Chỉ báo thích ứng của giảng viên

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên (Trang 29 - 102)

9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.2.2.Chỉ báo thích ứng của giảng viên

Sự thích ứng được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đề

tài này, dựa trên phân tích cơ sở lý luận về vấn đề thích ứng và các lĩnh

vực thường được đánh giá trong hoạt động đánh giá giảng viên, chúng tôi

đánh giá mức độ thích ứng của giảng viên theo các chỉ số sau đây:

- Thích ứng thể hiện ở việc đầu tư nhiều thời gian vào việc chuẩn

bị bài giảng trước khi lên lớp: Giảng viên chủ động đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài tập giao cho sinh viên làm tại nhà, giành nhiều thời gian tìm hiểu kiến thức chuyên môn để giúp môn

30

- Thích ứng thể hiện ở việc điều chỉnh phương pháp và hoạt động

giảng dạy trên lớp: cố gắng truyền tải nội dung bài giảng một cách dễ

hiểu hơn cho sinh viên ngay cả khi được sinh viên đánh giá tốt về mặt

này, đã có những điều chỉnh về cách giao tiếp với sinh viên trên lớp sau

khi nhận được kết quả đánh giá của sinh viên, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho

sinh viên phát triển tư duy bậc cao nếu trong kết quả đánh giá chỉ ra rằng

tôi cần giành nhiều thời gian cho hoạt động này, đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc tìm tòi các phương pháp thúc đẩy sinh viên chủ động ứng

dụng kiến thức vào đời sống hàng ngày, tăng cường sử dụng các phương

pháp giảng dạy được sinh viên đánh giá là có hiệu quả đối với môn học,

có nhiều điều chỉnh trong hoạt động giảng dạy sau khi nhận được kết quả điều tra môn học.

- Thích ứng thể hiện ở việc đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc

chuẩn bịđề thi, kiểm tra và có sự điều chỉnh hoạt động kiểm tra đánh giá

sinh viên

- Thích ứng thể hiện ở việc giành nhiều thời gian hơn cho việc hỗ

trợ sinh viên ngoài giờ học.

1.2.3. Sinh viên đánh giá giảng viên

Sinh viên đánh giá giảng viên hay còn được gọi là sinh viên ĐG

hiệu quả môn học. Bản chất của sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy

của giảng viên là sự đo lường hiệu quả giảng dạy của giảng viên thông qua tiếp nhận của người học với tư cách là chủ thể và đối tượng của quá

trình giáo dục.

Đánh giá giảng dạy của sinh viên hiện thường được sử dụng dưới

dạng các bảng hỏi có các mục với khoảng hơn ba chục câu hỏi về giáo

31

hỏi về hiệu quả tổng thể, về giáo viên hoặc về khóa học. Ngoài ra, người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ta sẽ yêu cầu sinh viên trả lời những câu hỏi mở để họ có cơ hội trình bày chi tiết hơn các suy nghĩ và cảm nhận của mình về khóa học, giáo viên và quá trình học tập của mình. Theo Phạm Xuân Thanh (2004) một số tiêu

chí đánh giá môn học có thể được sử dụng như sau:

- Mục đích, yêu cầu môn học rõ ràng đối với SV;

- Môn học được giảng dạy tốt;

- Nội dung môn học bổ ích đối với SV;

- Tư liệu học tập cho môn học được cung cấp đầy đủ;

- Khối lượng chương trình học tập phù hợp với SV;

- SV được động viên, khuyến khích học tốt;

- SV nhận được những thông tin bổ ích về sự tiến bộ của mình trong quá trình học tập;

- GV quan tâm đến nhu cầu nâng cao kiến thức và kĩ năng của SV;

- Quá trình kiểm tra đánh giá công bằng và khách quan [28].

Theo Nguyễn Phương Nga, Bùi Kiên Trung (2005) [15, 120-123]

đánh giá hiệu quả môn học gồm các nhân tố sau: Điều kiện cơ sở vật chất

Chương trình môn học Phương pháp giảng dạy

Kiểm tra đánh giá Năng lực sinh viên

Như vậy khi tiến hành đánh giá hiệu quả môn học, giảng viên sẽ được đánh giá trên các phương diện giao tiếp, hỗ trợ sinh viên, phương

32

pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, chuẩn bị bài giảng, hướng dẫn tài liệu

cho môn học...

