b. Nhóm đất phèn
2.1.3.5.2. Tài nguyên thủy sinh
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy tài nguyên thuỷ sinh huyện Bến Lức như sau:
• Thực vật nổi (phytoplankton): Thành phần các loài tảo có: 169 loài trong đó tảo silic có 70 loài, tảo lục 50 loài, tảo lam 25 loài,…số lượng các loài tảo giảm trong mùa khô, một số loài tảo làm thức ăn tốt cho tôm, cá. Số lượng tảo ổn định theo mùa và có
sự biến động lớn giữa các loài tảo giữa các thủy vực: ở sông: 14480 – 23740 cá thể/l, kênh rạch: 24080 – 44970 cá thể/l, trong ao: 412600 – 2037800 cá thể/l.
• Động vật nổi (Zooplankton): Có 95 loài thuộc 5 ngành, ngành chân khớp có đến 42 loài chủ yếu làm thức ăn cho cá lớp trùng bánh xe có 40 loài, ngành protoza có 8 loài,…số lượng dao động theo thủy vực và theo mùa, số lượng ca thể vào mùa khô thấp hơn mùa mưa, trên sông mật độ 4063 – 16744 con/m3, kênh rạch: 3330 – 7911 con/m3.
• Động vật đáy (Zoobenthos): Có 66 loài thuộc 3 ngành, trong đó ngành Arthropoda chiếm ưu thế với 44 loài, ngành giun có 13 loài, loài Mollusca có 9 loài,… số lượng dao động lớn thao mùa và thủy vực, ở sông: 5988 – 34665 g/m2, kênh rạch: 3437 – 5182 g/m2, trong ao: 7944 – 18544 g/m2.
• Nguồn lợi thủy sản: Nguồn lợi thủy sản ở Bến Lức được chia làm 2 loại thủy vực: nước ngọt và nước lợ. Qua điều tra phát hiện 58 loài cá, trong đó có 11 loài có giá trị kinh tế là: cá thát lát, lươn đồng, cá lăng (3 loài), cá lóc, cá rô đồng, cá trê, cá chạch (2 loài), cá ngát, cá linh, cá sặc rằn,…vào mùa lũ chủng loại cá đa dạng và số lượng nhiều hơn mùa khô.
Tuy nhiên hiện nay công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản làm chưa tốt, người dân địa phương khai thác theo kiểu “gạn lọc” dẫn đến tình trạng giảm cả sản lượng và chủng loại. Cần phải có nhận thức thủy sản là tài nguyên quý giá cần được bảo vệ và tổ chức khai thác một cách hợp lý.