Sự thích ứng của giảng viên với việc kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên (Trang 54 - 58)

9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.2.3. Sự thích ứng của giảng viên với việc kiểm tra, đánh giá

Vai trò và trách nhiệm của giảng viên ngày nay bao gồm những

yêu cầu đối với một chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình, đối

với một người điều phối, hướng dẫn học tập, thiết kế chương trình đào tạo

và nội dung môn học, người tư vấn cho sinh viên cũng như kiểm tra đánh

giá hiệu quả giảng dạy (Tigelaar, 2004). Với vai trò nhà thiết kế, giảng

viên phải dựa vào những đặc điểm của sinh viên để đưa ra những tài liệu,

55

khả năng tự học, tự nghiên cứu của mình. Trong vai trò tư vấn, giảng viên phải đưa ra được những nhận xét và lời khuyên kịp thời, có tính cách xây

dựng; và nếu là một nhà quản lý giáo dục thì giảng viên phải biết cách

thiết kế bài kiểm tra phù hợp với yêu cầu, mục đích và kết quả học tập

của sinh viên bên cạnh yêu cầu đánh giá sinh viên và đồng nghiệp một

cách công bằng, chính xác (Knight, 2002; Ramsden, 2003; Shulman,

2004). Chính vì vậy trong quá trình đánh giá giảng viên đánh giá hoạt động kiểm tra là một phần không thể thiếu. Sinh viên thường đưa ra

những nhận xét về mức độ phù hợp của bài kiểm tra với nội dung bài giảng, trình độ của sinh viên và tính công bằng, khách quan trong thi cử.

Nghiên cứu này đề cập đến những thay đổi của GV trong việc kiểm tra, đánh giá hàng ngày trên lớp đối với sinh viên, thiết kế bài kiểm tra, thi và kiểm tra lại nhận định khi giảng viên cho điểm sinh viên dễ dãi thì sẽ được đánh giá cao là đúng hay sai.

Bảng 3.3: Sự thích ứng của giảng viên thể hiện qua điều chỉnh hoạt động kiểm tra đánh giá

Các mức độ (%) Nhận định Hoàn toàn đồng ý Đồng ý một phần Còn phân vân Thiên về không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý ĐTB ĐLC

Tôi đưa ra nhận xét đánh giá thường xuyên, tích cực hơn

với quá trình học tập của sinh

viên

23,6 27,5 27,5 18,2 3,2 2,15 1,13

Tôi đầu tư nhiều thời gian hơn

vào việc chuẩn bị đề thi, kiểm tra để đánh giá đúng trình độ,

nhận thức của sinh viên

23,6 28,2 25,0 21,4 1,8 2,50 1,12 Giảng viên cho điểm sinh viên

dễ dãi hơn thì được đánh giá

cao nên tôi cũng ĐGSV một

cách dễ dãi hơn

56

Bảng 3.3 cho thấy 23,6 % GV đồng ý và 27,5% GV đồng ý một

phần với việc đã tích cực hơn trong việc đưa ra những nhận xét, đánh giá

sinh viên một cách thường xuyên hơn trong quá trình giảng dạy. Đây là một phần quan trọng vì nếu sinh viên thường xuyên được hướng dẫn, họ

sẽ kịp thời điều chỉnh quá trình học tập của mình nhằm đạt được kết quả

tốt nhất. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng có tới 27,5% giảng viên còn lại phân vân, 18,2% thiên về không đồng ý với nhận định và 3,2% không

đồng ý với nhận định trên. Số GV khẳng định đã đầu tư thêm thời gian để

chuẩn bị đề thi, kiểm tra nhằm đánh giá đúng trình độ, nhận thức của SV

chiếm 23,6%, 28,2% GV đồng ý một phần với nhận định trên,

ĐTB=2,50; ĐLC=1,12 . Kết quả nghiên cứu cho thấy GV đã quan tâm và có sự thích ứng với hoạt động SVĐGGV qua hoạt động kiểm tra, đánh

giá.

