9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
3.2. Đánh giá chung về mức độ thích ứng của giảng viên ĐHTN
Để đánh giá mức độ thích ứng của giảng viên với hoạt động SVĐGGV theo 4 chỉ số:
* Mức độ thích ứng thể hiện ở hoạt động chuẩn bị bài giảng
* Mức độ thích ứng thể hiện ở thay đổi về phương pháp giảng
dạy
* Mức độ thích ứng thể hiện ở thay đổi về việc kiểm tra, đánh
giá
* Mức độ thích ứng thể hiện ở thay đổi về việc hỗ trợ sinh viên ngoài giờ học
45
Chúng tôi chia nhóm câu hỏi theo các chỉ số như sau:
+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng của GV thể hiện việc chuẩn bị
tài liệu, nghiên cứu nâng cao kiến thức trước khi lên lớp gồm các nhận định 7, 16
+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng của giảng viên về hoạt động
giảng dạy trên lớp: 8, 9, 12, 13, 14, 15, 17
+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng của giảng viên về hoạt động
kiểm tra đánh giá: 10, 18, 19.
+ Nhóm câu hỏi điều tra thích ứng của giảng viên về việc hỗ trợ
sinh viên ngoài giờ học: 11.
Các nhận định được đánh giá theo thang đo chạy từ 0 đến 4 (0 -
Hoàn toàn không đồng ý, 1 - Thiên về không đồng ý, 2 - Còn phân vân, 3 - Đồng ý một phần, 4 - Hoàn toàn đồng ý). Mức độ thích ứng của từng nhóm được tính bằng trung bình cộng của các nhận định. Điểm TB mức độ thích ứng là điểm trung bình của 4 chỉ số này. Sau khi tính được ĐTB và độ lệch chuẩn của từng chỉ số và ĐTB thích ứng chúng tôi đánh giá
thích ứng chung và thích ứng theo từng chỉ số của giảng viên theo nguyên tắc ngũ phân vị, tức là chia đều khoảng điểm thành 5 thành phần bằng nhau như sau:
- Thích ứng ở mức độ cao: 3,2 < ĐTB ≤ 4.00 - Thích ứng ở mức độ khá: 2,4 < ĐTB ≤ 3,2. - Thích ứng ở mức độ trung bình: 1,6<ĐTB≤2,4
- Thích ứng ở mức độ thấp: 0,8 < ĐTB ≤ 1,6 - Thích ứng ở mức độ rất thấp: 0 < ĐTB ≤ 0,8.
46
Dựa vào cách xếp loại này và các số liệu thu thập được qua điều
tra, chúng tôi tiến hành phân tích và đánh giá mức độ thích ứng của GV ĐHTN trên mẫu điều tra là 280.