Mục tiêu đến năm 2020:

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược Huyện Bến Lức (Trang 72 - 78)

d. Hoạt động văn hó a thể thao

3.1.1.2.3. Mục tiêu đến năm 2020:

(a). Mục tiêu tổng quát:

Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương. Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi đối với môi trường; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc dân, hạn chế ảnh hưởng xấu của quá trình toàn cầu hoá tác động đến môi trường trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm phát triển bền vững đất nước.

(b). Mục tiêu cụ thể : Chỉ tiêu về kinh tế:

- GDP bình quân thu nhập đầu người (theo giá hiện hành) 44,975 triệu đồng/người/năm tương đương 2.570 USD/người/năm.

- Giá trị tăng thêm của ngành nông – lâm - ngư nghiệp giảm 1,5%.

- Giá trị tổng sản lượng sản xuất nông nghiệp 366 tỷ đồng (trong đó: trồng trọt 300 tỷ đồng, chăn nuôi 61 tỷ đồng, lâm nghiệp 0,20 tỷ đồng, thủy sản 5,10 tỷ đồng).

- Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng tăng 20%. - Giá trị tăng thêm của ngành thương mại - dịch vụ tăng 20%.

- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển 86,555 tỷ đồng (trong đó nguồn theo tỷ lệ điều tiết là 27,055 tỷ đồng, nguồn quỹ nhà đất công 27,000 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa 32,500 tỷ đồng).

- Tổng thu ngân sách nhà nước 194 tỷ đồng, tổng chi ngân sách nhà nước 144,922 tỷ đồng (theo chỉ tiêu tỉnh giao).

Các chỉ tiêu xã hội:

- Tỷ lệ tăng dân số 1,08%

- Lao động được giải quyết việc làm 7.000 nguời. - Giảm 300 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4,5%. - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 11%. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo 50%.

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 30% (17/55 trường). - Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch 95%.

Trên cơ sở đó, tương lai không xa huyện Bến Lức sẽ thực sự trở thành khu đô thị, công nghiệp và thương mại - dịch vụ vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh.

Về môi trường:

- Tỷ lệ hộ nông thôn có nước sạch 100%.

- Nâng độ che phủ cây xanh trên diện tích toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 19%. - Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại đạt 100%. - Nước thải công nghiệp ra môi trường bên ngoài đạt loại A theo TCVN. - Tỷ lệ rác ở thành phố, thị xã được thu gom đạt 90%.

• Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên địa bàn Huyện là 20%/năm ở giai đoạn 2010 – 2020.

• Nhịp độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 22%, nông lâm nghiệp tăng bình quân 4%, thương mại - dịch vụ tăng bình quân 21%.

• Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp – xây dựng - thương mại - dịch vụ - nông lâm nghiệp với tỷ trọng đến năm 2020 như sau : công nghiệp – xây dựng chiếm 75%, thương mại - dịch vụ 20%, nông lâm nghiệp 5% so với tổng GDP.

• GDP bình quân đầu người từ 1.160 USD năm 2010 lên 2.890 USD năm 2020. • Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên mỗi năm khoảng 0,03%, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 15%, phổ cập trung học cơ sở toàn Huyện vào năm 2005, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2%.

• Tăng tỷ lệ lao động có tay nghề, cán bộ có trình độ đại học để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công nghiệp hóa.

• Đầu tư kết cấu hạ tầng để nâng đô thị Bến Lức thành đô thị vệ tinh của Tp. Hồ Chí Minh, đồng thời là trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của tỉnh Long An.

• Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Huyện.

Nhiệm vụ

Theo quy hoạch sử dụng đất từ nay đến năm 2020, Huyện Bến Lức tiếp tục hình thành hai khu vực lãnh thổ có chức năng khác nhau :

• Khu vực phía Bắc của Huyện : chức năng sản xuất chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trong Huyện và Tp.HCM, loại cây trồng chủ yếu là cây mía và một số cây trồng khác có hiệu quả kinh tế; chăn nuôi tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm và khai thác nuôi trồng thủy sản.

• Khu vực phía Nam của Huyện: Dành một phần đất phát triển lúa đặc sản, rau sạch nhưng chức năng chính là tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ theo các quy hoạch đã được phê duyệt.

