Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược Huyện Bến Lức (Trang 160 - 176)

d. Hoạt động văn hó a thể thao

5.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng

Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong quá trình ĐMC có thể được đánh giá theo thang mức định tính như trình bày trong bảng 6.1 dưới đây.

Bảng 5.1. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong quá trình ĐMC theo thang mức định tính

STT Phương pháp ĐMC sử dụng Thang mức định

tính

01 Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan ***

03 Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận ***

04 Phương pháp đánh giá nhanh **

05 Phương pháp thống kê ***

06 Phương pháp phân tích so sánh ***

07 Phương pháp ma trận **

08 Phương pháp phân tích lợi ích chi phí ***

09 Phân tích SWOT (phân tích các điểm mạnh và

điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ) ***

Mức độ tin cậy tổng hợp ***

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường (CEE), năm 2009 Ghi chú

* Mức độ tin cậy thấp (độ chính xác hạn chế)

** Mức độ tin cậy trung bình (độ chính xác có thể chấp nhận) *** Mức độ tin cậy cao (độ chính xác cao)

Theo bảng 5.1, các phương pháp ĐMC đã sử dụng đều có mức độ tin cậy từ mức chấp nhận được đến mức độ cao, trong đó có nhiều phương pháp ĐMC có độ tin cậy cao.

- Thu thập, kế thừa các thông tin: thu thập, tổng hợp các tài liệu về quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Bến Lức: nội dung, phạm vi nghiên cứu của dự án; các mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển; cơ cấu phát triển kinh tế, các phương án phát triển; quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng; định hướng quy hoạch sử dụng đất; các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm …Thu thập, tổng hợp các tài liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và KTXH huyện Bến Lức: điều kiện về địa lý, địa chất; khí tượng thủy văn; các thành phần môi trường tự nhiên; điều kiện KTXH; diễn biến môi trường huyện Bến Lức trong các năm gần đây..

- Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các quy định và các chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường của huyện Bến Lức và Tỉnh Long An..

nước ta hiện nay, phương pháp kết hợp kiến thức chuyên gia có kinh nghiệm về khoa học thực tế từ các lĩnh vực khác nhau và phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá, phát triển ngành được sử dụng chủ yếu trong việc xây dựng quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, đây cũng là phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình ĐMC quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyên Bến Lức.

- Phương pháp đánh giá nhanh: dựa trên phương pháp đánh giá tác động môi trường của Tổ chức Y tế Thế giới. Có hiệu quả cao trong tính toán tải lượng ô nhiễm và đánh giá tác động của các nguồn ô nhiễm, rất hữu ích trong công tác đánh giá tác động môi trường, nhất là trong trường hợp không xác định được các thông số cụ thể để tính toán.

- Phương pháp thống kê; phương pháp lập bản liệt kê, phương pháp phân tích so sánh; phương pháp ma trận, thuộc các phương pháp ĐTM truyền thống đều đã được áp dụng. Các dự án thông thường (không phải là quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch) đều cung cấp các số liệu cụ thể về nguyên liệu, sản phẩm, công nghệ và dòng thải, vì vậy áp dụng các phương pháp truyền thống thường cho kết quả dự báo định lượng và có độ tin cậy cao. Trong khi đó, do tính chất của các quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch ở tầm vĩ mô, các số liệu đưa ra không đủ cụ thể và chi tiết, việc áp dụng các phương pháp truyền thống thường chỉ cho kết quả định tính. Phương pháp phân tích, so sánh: đánh giá và phân tích chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn liên quan. Phương pháp ma trận: ma trận được sử dụng để ước tính ở mức độ nào đó các tác động từ các hoạt động của một dự án lên một nguồn. Phương pháp này độ chính xác có thể chấp nhận. - Phương pháp phân tích lợi ích chi phí: là một cách làm dựa trên phương pháp phân tích chi phí truyền thống, một công cụ phân tích kinh tế tính toán của kinh tế tiêu dùng phổ biến. Mục tiêu đặt ra là tìm cách đạt được tối đa lợi ích với chi phí đã cho. Khác với việc phân tích chi phí lợi ích kinh tế thông thường, phân tích lợi ích chi phí không chỉ tính tới các khoản chi phí và thu về bằng tiền tệ và vật chất mà còn xét tới các khoản chi phí và lợi ích không thể

định giá trên thị trường bình thường (như suy thoái tài nguyên, giảm thiệt hại do ô nhiễm...). Với phương pháp này có thể ước lượng được tác động đến tài nguyên môi trường của các hoạt động có liên quan.

- Phân tích SWOT (phân tích các điểm mạnh và điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ): Phân tích SWOT được sử dụng như một phần của việc dự báo tình trạng hiện tại. Nó làm sáng tỏ các vấn đề bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) và các vấn đề bên ngoài (cơ hội và nguy cơ) cần phải được xem xét trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Là công cụ hữu ích để thu nhận các quan điểm khác nhau về tình trạng hiện tại và có thể được sử dụng rất tốt trong các quá trình có sự tham gia của bên khác nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược Huyện Bến Lức (Trang 160 - 176)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w