Cách thức triển khai hoạt động ĐGGV

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên (Trang 38 - 102)

9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

2.4.2. Cách thức triển khai hoạt động ĐGGV

Bước 1, Ban chỉ đạo khảo sát cùng Phòng Thanh tra Khảo thí và

Đảm bảo chất lượng giáo dục các nhà trường triển khai văn bản yêu cầu

của Bộ và mẫu phiếu đánh giá giảng viên cùng các văn bản hướng dẫn tới

các Khoa, Bộ môn của nhà trường.

Bước 2, các Khoa, Bộ môn cùng Phòng TTKT&ĐBCLGD tiến

hành lấy phiếu sinh viên đánh giá giảng viên đối với tất cả các giảng viên

đang thực dạy trong năm học. Thời gian lấy phiếu vào cuối các kỳ của năm học. Cán bộ được phân công lấy phiếu khảo sát được tập huấn về kỹ

thuật, cách giải thích đối với sinh viên khi tiến hành lấy phiếu.

Bước 3, Tổ thư ký và Phòng TTKT&ĐBCLGD xử lý số liệu phiếu đánh giá, phân tích kết luận về mặt kỹ thuật, đưa ra các khuyến nghị để

cải thiện chất lượng giảng viên.

Bước 4, số liệu và kết luận điều tra được gửi về lãnh đạo nhà

trường để có quyết định về chất lượng giảng viên của nhà trường và các biện pháp điều chỉnh khối lượng giảng dạy cũng như bồi dưỡng giảng

viên một cách thích đáng. Đối với các giảng viên có kết quả đánh giá chưa cao, đặc biệt là giảng viên có nhiều ý kiến phản hồi không tốt từ

sinh viên sẽ được lãnh đạo nhà trường gặp và trao đổi riêng. Đối với

39

đối với giảng viên này vẫn kém thì sẽ bị đình chỉ giảng dạy. Kết quả

chung của đợt khảo sát được công bố trong Hội nghị của các nhà trường. Kết quả riêng của từng giảng viên cùng với các khuyến nghị cải thiện

chất lượng được công bố tới từng cá nhân. Một số đơn vị mã hoá tên các giảng viên và công bố kết quả chung cho toàn thể giảng viên biết.

Nhận định chung của trường về việc thực hiện đánh giá giảng viên

thông qua ý kiến của sinh viên và các đề xuất, kiến nghị: Qua việc lấy ý

kiến người học cho hoạt động giảng dạy của giảng viên, với tinh thần đảm bảo truyền thống tôn sư trọng đạo và những giá trị đạo đức, văn hóa

tốt đẹp của dân tộc, tự nguyện và trung thực sinh viên đã đóng góp cho

các giảng viên cũng như các Nhà trường rất nhiều ý kiến về họat động

giảng dạy cũng như phương thức đào tạo. Ý kiến đóng góp của sinh viên tạo thêm một kênh thông tin để giảng viên tự điều chỉnh về hoạt động

giảng dạy của mình, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng bài giảng cho sinh viên. Nhà trường cũng nắm bắt được tình hình giảng dạy của giảng viên để kịp thời phát hiện, chỉnh sửa các hành vi chưa đúng đắn trong

40

CHƯƠNG 3. HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN ĐÁNH

GIÁ GIẢNG VIÊN VÀ SỰ THÍCH ỨNG CỦA GV 3.1. Đánh giá chung về hiệu quả của hoạt động SVĐGGV

Trong phần đầu của phiếu hỏi, chúng tôi sử dụng sáu nhận định để đánh giá lại hiệu quả của hoạt động SVĐGGV tại ĐHTN. Phần này bao gồm các đánh giá về sự hữu ích của các thông tin phản hồi từ sinh viên, việc sử dụng thông tin để cải thiện chất lượng giảng dạy của giảng viên và những phản ứng của giảng viên đối với kết quả nhận được.

Trên tổng số mẫu điều tra là 280, nghiên cứu đã thu được kết quả như sau (xem Bảng 3.1).

