Biến chứng của phẫu thuật LASIK

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều trị lệch khúc xạ ở trẻ em bằng laser excimer theo phương pháp lasik (Trang 34 - 43)

Bên cạnh báo cáo kết quả khả quan của phẫu thuật laser excimer theo phương pháp LASIK ở trẻ em, các tác giả cũng báo cáo những biến chứng đã gặp. Tác giả Hutchinson [53] có báo cáo tổng kết về biến chứng của các tác giả đã mổ LASIK cho 107 mắt trẻ em bao gồm: biểu mô xâm nhập dưới vạt, rách màng Bowman, viêm lớp giác mạc, herpes, đứt vạt giác mạc trong khi phẫu thuật và mất thị lực sau mổ so với thị lực cú kớnh trước mổ.

Dưới đây là hình ảnh một số biến chứng:

1.4.4.1. Biến chứng trong mổ Xuất huyết

Xuất huyết ở rìa giác mạc (thường do màng máu giác mạc, có thể do áp lực của vũng hỳt gõy vỡ một số mạch máu). Đây là biến chứng nhẹ, không gây ảnh hưởng đến thị lực sau mổ. Xử trí xuất huyết này bằng cách đặt sponge lên chỗ chảy máu (có thể kèm thuốc co mạch), sau đó chú ý rửa sạch mỏu trờn nền giác mạc trước khi đặt lại vạt (hình 1.12A).

Vạt giác mạc khuyết cỳc ỏo

Vạt giác mạc khuyết cỳc ỏo (hỡnh 1.12B) có thể gặp do khúc xạ giác mạc quá cao (lớn hơn 50D), hoặc có thể do vũng hỳt khụng tạo đủ áp lực. Khuyết cỳc ỏo có thể nằm ở trung tâm hoặc lệch tâm. Nên ngừng phẫu thuật. Mổ lại sau 3 tháng.

Hình 1.12 Xuất huyết dưới vạt 2 ngày sau phẫu thuật LASIK (A); Vạt giác mạc khuyết kiểu cỳc ỏo (B).

Vạt giác mạc mỏng (hình 1.13A)

Vạt giác mạc bị mỏng thường do lực hút không đạt tiêu chuẩn. Nếu vạt mỏng đều, nhu mô phẳng thì có thể vẫn tiến hành bắn laser. Nếu vạt mỏng kèm khuyết thỡ nờn ngừng phẫu thuật, mổ lại sau 3 tháng.

Tạo vạt giác mạc không hoàn chỉnh (hình 1.13B)

Nguyên nhân là do dao tạo vạt dừng giữa chừng, nên vạt chỉ tạo được một phần. Ngừng phẫu thuật, vạt tự liền, có thể mổ lại sau 3 tháng. Đôi khi gặp trường hợp vạt được tạo mấp mô, dầy mỏng không đều.

A B

Hình 1.13 Vạt giác mạc mỏng gây nhăn vạt và tạo sẹo mờ (haze) (A); Tạo vạt không hoàn chỉnh (B): Phần vạt rách khuyết được áp trở lại

Nguồn: LASIK, A Color Atlas & Surgical Synopsis, by Dr. Louis Probst, 2003

Đứt vạt giác mạc (hình 1.14A)

Đứt vạt giác mạc xảy ra khi đầu microkeratome chạy hết chu vi giác mạc mà không dừng lại để tao bản lề giác mạc. Nguyên nhân có thể do khúc xạ giác mạc dẹt (dưới 41D), đường kính giác mạc nhỏ. Vẫn bắn laser bình thường, sau đó đặt lại vạt theo đúng dấu đó đỏnh (chú ý biểu mô giác mạc hướng lên trên).

Trợt biểu mô giác mạc (hình 1.14B)

Nguyên nhân thường do khi microkeratome chạy qua gây trợt biểu mô. Phẫu thuật vẫn tiến hành bình thường, sau mổ cần đặt kính tiếp xúc, lấy kính sau 2 ngày khi biểu mụ đó liền.

A B

Hình 1.14 Vạt đứt rời (A); Tróc biểu mô giác mạc (B)

Nguồn: Clinical Ophthalmology Jack J. Kanski, UK. 1999

Thủng giác mạc

Là biến chứng nặng nề nhất và rất hiếm gặp, có thể do đầu microkeratome lắp không chặt, do đó dao cắt thủng giác mạc vào tiền phòng; hoặc do laser bắn thủng giác mạc. Triệu chứng là thủy dịch chảy ra. Phải ngừng ngay phẫu thuật. Khâu lại giác mạc, tái tạo tiền phòng.

Đề phòng biến chứng này cần thăm khám kĩ, để loại trừ những mắt có giác mạc mỏng, tật khúc xạ cao hoặc giác mạc hình nón. Khi tiến hành phẫu thuật cần kiểm tra kĩ đầu microkeratome.