Trong Bộ phiếu chuẩn đánh giá giảng viên [22] do Trung tâm Đảm

bảo chất lượng và nghiên cứu phát triển giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội thiết kế thử nghiệm và đưa vào sử dụng, phiếu sinh viên đánh giá

giảng viên hay còn gọi là sinh viên đánh giá hiệu quả môn học (nghiên cứu đã sử dụng cụm từ “sinh viên đánh giá hiệu quả môn học” để giảm

bớt việc tạo ra cảm giác ngần ngại của sinh viên khi đánh giá giảng viên,

đồng thời sẽ tạo ảnh hưởng tích cực đối với giảng viên khi tiếp nhận các

thông tin phản hồi của sinh viên lớp họ trực tiếp giảng dạy) với 26 câu

hỏi đã chính thức được sử dụng để thu thập thông tin đánh giá từ phía

sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Phiếu đánh giá tập trung

vào 4 nhân tố chính là “Chương trình môn học”, “Phương pháp giảng

dạy”, “Bảo đảm giờ dạy”, và “Kiểm tra đánh giá”.

Nhìn chung các mẫu phiếu đánh giá giảng viên qua việc lấy ý kiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của sinh viên được đề cập trên đều tập trung vào phương pháp giảng dạy

của giảng viên, cách thức giao tiếp với sinh viên, đánh giá việc thi, kiểm tra…Ngoài ra đối với mỗi cơ sở đào tạo khác nhau khi tiến hành điều tra

33

CHƯƠNG 2. BỐI CẢNH ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1. Vài nét về Đại học Thái Nguyên

Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) được hình thành theo Nghị định số

31/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức,sắp xếp lại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên: Trường ĐH Sư

phạm, trường ĐH Nông lâm, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, trường

Công nhân Kỹ thuật. ĐHTN là cơ sở đào tạo đa cấp, đa ngành, đa lĩnh

vực có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ từ sau đại học, đại học, cao đẳng

và các cấp học thấp hơn trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, công

nghiệp, nông lâm nghiệp, kinh tế, giáo dục, y tế..., nghiên cứu và triển

khai ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong khu vực miền núi

phía Bắc và cả nước. ĐHTN ra đời cùng với các đại học vùng khác (ĐH

Huế, ĐH Đà Nẵng) nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt

Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Các trường và đơn vị trực thuộc ĐHTN là những đơn vị nòng cốt

về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ trên địa bàn các tỉnh thuộc

khu vực miền núi phía bắc. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đáp ứng được cho sự phát triển kinh tế xã hội ở khu vực; Các trường đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo như đổi mới chương trình đào tạo, đổi

mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật như phòng học, giáo trình, tài liệu tham khảo, tạo môi trường học tập tốt.

Với vị trí quan trọng của mình và các thành tích đã đạt được, năm 2004 ĐHTN được công nhận là một trong 14 đại học trọng điểm trong

34

2.2. Mô hình tổ chức của Đại học Thái Nguyên

Về mô hình tổ chức hiện nay, ĐHTN bao gồm khối cơ quan và các đơn vị thành viên. Khối cơ quan ĐHTN có 15 ban chức năng giúp việc cho Giám đốc; các đơn vị thành viên gồm có 6 trường đại học, 1 trường cao đẳng, 2 khoa trực thuộc, 1 Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, 1 viện

nghiên cứu, 1 bệnh viện thực hành, 1 Trung tâm Học liệu, 1Trung tâm

hợp tác quốc tế, 1 trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giáo công

nghệ vùng Đông bắc và 1 khối cơ quan đại học.

