0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Sự thích ứng của giảng viên trong hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu SỰ THÍCH ỨNG CỦA GIẢNG VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 49 -54 )

9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.2.2. Sự thích ứng của giảng viên trong hoạt động giảng dạy

Hoạt động giảng dạy của giảng viên là hoạt động được đánh giá cụ

thể trong quá trình đánh giá của sinh viên. Nghiên cứu sự thích ứng của

giảng viên với hoạt động đánh giá, tác giả nghiên cứu đưa ra những nhận định về những thay đổi của giảng viên trong phương pháp giảng dạy,

truyền tải kiến thức, phát triển tư duy bậc cao, qua những thay đổi nhằm

cải thiện giao tiếp với sinh viên, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên tham gia vào quá trình học tập, thu thập ý kiến của giảng viên về đánh giá chung

của giảng viên đối với những điều chỉnh trong hoạt động giảng dạy. Kết

quả đánh giá được trình bày trong Phụ lục 4.

Đánh giá chung về những điều chỉnh thực hiện khi có hoạt động sinh viên đánh giá giảng viên, điều tra thu được kết quả như sau: 19,3% giảng viên cho rằng đã có những điều chỉnh về hoạt động giảng dạy khi

có kết quả ĐGGV, 32,1% giảng viên đồng ý một phần, chỉ có 25,4% giảng viên còn phân vân, 22,5% giảng viên thiên về không đồng ý, 0,7% giảng viên không nhất trí với nhận định này (ĐTB=2,47; ĐLC=1,06).

Như vậy có thể thấy giảng viên rất tích cực trong việc chuyển biến

bản thân khi nhận được kết quả đánh giá. Theo lý luận của sự thích ứng, đây chính là sự tự nguyện thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh mới, đáp ứng nhu cầu tự khẳng định bản thân qua đánh giá của sinh viên. Điều này cũng khẳng định trong phần lớn giảng viên luôn có tố chất của một giảng

viên giỏi mà theo tiêu chí đánh giá giảng viên của Đại học Bang Indiana,

Mỹ “GV giỏi luôn sẵn sàng đón nhận đóng góp để điều chỉnh và cải tiến

50

chuẩn cao và phấn đấu liên tục để nâng cao tay nghề, chất lượng giảng

dạy”

Nghiên cứu về thái độ và những thay đổi giảng viên đã thực hiện

khi có hoạt động sinh viên ĐGGV cho thấy giảng viên có xu hướng ngày càng cải thiện phương pháp giảng dạy nhằm tạo hiệu quả tối đa cho việc

truyền thụ kiến thức đến sinh viên 18,9% GV đồng ý hoàn toàn với nhận định, 31,8% đồng ý một phần, 28,2% còn phân vân, 17,9% thiên về không đồng ý và chỉ có 3,2% GV hoàn toàn không đồng ý (ĐBT=2,45;

ĐLC=1,08).

Bên cạnh đó việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy như tạo điều kiện

cho sinh viên phát huy các khả năng phân tích, tổng hợp, giải thích vấn đề được giảng viên chú ý khi có những đánh giá chưa tốt (64,1% giảng viên

đồng ý hoặc đồng ý một phần rằng đã tạo ra nhiều cơ hội cho sinh viên phát triển tư duy bậc cao nếu trong kết quả đánh giá chỉ ra tôi cần giành

nhiều thời gian cho hoạt động này).

Không chỉ cải thiện những mặt chưa được đánh giá tốt, giảng viên cũng chú ý tiếp tục phát huy những điểm mạnh trong quá trình giảng dạy

khi nhận được kết quả đánh giá của sinh viên (21,1% giảng viên hoàn toàn nhất trí và 34,6% đồng ý một phần với nhận định “tăng cường sử

dụng các phương pháp giảng dạy được sinh viên đánh giá là có hiệu quả

đối với môn học”). Ngoài ra, 54,7% giảng viên khẳng định có tìm tòi

thêm các phương pháp để thúc đẩy sinh viên ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế. 47,8% GV khẳng định đã tạo điều kiện cho sinh viên chủ động tham gia các hoạt động trong và ngoài lớp, nâng cao tính tự chủ, đức tính tự tin và hòa đồng trong sinh viên, 33,9% GV còn phân vân, 16,8%GV thiên về không đồng ý và có 1,4% GV cho rằng mình không

51

tạo điều kiện cho sinh viên chủ động tham gia các hoạt động trong và ngoài lớp (ĐTB=2,45, ĐLC=1,00).