Kiểm tra lại nhận định cho rằng giảng viên cho điểm cao sẽ được sinh viên đánh giá cao, kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 57% giảng viên

hoàn toàn không đồng ý với nhận định trên, 26,8% giảng viên thiên về không đồng ý với nhận định, 11,1% giảng viên chưa xác định được ý kiến

và 13 GV chiếm 4,6% GV đồng ý một phần với nhận định. Như vậy

trong số các giảng viên đang giảng dạy, vẫn có một bộ phận các giảng

viên cho rằng việc cho điểm sinh viên dễ dãi hơn sẽ giúp kết quả đánh giá được cao hơn (Bảng 3.3).

Từ kết quả trên chúng ta có thể thấy GV có những thay đổi tương đối tích cực trong việc đánh giá sinh viên, ra đề thi, kiểm tra, kết quả

phỏng vấn sâu cũng đã khẳng định lại nhận định trên. Hoạt động SVĐGGV không gây ra lạm phát điểm số thể hiện ở việc giảng viên không vì có sự đánh giá của sinh viên mà nới lỏng việc cho điểm kiểm

57

Hộp 3.4: Nhận định của giảng viên về việc lạm phát điểm số

…Tôi hoàn toàn không đồng ý với nhận định rằng GV sẽ nới lỏng điểm kiểm tra để được SV đánh giá cao hơn. Cô X cho rằng GV có nhiều

cách thức để nâng cao kết quả đánh giá, còn việc cho SV điểm cao chưa

chắc đã được đánh giá cao. Cô cho biết ngay như bản thân cô đánh giá

SV rất khắt khe, nhưng mình khắt khe trong giới hạn của mình, các nội

dung kiểm tra của môn đảm nhiệm luôn bám sát nội dung môn học những

nội dung đã dạy SV, hướng dẫn SV nghiên cứu tài liệu tham khảo và chỉ

dẫn tận tình. Như vậy không có lẽ gì mà phải hạ thấp yêu cầu đối với SV,

kiểm tra đánh giá là để SV biết mình học đến đâu, còn trống kiến thức

nào nên điều cần hơn cả là phải đánh giá đúng thực chất. Cô cũng cho

biết tuy đánh giá khắt khe nhưng các kết quả đánh giá của SV đối với cô

rất tốt, nhiều SV tâm sự cô đánh giá như vậy chúng em cảm thấy rất công

bằng, chính xác…. Tuy nhiên khi được hỏi về hiện tượng GV cho điểm

cao, yêu cầu dễ dãi hơn với SV cô cho biết thực tế vẫn còn một số GV làm

như vậy nhưng con số đó là rất ít… (PVS, nữ giảng viên Sử,35 tuổi)

Tổng hợp đánh giá chung về mức độ thích ứng của GV thể hiện

qua hoạt động kiểm tra đánh giá, kết quả nghiên cứu cho thấy GV có mức độ thích ứng cao chiếm 31,3%, khá cao chiếm 32,3%, TB chiếm 30,1% và thấp chiếm 5,9%, rất thấp 0,4% (ĐTB=2,79; ĐLC=0,75).

58 0.4 5.9 30.1 32.3 31.3 0 5 10 15 20 25 30 35 Thích ứng rất thấp Thích ứng thấp Thích ứng trung bình Thích ứng khá Thích ứng cao T l p h ần t m

Biểu đồ 3.3. Mức độ thích ứng của GV với hoạt động kiểm tra, đánh giá

Như vậy có thể thấy hoạt động kiểm tra đánh giá đang đặc biệt được quan tâm do khi so sánh mức độ thích ứng về hoạt động kiểm tra đánh giá và các hoạt động khác. Điều này cũng rất dễ giải thích khi Đại

học Thái Nguyên đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng công tác thi, kiểm tra qua việc đa dạng hóa các hình thức thi, xây dựng ngân hàng đề thi cho các môn học, tập huấn, đào tạo giảng viên về lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)