đã nghiên cứu về khả năng áp dụng hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên trong giáo dục đại học Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy 53% người được hỏi đồng ý nên đưa hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên thành một phần của hoạt động đánh giá giảng viên, 67% người được hỏi đồng ý

hoặc hoàn toàn đồng ý rằng “hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên có thể giúp cải thiện chất lượng giảng dạy”. Song bên cạnh đó có một số ý

kiến cho rằng có một số rào cản về văn hóa làm ảnh hưởng đến kết quả sinh viên đánh giá giảng viên, do vậy không nên sử dụng kết quả này để xét tăng lương hoặc khen thưởng cho giảng viên [4].

Năm 2005, cuốn “Giáo dục đại học - Chất lượng và đánh giá” đã tổng hợp một số nghiên cứu của các tác giả PGS.TS. Nguyễn Phương

Nga, TS. Vũ Thị Phương Anh, TS. Nguyễn Công Khanh, Ths. Bùi Kiên Trung, Lã Văn Mến, Lê Nết về chủ đề đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên trong đó nêu rõ quá trình hình thành

26

và phát triển của hoạt động đánh giá giảng viên, những kinh nghiệm của các cơ sở đào tạo rút ra từ quá trình thu thập và sử dụng ý kiến sinh viên

trong đánh giá chất lượng giảng dạy, cơ sở lý luận cho việc thiết kế phiếu

hỏi và điều tra. Ngoài ra tài liệu cũng đã cung cấp một số mẫu phiếu đánh

giá hoạt động giảng dạy của giảng viên [2, 7-8, 13-15].

Năm 2005, Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu

phát triển giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Tại Hội thảo kết quả đề tài NCKH cấp Bộ về xây dựng bộ phiếu chuẩn đánh giá giảng viên của Trung tâm đã được công bố. Kết quả nghiên cứu

của đề tài đã cung cấp cơ sở lý luận mới về hiệu quả giảng dạy, hiệu quả

nghiên cứu khoa học, đặc biệt Bộ phiếu chuẩn đánh giá đã được thử

nghiệm có độ giá trị cao là bộ công cụ giúp các cơ sở đào tạo có thể sử

dụng để đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của GV

một cách hiệu quả. Cuốn Kỷ yếu Hội thảo cũng cung cấp nhiều bài báo, tham luận, kết quả nghiên cứu rất quý báu của các tác giả là các thầy cô

giáo, cán bộ quản lý về hoạt động đánh giá giảng viên đã được triển khai

tại các trường đại học Việt Nam [22] .

Nguyễn Phương Nga (2007) giới thiệu bộ công cụ dùng cho sinh

viên đánh giá giảng viên với các kết quả phân tích thử nghiệm bộ phiếu

hỏi và xây dựng mô hình đánh giá giảng viên [15].

Năm 2008, tác giả Vũ Quỳnh Nga trong đề tài luận văn thạc sỹ

“Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt

động giảng dạy” đã nghiên cứu về các yếu tố xã hội học có ảnh hưởng

đến đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có ảnh hưởng đến các chỉ số đánh giá của SV

27

đối với GV là yếu tố thứ tự sinh trong gia đình, yếu tố nghề nghiệp của

bố, học lực, ngành học, năm học và tần xuất lên lớp học của SV [16] . Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước và nước ngoài tập trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào nghiên cứu về các hình thức đánh giá giảng viên (hoạt động giảng

dạy), các đặc trưng, hiệu quả của các hình thức đó và nghiên cứu đề xuất

các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá giảng viên song

chưa có nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến sự thích ứng của giảng viên với hoạt động này và đặc biệt đối với giảng viên tại Đại học Thái

Nguyên.

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên (Trang 25 - 27)