Qua kết quả điều tra, có thể thấy GV sẽ tích cực thay đổi phương

pháp giảng dạy nếu SV có thể chỉ ra những điểm GV cần cải thiện, như

trong nhận định về sự thay đổi khi đánh giá của SV chỉ ra rằng GV cần

tạo ra nhiều cơ hội cho SV phát triển tư duy bậc cao ĐTB=2,74 (điểm TB

các nhất trong các nhận định về hoạt động giảng dạy trên lớp). Việc tăng cường sử dụng các phương pháp GD được SV đánh giá cao cũng được

giảng viên thực hiện nhiều ĐTB=2,60. Đánh giá về việc điều chỉnh về

cách giao tiếp với SV sau khi có ĐG của SV có ĐTB=2,35 thấp nhất

trong các nhận định ở phần này. Kết quả phỏng vấn cho thấy đa phần GV

cho rằng GV không cần điều chỉnh cách giao tiếp nếu SV đã đánh giá tốt,

chỉ những GV chưa được đánh giá cao mới cần điều chỉnh.

Bên cạnh những giảng viên có những thay đổi tích cực khi nhận được những thông tin từ kết quả đánh giá, có một bộ phận nhỏ giảng viên không chủ động, tích cực điều chỉnh bản thân. (Xem Hộp 3.2, 3.3)

Hộp 3.2: Phỏng vấn giảng viên có mức độ thích ứng TB

“… Tôi cũng như các thầy cô giáo trong trường rất ủng hộ hoạt

động này, qua hoạt động này mình biết được mình như thế nào trong con

mắt sinh viên. Hoạt động này cũng phần nào chỉ ra được những gì mình

cần cải thiện, những gì mình đã làm tốt. Thầy cho biết đã được đánh giá

một lần và kết quả đạt được tốt. Những mặt đã được đánh giá tốt rồi thì mình cũng không phải đầu tư thêm thời gian nữa, giành thời gian cải

thiện các điểm chưa được đánh giá tốt nhưng cũng chưa có đánh giá lần

hai nên cũng không biết những thay đổi của mình có đáp ứng được yêu

cầu của sinh viên không. Khi được hỏi về những kiến nghị về chính sách

52

giảng viên thầy cho biết nên phổ biến cho sinh viên kỹ lưỡng về phiếu điều tra, cách sử dụng kết quả điều tra của nhà trường để sinh viên đánh

giá chính xác. Hai là cần phổ biến đến giảng viên về mục đích của hoạt động điều tra, giải thích cho GV về phiếu hỏi để khi có kết quả GV có thể

đọc và điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình nếu cần. Phiếu hỏi càng

ngắn gọn càng tốt vì nếu dài quá chắc sinh viên không trả lời một cách

cẩn trọng cho tất cả các câu…PVS, nam giảng viên, thạc sỹ, chuyên ngành Y, 53 tuổi.

Qua phỏng vấn sâu (Hộp 3.2, 3.3) điều này có thể lý giải bằng hai

cách sau (1) giảng viên đã được đánh giá tốt và cảm thấy mình hài lòng với kết quả đó, không cần cải thiện thêm hoặc (2) giảng viên không thấy tin tưởng vào kết quả đánh giá của sinh viên và do vậy không tự cải thiện

các hoạt động giảng dạy của mình. Tuy nhiên con số những giảng viên trong nhóm này rất ít chỉ chiếm khoảng 13% – 15% số giảng viên được điều tra (Phụ lục 4).

