Cơ sở pháp lý đối sánh

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược Huyện Bến Lức (Trang 59 - 176)

b. Điện

3.1.1.1 Cơ sở pháp lý đối sánh

Các cơ sở đường lối và pháp lý của Trung ương và địa phương về mục tiêu phát triển bền vững, sử dụng cho việc đối sánh và đánh giá tổng hợp sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường của dự án quy hoạch bao gồm:

a) Đường lối lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội bền vững

- Chỉ thị số 36/CT.TW ngày 25 tháng 06 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

- Nghị quyết số 41/2004/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

- Nghị quyết Đại Hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 18-25/04/2006) xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010.

b) Pháp luật Nhà nước

Các văn bản pháp luật và pháp lệnh Nhà nước đã ban hành về bảo vệ tài nguyên và môi trường như:

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005.

- Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004.

- Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh công bố ban hành số 472 - CTN ngày 3 tháng 4 năm 1996 và Luật sửa đổi bổ xung Luật Khoáng sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.

- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998.

- Luật Xây dựng được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.

- Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, ban hành ngày 18 tháng 1 năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phát triển và Bảo vệ rừng được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2004.

c) Các văn bản của Chính phủ

- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt “Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020”.

- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ v/v ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại.

- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”.

- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ v/v thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ v/v ban hành “Định hướng Chiến lược PTBV ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam).

- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ v/v ban hành Các chương trình hành động của Chính phủ nhằm tổ chức thực hiện triển khai Nghị quyết số 41/2004/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị.

- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ v/v đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và KCN.

Bảng 3.1: Đối sánh về quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược bảo vệ môi trường của dự án quy hoạch theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng

lần thứ X

Đối sánh

Nghị quyết Đại hội X Dự án quy hoạch của huyện

1. Quan điểm, mục tiêu

- Coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Thực hiện tốt Chương trình nghị sự 21.

- Áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn các hành vi hủy hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường, từng bước khắc phục tình trạng xuống cấp, cải thiện chất lượng môi trường, đặc biệt tập trung khắc phục ô nhiễm ở các lưu vực sông, các đô thị và khu công nghiệp, các làng nghề, nơi có đông dân cư và nhiều hoạt động kinh tế.

- Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.

- Tăng cường quản lý, bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý và tiết kiệm; xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định về phục hồi môi trường các khu khai thác khoáng sản và các hệ sinh thái đã bị xâm phạm, bảo đảm cân bằng sinh thái.

- Nhà nước tăng cường đầu tư và đổi mới

- Phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường: Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

- Cải thiện môi trường: Tăng cường khả năng về quản lý, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giải pháp hỗ trợ để tiến tới xử lý triệt để các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Tập trung đầu tư hệ thống xử lý thu gom rác, nước thải, các công trình cấp thoát nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có các biện pháp xử lý bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và cảnh báo thiên tai. Phấn đấu đến năm 2015 khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường cục bộ tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn

chính sách để thu hút đầu tư của xã hội vào lĩnh vực môi trường; trước hết là các hoạt động thu gom, xử lý và tái chế chất thải. Phát triển và ứng dụng công nghệ sạch hoặc công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường.

- Hoàn chỉnh pháp luật, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức và trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội đối với việc phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môi trường. Thực hiện nguyên tắc người gây ra ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc phải chi trả cho việc xử lý ô nhiễm.

- Từng bước hiện đại hóa công tác

nghiên cứu, dự báo khí tượng - thủy văn; chủ động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn.

- Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Chú trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

tỉnh và tổ chức kiểm soát chặt chẽ để không xảy ra tình trạng này sau năm 2015.

- Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên: đất, nước, nguồn lợi thủy sản, khoáng sản.

- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: Bảo vệ phát triển rừng, nâng cao chất lượng và tỷ lệ độ che phủ rừng. Kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt, khai thác và buôn bán động thực vật quý hiếm, loại bỏ phương thức khai thác hủy diệt, nhất là trong khai thác thủy sản.

Tăng cường năng lực quản lý môi trường: Kiện toàn cơ quan quản lý môi trường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường các cấp.

2. Các chỉ tiêu về môi trường

- Năm 2010, 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải; 80 - 90% chất thải rắn, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Tỉ lệ các khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải đạt 40% vào năm 2015 và 100% năm 2020.

- Tỉ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường 100% vào năm 2020.

- Đến năm 2010, 95% số dân được sử dụng nước sạch, 100% năm 2020.

- Năm 2010, 95% dân cư thành thị và 75% dân cư ở nông thôn được sử dụng nước sạch.

- Tỉ lệ thu gom chất thải rắn 100% vào năm 2020.

Qua kết quả đối chiếu so sánh tại bảng trên ta nhận thấy: Các quan điểm, mục tiêu tổng quát về nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của huyện Bến Lức đến năm 2020 nhìn chung có sự phù hợp nhất định về những định hướng chung so với các quan điểm, mục tiêu về phát triển bền vững đất nước thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Đồng thời huyện đã có bước cụ thể hóa các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể theo các nhiệm vụ bảo vệ môi trường như cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn.

Ngoài ra, dự án quy hoạch chưa đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể về: Tỉ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; Tỷ lệ cây xanh tại các đô thị, thu gom, xử lý chất thải nguy hại ... Đây là những điểm chưa phù hợp của dự án quy hoạch về bảo vệ môi trường so với tinh thần Nghị Quyết Đại hội X, mà theo quy định dự án quy hoạch phải lồng ghép, tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng đi vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tương tự như trên, có thể đối sánh sự phù hợp giữa quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường của dự án quy hoạch với Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, cũng như với các văn bản pháp lý khác đã nêu cụ thể ở trên. Ví dụ, Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, bao gồm các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu định hướng chính sau đây:

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược Huyện Bến Lức (Trang 59 - 176)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w