Bảng 3.1 cho thấy giảng viên đánh giá khá cao về chất lượng thông

tin phản hồi từ hoạt động SVĐGGV (ĐTB: 2,81; ĐLC: 1,12). Có 62,2 % giảng viên được hỏi đồng ý hoặc đồng ý một phần với nhận định về tính

hữu ích của thông tin đối với việc cải thiện hoạt động giảng dạy, 24,6% còn phân vân chưa xác định rõ, 10% GV thiên về không đồng ý với nhận định và có một bộ phận nhỏ 3,2% GV được điều tra hoàn toàn không

không đồng ý với nhận định trên. Điều này một lần nữa được khẳng định

khi ở nhận định “Tôi thấy khó có thể sử dụng được kết quả này để cải

thiện chất lượng” chỉ nhận được sự đồng ý của 3,9%GV, đồng ý một

phần của 11,4% GV tham gia điều tra, 36,1% GV hoàn toàn không đồng

ý, 24,3% thiên về không đồng ý với nhận định.

Kết quả điều tra cho thấy hoạt động ĐGGV đang được triển khai tương đối hiệu quả tại Đại học, những kết quả điều tra giúp giảng viên phần nào trong việc cải thiện chất lượng giảng dạy.

41

Bên cạnh đó có thể thấy một số giảng viên không đánh giá cao hoạt động này như vậy ĐH cần xem xét để nâng cao hơn nữa hiệu quả của

hoạt động ĐGGV để kết quả thu được có thể giúp GV đẩy mạnh hơn chất lượng giảng dạy. Kết quả này một lần nữa khẳng định ý nghĩa, tác dụng

của hoạt động ĐGGV đã được kiểm chứng ở các nước có hoạt động ĐGGV rất phát triển. Trong điều tra lấy ý kiến giảng viên của Murray

(1997) có 73.4% giảng viên đồng ý rằng hoạt động sinh viên đánh giá

Các mức độ (%) Nhận định Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Còn phân vân Thiên về không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý ĐTB ĐLC

Kết quả sinh viên đánh

giá cung cấp cho tôi

những thông tin phản

hồi hữu ích cho việc cải

thiện hoạt động giảng

dạy

35,4 26,8 24,6 10,0 3,2 2,81 1,12

Những đánh giá của

sinh viên dẫn đến việc

cải thiện chất lượng

giảng dạy của tôi

22,1 32,9 28,9 12,9 3,2 2,58 1,06

Tôi có thêm được kiến

thức về sinh viên, hiểu

thêm về những yêu cầu

của sinh viên đối với

môn học của tôi

20,0 15,0 31,1 33,6 0,4 2,21 1,12 Tôi thấy khó có thể sử

dụng được kết quả này

để cải thiện chất lượng

giảng dạy

3,9 11,4 24,3 24,3 36,1 1,23 1,16 Tôi cố gắng cải thiện

các vấn đề chưa được sinh viên đánh giá cao

42

giảng viên cung cấp những phản hồi hữu ích và 68.8% đồng ý rằng hoạt động này đã mang lại sự cải thiện trong hoạt động giảng dạy của họ [34].

Đánh giá về tác động của hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên

đến hoạt động giảng dạy, kết quả điều tra cho thấy hoạt động đánh giá đã

có tác động đến việc cải thiện chất lượng giảng dạy của GV (56% giảng

viên được hỏi khẳng định những đánh giá của sinh viên dẫn đến việc cải

thiện chất lượng của giảng viên, chỉ có 28,9% còn phân vân và 12,9% thiên về không đồng ý và 3,2% GV cho rằng hoạt động ĐG hoàn toàn không có tác động gì đến hoạt động giảng dạy của họ. ĐTB=2,58, ĐLC=1,06).

Mục đích lớn nhất của hoạt động ĐGGV là giúp GV biết được

mình đã thực hiện tốt những gì và còn yếu ở mặt nào để từ đó có thể cải

thiện chất lượng hoạt động giảng dạy. Kết quả điều tra GV cho thấy khi

nhận được kết quả đánh giá của SV, các GV đã có cố gắng để cải thiện

những hoạt động chưa được đánh giá cao: 28,9 % GV hoàn toàn đồng ý,

27,1% thiên về đồng ý, 29,3 còn phân vân, thiên về không đồng ý có

11,4% GV và số GV khẳng định không có động thái nào để cải thiện

những hoạt động chưa tốt là 9 GV chiếm 3,2% tổng số điều tra (ĐTB=2,67; ĐLC=1,10). Điều này cho thấy giảng viên có phản ứng tương đối tích cực với kết quả điều tra, và cũng cho thấy sự chủ động của

giảng viên trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo.