Biến chứng liên quan đến laser : Thông số laser không đạt tiêu chuẩn, có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm trong phòng mổ hoặc bởi các thông số chưa chuẩn của máy và của bệnh nhân. Khắc phục bằng kiểm tra cỏc thụng số trên.

1.4.4.2. Biến chứng sớm sau mổ (thường gặp trong 1 tuần đầu)

Nhăn hoặc xô lệch vạt giác mạc (hình 1.15)

Phát hiện bằng khám sinh hiển vi. Có thể do bệnh nhân dụi mắt hoặc do chấn thương. Nếu vạt xô lệch nhiều bệnh nhân có cảm giác đau, chói cộm và chảy nước mắt nhiều. Nếu để muộn vài ngày có thể thấy biểu mô giác mạc phủ lên vùng nhu mô giác mạc bị lộ. Cần vuốt lại vạt bị nhăn, hoặc rửa lại đáy nhu mô, lấy sạch biểu mụ trờn nền nhu mô, đặt lại vạt.

A B

Hình 1.15 Nếp nhăn vạt (A); Vạt di lệch xuống dưới (B)

(Nguồn A: Duane’s Clinical Opthalmology 2004;

Dị vật dưới vạt (hình 1.16)

Sót dị vật như sợi bông dưới vạt. Xử trí bằng lấy dị vật nếu cần.

Hình 1.16 Dị vật sót dưới vạt giác mạc

(Nguồn: LASIK, A Color Atlas and Surgical Synopsis, by Dr. Probst L, 2003)

Mất vạt giác mạc

Là biến chứng nặng nề, có thể xảy ra do khi tạo vạt bị đứt rời hoặc do sang chấn sau mổ, do đó rơi mất vạt.

Thâm nhiễm tỏa lan dưới vạt (cát sa mạc Sahara) (hình 1.17A)

Có thể do viêm nhiễm, do thuốc sát trùng, do bột tan ở găng tay ... thâm nhiễm như cát dưới vạt tùy mức độ, điều trị bằng kháng sinh phối hợp steroid, đôi khi phải rửa lại nền giác mạc.

A B

Hình 1.17 Viêm tỏa lan dưới vạt (A); Viờm loột giác mạc do vi khuẩn (B)

(Nguồn: Duane’s Clinical Ophthalmology 2004)

(Nguồn: Review of Ophthalmology 05/2008)

Viêm giác mạc nhiễm trùng (hình 1.17B)

Viêm giác mạc nhiễm trùng (viờm loột giác mạc) là biến chứng nặng nếu không điều trị kịp thời. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, nấm ... bệnh có thể nặng lên thành áp xe giác mạc, hiếm gặp hơn có thể dẫn tới hoại tử giác mạc.

1.4.4.3. Biến chứng muộn sau mổ

Viêm giác mạc chấm nông (hình 1.18A)

Thường do khô mắt tạm thời sau mổ LASIK, phòng hiện tượng này bằng tra nước mắt nhân tạo, triệu chứng này thường giảm dần [118].

Hình 1.18 Viêm giỏc mạc chấm nông (A); Dón phỡnh giác mạc (B)

Nguồn: http://www.lasikcomplications.com/risks.htm

Tăng sinh biểu mô dưới vạt : nếu ở chu biờn thỡ không ảnh hưởng đến thị lực. Nếu xâm lấn vào trung tâm cần lật lại vạt, cào bỏ hết biểu mô [41,65].

Hình 1.19 Tăng sinh biểu mô dưới vạt (Epi-ingrowth) giai đoạn 2 và 3

Dãn phình giác mạc (hình 1.18B)

Ngày nay biến chứng này hiếm gặp do đã loại trừ những bệnh nhân có nguy cơ dãn lồi giác mạc sau mổ như: giác mạc mỏng, giác mạc hình chóp.

Biến chứng dịch kính võng mạc

Biến chứng có thể gặp là bong võng mạc ở bệnh nhân đã phẫu thuật LASIK, tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ rệt, người ta nhận thấy mắt cận thị cao không có tiền sử mổ vẫn có bong võng mạc.

Sai lệch khúc xạ sau điều trị

Nếu chỉnh non, còn sót lại độ khúc xạ thì có thể bắn bổ xung nếu độ dầy giác mạc còn cho phép (nền giác mạc còn lại trờn 250àm và độ dầy giác mạc còn lại lớn hơn 400 àm), nờn thực hiện sau ít nhất 3 tháng. Có thể gặp loạn thị không đều: nguyên nhân do biến chứng vạt giác mạc, lệch tâm laser .

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu điều trị lệch khúc xạ ở trẻ em bằng laser excimer theo phương pháp lasik (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w