Biểu đồ 2.1: Mô hình tổ chức của đại học Thái Nguyên

2.3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên Đại học Thái Nguyên

Hiện nay ĐHTN có 67.577 học sinh, sinh viên chính qui và các loại hình đào tạo khác hiện đang học tập tại các trường và đơn vị thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐẠI HỌC

THÁI NGUYÊN - Đảng ủy

- Các tổ chức đoàn thể Các Ban chức năng Các khoa trực thuộc Các trường đại

học thành viên viCác trung tâm, ện nghiên cứu

Các bộ môn

chuyên môn Các khoa chuyên môn

Các bộ môn, tổ

35

viên. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, đội ngũ giảng viên được ĐHTN quan

tâm phát triển:

* Sự phát triển của đội ngũ giảng viên và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ

Trong quá trình phát triển, đội ngũ giảng viên của Đại học từng bước được tăng cường về số lượng và chất lượng (xem bảng 2.1, 2.2)

Bảng 2.1: Đội ngũ giảng viên của ĐHTN (người)

Năm Diễn giải 1994 2000 2005 2008 1. Tổng số cán bộ viên chức 1.556 1.562 2.498 2.988 2. Cán bộ giảng dạy 963 998 1.514 2.112 - Tiến sĩ khoa học, tiến sĩ 90 105 153 205 - Thạc sĩ và tương đương 228 358 582 956 - Đại học 654 535 779 951

Bảng 2.2: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ qua các giai đoạn (người) Giai đoạn TT Chỉ tiêu 1994-2000 2001-2005 2006-2009 Tổng

I Cử đi đào tạo

1 Tiến sỹ 96 129 259 484 2 Thạc sỹ 300 458 518 1.276 Tổng 396 587 777 1.760 II Tốt nghiệp 1. Tiến sỹ 40 89 61 190 2. Thạc sỹ 225 312 406 943 Tổng 265 401 467 1.133 (Nguồn ĐHTN, tháng 4/2009)

Sau 15 năm xây dựng và phát triển, ĐHTN đã cử 1.760 người đi

36

đi học thạc sỹ. Số lượng cán bộ được cử đi học ngày càng tăng, chỉ tính riêng trong 3 năm 2006-2009 Đại học đã cử 259 người đi học tiến sỹ

(chiếm 53% số người được cử đi học tiến sỹ trong vòng 15 năm). Trung

bình giai đoạn này mỗi năm có 20 người tốt nghiệp tiến sỹ và 135 người

tốt nghiệp thạc sỹ. (xem bảng 2.2)

2.4. Hoạt động đánh giá giảng viên tại ĐHTN

Công tác lấy ý kiến phản hồi từ người học về các mặt hoạt động trong các đơn vị thành viên của ĐH, đặc biệt là công tác đào tạo luôn được các nhà trường chú trọng quan tâm. Bắt đầu từ năm học 2006 – 2007 một số đơn vị thành viên của ĐHTN đã thường xuyên phát phiếu

lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, công tác giáo viên chủ nhiệm, hiện tượng tiêu cực trong thi cử, làm đồ án, thái độ

phục vụ của cán bộ viên chức ở các bộ phận liên quan đến đào tạo,….và

đã được đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên đồng tình ủng hộ.

Thực hiện công văn số 1276/BGDĐT-NG ngày 20/02/2008 của Bộ

GD-ĐT, ĐHTN đã ra công văn số 237/CV-ĐHTN ngày 21/03/2008 và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyết định số 197/QĐ-ĐHTN ngày 21/03/2008 v/v Hướng dẫn tổ chức

lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên

các đơn vị thành viên thành lập Ban chỉ đạo lấy ý kiến phản hồi từ người

học về hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch làm việc, thiết kế mẫu “Phiếu

lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên” và thực hiện

lấy ý kiến phản hồi ở một số giảng viên đại diện cho các cấp lãnh đạo và các lứa tuổi bắtđầu từ học kỳ II năm học 2007-2008.

Mục đích của việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động

37

người học giúp giảng viên có thể tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy góp

phần nâng cao hơn nữa chất lượng bài giảng cho sinh viên; đồng thời

cũng tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học với quyền lợi,

nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

2.4.1. Nội dung phiếu hỏi đánh giá hoạtđộng giảng dạy của GV

Trên cơ sở công văn chỉđạo của Bộ GD&ĐT về nội dung khảo sát, khảo sát hoạt động giảng dạy của giảng viên được được lấy ý kiến thông

qua các nội dung lớn: + Tác phong sư phạm

+ Chuẩn bị bài giảng

+ Phương pháp và tổ chức giảng dạy + Đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Các đơn vị thành viên thiết kế các bộ phiếu hỏi với số lượng câu

hỏi khác nhau dựa trên các nội dung trên (xem Phụ lục 3). Trường ĐH Y Dược sử dụng phiếu hỏi gồm 20 câu có nội dung bao trùm các nội dung