Đánh giá về những hiểu biết của giảng viên về sinh viên thu được

qua hoạt động SVĐGGV thu được kết quả như sau ĐTB=2,21; ĐLC=1,12, có 20% GV hoàn toàn đồng ý rằng qua kết quả ĐG của SV

họ có thêm kiến thức về sinh viên và hiểu thêm về những yêu cầu của sinh viên đối với môn học, 15% thiên về đồng ý, 31,1% GV phân vân và 40%GV thiên về không đồng ý và không đồng ý. Có thể thấy điểm TB

43

của nhận định thấp hơn ở các nhận định khác, nhiều GV không nhất trí

với nhận định này. Phỏng vấn cho thấy, giảng viên đa phần nhất trí rằng

họ hiểu thêm về những yêu cầu của sinh viên nhưng kết quả ĐG không

cung cấp thêm kiến thức về sinh viên cho giảng viên.

Hộp 3.1: Nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động đánh giá giảng viên

“…..Tôi đã công tác trong ngành hơn 30 năm, trong quá trình

giảng dạy ở trường khoa tôi giảng dạy thực sự đã đi đầu trong hoạt động

đánh giá giảng viên. Khoa đã tổ chức lấy ý kiến của SV về hoạt động

giảng dạy của giảng viên cách đây khá lâu. Lúc đầu có nhiều giảng viên

phản đối vì họ cho rằng sinh viên không thể đánh giá được thầy cô, song

sau một số lần đánh giá và được rút kinh nghiệm các thầy cô đã nhận ra

được hiệu quả của hoạt động này và đa phần đã ủng hộ”. Đánh giá về

những thay đổi của bản thân và đồng nghiệp khi có hoạt động này cô cho

biết: “… sự thay đổi khá rõ rệt thể hiện ở mức độ giảng viên được đánh

giá tốt theo các năm tăng lên trong khi đó số giảng viên có kết quả đánh

giá chưa tốt giảm dần. Hoạt động này thực sự có ý nghĩa nâng cao ý thức

của giảng viên trong hoạt động giảng dạy và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường”... (PVS, nữ giảng viên tiến sĩ Văn, 45 tuổi)

“….Tôi cho rằng hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về

quá trình giảng dạy là việc làm hữu ích vì nó cung cấp cho những giảng

viên có hiệu quả giảng dạy chưa cao những thông tin để điều chỉnh trong

quá trình giảng dạy, nâng cao hiệu quả môn học…” (PVS, nam giảng

44

Như vậy đánh giá chung về hiệu quả của hoạt động SVĐGGV qua

nhận định của giảng viên, chúng ta có thể thấy hoạt động đánh giá giảng viên đã có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giảng dạy của giảng

viên. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá đã cung cấp những thông tin phản hồi

có tác dụng tốt, góp phần vào việc cải thiện chất lượng giảng dạy của

giảng viên. Hoạt động này thực sự có ý nghĩa thiết thực trong quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy nói riêng và hoạt động đào tạo nói chung. Song để kết quả đánh giá được toàn diện hơn, cần chú ý thiết kế mẫu

phiếu kỹ lưỡng hơn để giảng viên hiểu thêm về sinh viên, trình độ, nhận

thức cũng như những yêu cầu của sinh viên để có thể đáp ứng yêu cầu

của sinh viên tốt hơn, các nhà trường cũng cần tuyên truyền, phổ biến về

hoạt động này, giới thiệu phiếu điều tra, cách thức phân tích, tổng hợp kết

quả, giải thích kết quả cho GV. Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định tác dụng tích cực của hoạt động đánh giá giảng viên đối với việc cải

thiện chất lượng giảng dạy, đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới

khẳng định.

3.2. Đánh giá chung về mức độ thích ứng của giảng viên ĐHTN

Để đánh giá mức độ thích ứng của giảng viên với hoạt động SVĐGGV theo 4 chỉ số:

* Mức độ thích ứng thể hiện ở hoạt động chuẩn bị bài giảng

* Mức độ thích ứng thể hiện ở thay đổi về phương pháp giảng

dạy

* Mức độ thích ứng thể hiện ở thay đổi về việc kiểm tra, đánh

giá

* Mức độ thích ứng thể hiện ở thay đổi về việc hỗ trợ sinh viên ngoài giờ học

45

Chúng tôi chia nhóm câu hỏi theo các chỉ số như sau:

+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng của GV thể hiện việc chuẩn bị

tài liệu, nghiên cứu nâng cao kiến thức trước khi lên lớp gồm các nhận định 7, 16

+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng của giảng viên về hoạt động

giảng dạy trên lớp: 8, 9, 12, 13, 14, 15, 17

+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng của giảng viên về hoạt động

kiểm tra đánh giá: 10, 18, 19.