Trên cơ sở định hướng không gian lãnh thổ, nhiệm vụ then chốt của giai đoạn (2015 -2020) là :

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội : Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội là nhiệm vụ then chốt hàng đầu được đặt ra trong giai đoạn 2010 – 2015, trong đó tập trung đầu tư 1.852 ha đất công nghiệp, 694 ha đất đô thị, ngoài ra còn đầu tư nối kết các tuyến giao thông quan trọng, đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục dạy nghề, điện nước cho công nghiệp và dân sinh. Nguồn vốn đầu tư được thông qua các dự án đầu tư trong và ngoài nước, vốn ngân sách, vốn huy động nhân dân, vốn đổi đất lấy cơ sở hạ tầng; trong đó vốn đổi đất lấy cơ sở hạ tầng được xem là nguồn vốn chủ yếu trong thời kỳ 2010 – 2015.

Quản lý quy hoạch: Quản lý sử dụng đất đai, quản lý đô thị theo quy hoạch tổng thể mặt bằng và quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kịp thời điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành phù hợp với quy hoạch chung nhằm đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng và phát triển ổn định, bền vững đúng định hướng.

Tập trung phát triển các lĩnh vực then chốt trong các ngành kinh tế:

• Công nghiệp : Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu, cụm công nghiệp và khu đô thị tập trung.

• Thương mại – dịch vụ: Nâng giá trị và tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ trong cơ cấu GDP, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị và các vùng nông thôn. Hoàn thiện nâng cấp, cải tạo, xây mới các khu thương mại, trung tâm buôn bán, tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

• Nông nghiệp: Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng.

• Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuẩn bị lực lượng lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển.

Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm

- 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Chứng chỉ ISO 14001.

- 30% hộ gia đình, 70% doanh nghiệp có dụng cụ phân loại rác thải tại nguồn, 80% khu vực công cộng có thùng gom rác thải.

- 40% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện.

- An toàn hoá chất đựơc kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là các hoá chất có mức độ độc hại cao; việc sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường được hạn chế tối đa; tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp.

- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/ 2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

Cải thiện chất lượng môi trường

- Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở các đô thị và khu công nghiệp. Phấn đấu đạt 40% các đô thị có hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải riêng theo đúng tiêu chuẩn quy định.

- Cải tạo 50% các kênh mương, ao hồ, đoạn sông chảy qua các đô thị đã bị suy thoái nặng.

- Giải quyết cơ bản các điểm nóng về nhiễm độc Dioxin.

- 95% dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- 90% đường phố có cây xanh; nâng tỷ lệ đất công viên ở các khu đô thị lên gấp 2 lần so với năm 2010.

- 90% các sơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động và có cây trong khuôn viên thuộc khu vực sản xuất.

- Đưa chất lượng nước các lưu vực sông đạt mức tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng một số thuỷ sản.

- Phục hồi 50% các khu vực khai thác khoáng sản và 40% các hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng.

- Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 43% tổng diện tích đất tự nhiên, khôi phục 50% rừng đầu nguồn đã bị suy thoái và nâng cao chất lượng rừng; đẩy mạnh trồng cây phân tán trong nhân dân.

- Nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng lượng tiêu thụ hàng năm. - Nâng tổng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên lên gấp 1,5 lần hiện nay đặc biệt là các khu bảo tồn biển và vùng đất ngập nước.

Đáp ứng yêu cầu về môi trường để hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế có tác động tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hoá

- 100% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO theo 14.001.

- 100% sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm soát. - Loại bảo hoàn toàn việc nhập khẩu chất thải nguy hại.

Ngoài ra, Quyết định cũng đã ban hành 36 chương trình, đề án, dự án trọng điểm về bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020. Việc đối sánh với dự án quy hoạch của huyện về bảo vệ môi trường, có thể dễ dàng nhận thấy rằng các quan điểm, mục tiêu và các chỉ tiêu quy hoạch về bảo vệ môi trường trong dự án quy hoạch là chưa đầy đủ và còn thiếu hụt nhiều chỉ tiêu môi trường quan trọng. Bên cạnh đó, dự án quy hoạch mới chỉ dự kiến nguồn vốn đầu tư cho phát triển các ngành kinh tế, chưa quy hoạch nguồn vốn đầu tư cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cho nên chưa thể hiện rõ quan điểm nêu trong Nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ Chính trị về “đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”.

Nguyên nhân của tình trạng này có yếu tố khách quan là hiện nay chúng ta mới chỉ đang tiến hành nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm Bộ chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường, nên chưa có những hướng dẫn cụ thể của Trung ương cho việc áp dụng các chỉ tiêu, chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường ở cấp địa phương. Do đó, công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp địa phương còn chưa chú trọng lồng ghép chặt chẽ với phát triển bền vững và thiếu nhiều chỉ tiêu môi trường quan trọng như trên đã nêu.

Một phần của tài liệu Đánh giá môi trường chiến lược Huyện Bến Lức (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w