đã đề cập trên ngoài ra có câu hỏi mở dành cho sinh viên để đánh giá thêm về giảng viên. Trường sử dụng thang đo bốn mức từ “Không đạt

yêu cầu” = 1 đến “Tốt” = 4. Trường Đại học Khoa học sử dụng phiếu đánh giá gồm 25 nhận định, được đánh giá theo thang năm mức từ A đến

E về mứcđộđồng ý với nhận định. Ngoài ra có 5 câu hỏi mở để sinh viên có thểđóng góp ý kiến về môn học, học phần. Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp đánh giá giảng viên trên các phương diện 1) thực hiện quy chế

giảng dạy và tác phong sư phạm 2) nội dung và phương pháp giảng dạy

38

Các nhận định được đánh giá theo thang 3 mức từ “Chưa hài lòng” = 1

đến “Hài lòng”=3.

Do đặc thù của các trường khác nhau và mục đích sử dụng kết quả

bảng hỏi của mỗi trường nên có sự khác nhau về số lượng câu hỏi, thang

đánh giá. Tuy nhiên, nhìn chung các phiếu hỏi đã đáp ứng được yêu cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của Bộ GD&ĐT về nội dung.

2.4.2. Cách thức triển khai hoạtđộngĐGGV

Bước 1, Ban chỉ đạo khảo sát cùng Phòng Thanh tra Khảo thí và

Đảm bảo chất lượng giáo dục các nhà trường triển khai văn bản yêu cầu

của Bộ và mẫu phiếu đánh giá giảng viên cùng các văn bản hướng dẫn tới

các Khoa, Bộ môn của nhà trường.

Bước 2, các Khoa, Bộ môn cùng Phòng TTKT&ĐBCLGD tiến

hành lấy phiếu sinh viên đánh giá giảng viên đối với tất cả các giảng viên

đang thực dạy trong năm học. Thời gian lấy phiếu vào cuối các kỳ của năm học. Cán bộ được phân công lấy phiếu khảo sát được tập huấn về kỹ

thuật, cách giải thích đối với sinh viên khi tiến hành lấy phiếu.

Bước 3, Tổ thư ký và Phòng TTKT&ĐBCLGD xử lý số liệu phiếu đánh giá, phân tích kết luận về mặt kỹ thuật, đưa ra các khuyến nghị để

cải thiện chất lượng giảng viên.

Bước 4, số liệu và kết luận điều tra được gửi về lãnh đạo nhà

trường để có quyết định về chất lượng giảng viên của nhà trường và các biện pháp điều chỉnh khối lượng giảng dạy cũng như bồi dưỡng giảng

viên một cách thích đáng. Đối với các giảng viên có kết quả đánh giá chưa cao, đặc biệt là giảng viên có nhiều ý kiến phản hồi không tốt từ

sinh viên sẽ được lãnh đạo nhà trường gặp và trao đổi riêng. Đối với

39

đối với giảng viên này vẫn kém thì sẽ bị đình chỉ giảng dạy. Kết quả

chung của đợt khảo sát được công bố trong Hội nghị của các nhà trường. Kết quả riêng của từng giảng viên cùng với các khuyến nghị cải thiện

chất lượng được công bố tới từng cá nhân. Một số đơn vị mã hoá tên các giảng viên và công bố kết quả chung cho toàn thể giảng viên biết.

Nhận định chung của trường về việc thực hiện đánh giá giảng viên

thông qua ý kiến của sinh viên và các đề xuất, kiến nghị: Qua việc lấy ý

kiến người học cho hoạt động giảng dạy của giảng viên, với tinh thần đảm bảo truyền thống tôn sư trọng đạo và những giá trị đạo đức, văn hóa

tốt đẹp của dân tộc, tự nguyện và trung thực sinh viên đã đóng góp cho

các giảng viên cũng như các Nhà trường rất nhiều ý kiến về họat động

Một phần của tài liệu Sự thích ứng của giảng viên đối với hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên (Trang 29 - 102)