+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng của giảng viên về việc hỗ trợ

sinh viên ngoài giờ học: 11.

Các nhận định được đánh giá theo thang đo chạy từ 0 đến 4 (0 -

Hoàn toàn không đồng ý, 1 - Thiên về không đồng ý, 2 - Còn phân vân, 3 - Đồng ý một phần, 4 - Hoàn toàn đồng ý). Mức độ thích ứng của từng nhóm được tính bằng trung bình cộng của các nhận định. Điểm TB mức độ thích ứng là điểm trung bình của 4 chỉ số này. Sau khi tính được ĐTB và độ lệch chuẩn của từng chỉ số và ĐTB thích ứng chúng tôi đánh giá

thích ứng chung và thích ứng theo từng chỉ số của giảng viên theo nguyên tắc ngũ phân vị, tức là chia đều khoảng điểm thành 5 thành phần bằng nhau như sau:

- Thích ứng ở mức độ cao: 3,2 < ĐTB ≤ 4.00 - Thích ứng ở mức độ khá: 2,4 < ĐTB ≤ 3,2. - Thích ứng ở mức độ trung bình: 1,6<ĐTB≤2,4

- Thích ứng ở mức độ thấp: 0,8 < ĐTB ≤ 1,6 - Thích ứng ở mức độ rất thấp: 0 < ĐTB ≤ 0,8.

46

Dựa vào cách xếp loại này và các số liệu thu thập được qua điều

tra, chúng tôi tiến hành phân tích và đánh giá mức độ thích ứng của GV ĐHTN trên mẫu điều tra là 280.

3.2.1. Sự thích ứng với hoạt động chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp

Malcolm Frazer (trong Barnett, 1992) xếp hạng những đặc điểm

chủ yếu cần có đối với một giảng viên giỏi theo thứ tự từ quan trọng nhất

trở đi thì việc có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cập nhật, tiên tiến

nhất trong lĩnh vục của mình được xếp vào vị trí quan trọng nhất. Đây là

điều kiện thiết yếu của mỗi giảng viên. Trong các tiêu chí đánh giá một

giảng viên giỏi năm 1998, trường Đại học Bang Indiana, Mỹ đưa ra một

mô hình có tính “hệ thống và toàn diện” để đánh giá và cải tiến chất lượng hoạt động giảng dạy - một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất

của nhà trường đối với hiệu quả học tập của sinh viên, yêu cầu đầu tiên là giảng viên giỏi phải am hiểu sâu sắc lĩnh vực chuyên môn của mình, giảng viên giỏi và sinh viên của họ luôn nhiệt tình, say mê học tập .

Chính vì vậy khi đánh giá mức độ thích ứng của giảng viên với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên, tác giả đã dùng hai nhận định để lấy ý kiến

của giảng viên về việc chuẩn bị tài liệu, nghiên cứu tìm hiểu kiến thức chuyên môn để nâng cao hiệu quả môn học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi có hoạt động sinh viên đánh giá

23,2% GV được hỏi đã đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu tài liệu môn học, tìm hiểu kiến thức chuyên môn để nâng cao hiệu quả môn

học, tạo sự hứng thú cho sinh viên. 29,6% đã giành một phần thời gian

thể hiện qua việc trả lời thiên về đồng ý, 33,6% số GV còn phân vân thiên về không đồng ý là 11,4% chỉ có 2,1% GV không giành thêm thời gian

47

Bảng 3.2. Nhận định của giảng viên về việc chuẩn bị nội dung bài giảng và nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp

Đối với nhậnđịnh về giành thời gian việc chuẩn bị bài tập giao cho

sinh viên, 18,2% GV hoàn toàn nhất trí, 29,6% giảng viên đồng ý một

phần đã 35,4% GV còn phân vân và 13,6% GV thiên về không đồng ý

với nhận định, chỉ có 3,2% GV được điều tra khẳng định không giành nhiều thời gian hơn cho hoạt động này khi có hoạt động SVĐGGV(ĐTB=2,46, ĐLC=1,04).

Dựa vào điểm trung bình, độ lệch chuẩn và cách tính các chỉ số

thích ứng, chúng tôi thu được kết quả về các mức độ thích ứng thể hiện ở

việc tìm hiểu kiến thức, chuẩn bị bài trước khi lên lớp như sau (xem Biểu đồ 3.1). Các mức độ (%) Nhận định Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Còn phân vân Thiên về không

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên (Trang 38 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)