Như vậy chúng ta có thể thấy hai trong số các trường hợp có mức độ thích ứng thấp không phải hoàn toàn bởi giảng viên không giảng dạy

tốt. Vấn đề ở đây là giảng viên đã hài lòng với kết quả và hài lòng với

chính bản thân mình do vậy không có sự thay đổi trong các hoạt động

giảng dạy và các hoạt động liên quan. Câu hỏi đặt ra là cần có chính sách

gì để khuyến khích giảng viên. Bên cạnh đó với giảng viên có kết quả đánh giá của sinh viên chưa được tốt, hay nói cách khác theo đánh giá của

giảng viên là không phù hợp, cần có những hỗ trợ giải thích kết quả cho

giảng viên để từ đó giảng viên có thể thấy được tại sao họ chưa được đánh giá cao và từ đó điều chỉnh các hoạt động trước sau và khi lên lớp

của họ.

53

… “Tôi đã có 14 năm kinh nghiệm trong nghề, rất nhiều sinh viên

của tôi đã tốt nghiệp và tìm được công việc như ý.” Cô cho biết đã được

sinh viên nhận xét 2 lần, kết quả đánh giá của hai lần này đều tốt, cô cảm

thấy không cần phải thay đổi gì nhiều vì nếu mình được đánh giá ở mức

điểm 4/5 rồi thì mình chỉ cần duy trì hoạt động giảng dạy như vậy là

được rồi. Mình cũng được đánh giá tốt chứ có phải không tốt đâu?..

(PVS, GV nữ, Cử nhân Toán, 37tuổi)

“… Tôi không đánh giá cao hoạt động đánh giá giảng viên của sinh viên, sinh viên không đủ tư cách đánh giá thầy. Kết quả đánh giá của

sinh viên đối với tôi là không hợp lý, tôi không đồng tình với hoạt động

này. Tôi đã giảng dạy nhiều năm, sinh viên của tôi vẫn ra trường bình

thường có vấn đề gì đâu. Khi được hỏi sinh viên đánh giá chưa chính xác

ở khía cạnh nào, thầy cho biết tôi không để ý lắm nhưng nói chung điểm

đánh giá thấp hơn nhiều thầy cô giáo khác không có khả năng bằng

tôi”…(PVS, GV nam, thạc sỹĐiện,47 tuổi )

2.9 17.7 20.7 30.1 28.6 0 5 10 15 20 25 30 35 Thích ứng rất thấp Thích ứng thấp Thích ứng trung bình Thích ứng khá Thích ứng cao T l p h ần t m

54

Dựa vào điểm trung bình, độ lệch chuẩn và cách tính các chỉ số

thích ứng, chúng tôi thu được kết quả về các mức độ thích ứng thể hiện ở

việc đầu tư thời gian, điều chỉnh các hoạt động giảng dạy, phương pháp giảng dạy như sau: Giảng viên thích ứng ở mức cao chiếm 28,6%, thích

ứng ở mức khá cao chiếm 32,1%, ở mức TB chiếm 20,7% và ở mức thấp

là 15,7% và mức rất thấp là 2,9%. Biểu đồ 3.2 cho thấy phần đông GV

thích ứng với hoạt động SVĐGGV qua điều chỉnh hoạt động giảng dạy.

Nhìn chung giảng viên đã có những thay đổi nhất định về các hoạt động giảng dạy, đặc biệt những hoạt động nằm trong phần đánh giá của

sinh viên về giảng viên. Những thay đổi này đều nhằm hướng tới làm thỏa mãn nhu cầu của sinh viên trong học tập và tự hoàn thiện bản thân

của giảng viên với mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giảng dạy,

giúp sinh viên nắm vững kiến thức, có các kỹ năng sống, làm việc cần

thiết và có khả năng áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Kết quả đánh giá cho thấy GV đã có những nỗ lực trong việc giúp sinh viên liên kết kiến thức cũ với kiến thức mới cũng như liên kết kiến thức với đời

sống để qua đó biết sử dụng kiến thức học được giải quyết những vấn đề

thực tiễn.

Một phần của tài liệu SỰ THÍCH ỨNG CỦA GIẢNG VIÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN (Trang 49 -54 )

×