Dầy giác mạc trung tâm

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều trị lệch khúc xạ ở trẻ em bằng laser excimer theo phương pháp lasik (Trang 106 - 108)

Có rất nhiều kết quả nghiên cứu về độ dầy giác mạc trung tâm và cả ở chu biên trên người lớn. Tuy nhiên, ở trẻ em thỡ cũn ớt. Cỏc báo cáo của Remon [100], Taylor [116], Zheng [136] đều cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ dầy giác mạc ở nhóm trẻ em và người lớn bởi vì độ dầy giác mạc của trẻ em ổn định như của người lớn khi chúng 2-3 tuổi.

So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác về độ dầy giác mạc trung tâm ở trẻ em, thấy độ dầy giác mạc trong nhúm nghiờn cứu là 545,81àm; cao hơn độ dầy giác mạc đo ở nhóm trẻ của tác giả Michel [69] (529 àm) và tương đương với nghiên cứu của Paysse [87] đo trên 198 mắt của 108 trẻ, thấy độ dầy giác mạc trung tâm là 549 μm. Paysse còn chia nhỏ 198 mắt trong nhóm nghiên cứu lớn của mình ra các nhóm tuổi khác nhau và có kết quảnhư sau:

• Nhóm 2-4 tuổi là 62 mắt, có độ dầy giác mạc trung tâm là 546 ± 41 μm • Nhóm 5-9 tuổi là 50 mắt, có độ dầy giác mạc trung tâm là 565 ± 48 μm • Nhóm 10-18 tuổi có 18 mắt (độ dầy giác mạc trung tâm là 555± 35 μm) Tác giả nhận thấy rằng giữa các nhóm tuổi độ dầy giác mạc trung tâm khác nhau, tuy nhiên, sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê.

Còn theo nghiên cứu của Ehlers và cộng sự [45] cho kết quả độ dầy giác mạc trung tâm của trẻ mới sinh đến 14 tuổi là:

• 541 μm ở trẻ từ 0 đến 2 tuổi

• 520 μm cho những trẻ ở nhóm: từ 2 đến 14 tuổi

Theo Michael [69], độ dầy giác mạc trung tâm của 104 trẻ (từ 5 đến 15 tuổi) trung bình là 529 μm, trong khi đó ở nhóm 75 người lớn (32 đến 60 tuổi) độ dầy giác mạc trung tâm trung bình là 527μm và sự khác biệt giữa hai nhóm này không có ý nghĩa thống kê.

So với kết quả đo được ở người lớn thấy: kết quả độ dầy giác mạc trong nghiên cứu này (545,81 àm) cao hơn kết quả đo ở người lớn của Nguyễn Đức Anh (537 àm) và của Nguyễn Xuân Hiệp (528,77 àm) và thấp hơn độ dầy giác mạc trong nghiên cứu của Cung Hồng Sơn (552,1 àm).

Độ dầy giác mạc ở trẻ em sớm ổn định như người lớn là yếu tố quan trọng để có thể phẫu thuật bằng laser điều trị tật khúc xạ cho trẻ em.

4.1.7. Công suất khúc xạ giác mạc (KXGM)

Bảng 4.4 So sánh khúc xạ giác mạc

Tác giả/ KXGM Cận thị (D) Viễn thị (D)

Paysse EA [87] 44,80±1,54 42,30±1,06

Đường T A Thơ [21] 43,65±1,53 42,93±1,34

Lê Th Quỳnh 43,70±1,44 42,71±1,47

Công suất KXGM trên mắt bệnh nhân mổ cận thị của các tác giả trong bảng 4.4 là tương đương.

KXGM của mắt mổ viễn thị giữa các tác giả cũng tương đương.

KXGM trên mắt bệnh nhân mổ cận thị của các tác giả trong bảng này đều có vẻ cao hơn KXGM của mắt mổ viễn thị.

Trong mẫu nghiên cứu còn cho thấy KXGM của các mắt mổ và mắt

không mổ của bệnh nhân không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (bảng

3.11). Mặc dù chưa thấy sự so sánh về KXGM của các tác giả khác giữa 2 mắt của cùng một bệnh nhân mổ, nhưng qua nghiên cứu này có thể thấy rằng KXGM không ảnh hưởng đến độ khúc xạ của các mắt được mổ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều trị lệch khúc xạ ở trẻ em bằng laser excimer theo phương pháp lasik (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w